Chi phí điều trị bệnh trầm cảm là một trong những vấn đề luôn được nhiều người quan tâm mỗi khi quyết định thăm khám và chữa bệnh. Trên thực tế, trầm cảm điều trị có đắt hay không và gồm những hạng mục nào? Tất cả được giải đáp chi tiết trong bài viết sau.
1. Chi phí điều trị bệnh trầm cảm hết bao nhiêu?
1.1. Các chi phí xét nghiệm khám trầm cảm bao nhiêu tiền?
Tổng chi phí điều trị trầm cảm khoảng 500-600 ngàn cho 1 lần tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân. Dưới đây là một số hạng mục cũng như chi phí làm xét nghiệm tại bệnh viện Tâm thần để bạn đọc có thể tham khảo và theo dõi:
Khám sức khỏe
Việc khám kiểm tra sức khỏe để xác định bệnh trầm cảm sẽ phân thành mục như sau: Khám lâm sàng chung, khám chuyên khoa: 70.000đ, khám hội chẩn xác định ca bệnh khó: 200.000đ
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có thể được bác sĩ chỉ định xét nghiệm công thức máu toàn bộ với mức giá tương đương trong khoảng 63.800đ.
Câu hỏi, bài test đánh giá tâm lý
Chi phí để thực hiện bảng Test trắc nghiệm đánh giá tâm lý tương đối phải chăng, chỉ dao độ trong khoảng 27.700đ. Áp dụng cho mọi đối tượng từ người già, phụ nữ mang thai cho đến trẻ em.
Các xét nghiệm điện tâm đồ, điện não đồ
Các chẩn đoán thăm dò chức năng mức giá 156.000đ, lần lượt với từng hạng mục như: xét nghiệm điện tâm đồ mức giá 45.900đ, điện não đồ mức giá 69.600đ và lưu huyết não với mức giá 40.600đ
Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán bằng hình ảnh bao gồm chẩn đoán hình ảnh siêu âm với mức giá 49.000đ, chẩn đoán hình ảnh chụp X-quang mức giá 66.000đ
Chi phí khám trầm cảm bao gồm xét nghiệm máu (Nguồn: vtv1.mediacdn.vn)
1.2. Các chi phí trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm bao gồm những gì?
Thuốc điều trị trầm cảm
Nhiều loại thuốc chống bệnh trầm cảm sẽ được bác sĩ vận dụng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh. Bệnh nhân có thể thảo luận về tác dụng phụ có thể mắc phải với bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc này bao gồm: các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI), thuốc chống bệnh trầm cảm không điển hình, thuốc chống bệnh trầm cảm ba vòng, các chất ức chế monoamin oxydase và một số loại thuốc khác có thể được thêm vào thuốc chống trầm cảm để tăng cường tác dụng chống trầm cảm. Bác sĩ có thể đề nghị kết hợp hai loại thuốc chống trầm cảm hoặc thêm các loại thuốc như thuốc ổn định tâm trạng hoặc thuốc chống loạn thần. Thuốc chống lo âu và thuốc kích thích cũng có thể được thêm vào để sử dụng ngắn hạn.
Tư vấn trị liệu
Bác sĩ có thể cho bạn làm một bài kiểm tra thể chất và đặt câu hỏi về sức khỏe của bạn. Hoặc làm những xét nghiệm lâm sàng và đánh giá tâm thần thông qua các triệu chứng, suy nghĩ, cảm xúc và mô hình hành vi của bạn. Tiếp sau đó là tư vấn đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp cho bạn.
Liệu pháp chống co giật
Hay còn gọi tắt là liệu pháp ECT. Khi đó, các dòng điện sẽ được truyền qua não, tác động đến chức năng và tác dụng của các chất dẫn truyền thần kinh trong não của bạn để làm giảm trầm cảm. Liệu pháp này thường được sử dụng cho những người không có tương tác với thuốc, không thể dùng thuốc chống trầm cảm vì lý do sức khỏe hoặc có nguy cơ tự tử cao.
Điều trị tại bệnh viện
Ở một số người, trầm cảm có thể nặng đến mức cần phải nằm viện. Hoặc điều này có thể cần thiết đối với những người không thể tự chăm sóc bản thân đúng cách hoặc để giảm thiểu trường hợp tự gây nguy hiểm cho bản thân hay làm hại người khác. Điều trị tâm thần tại bệnh viện có thể giúp bạn giữ bình tĩnh và an toàn cho đến khi tâm trạng của bạn được cải thiện.
Các điều trị khác
Bên cạnh đó, đối với một số trường hợp đặc biệt sẽ phát sinh một số các điều trị khác để kích thích não bộ như: tâm lý trị liệu, liệu pháp kích thích từ xuyên sọ (TMS)
Trị liệu thư giãn, massage châm cứu chống trầm cảm
Những liệu pháp này được gọi là kết nối tâm trí với cơ thể. Bao gồm các hoạt động thiền, châm cứu, massage trị liệu tại địa chỉ chuyên nghiệp, âm nhạc, tâm linh, tập luyện yoga,… để giảm thiểu những triệu chứng của trầm cảm, giúp bệnh nhân giữ bình tĩnh rất hiệu quả.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị bệnh trầm cảm
Trên thực tế, dù biết rằng chi phí theo từng hạng mục sẽ được công khai cụ thể. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, mức phí có thể ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:
2.1. Chỉ định phương pháp chữa trị của bác sĩ
Đối với bệnh trầm cảm, không phải ai cũng có thể áp dụng cùng một phương pháp như nhau. Mỗi một trường hợp sẽ được bác sĩ tiến hành khám lâm sàng, tư vấn tâm lý và chỉ định phương pháp điều trị cụ thể thích hợp. Vì vậy mức phí khám chữa của mỗi người là không giống nhau.
2.2. Sức khỏe của bệnh nhân
Sức khỏe của bệnh nhân là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị trầm cảm. Nếu bệnh nhân mắc phải trầm cảm giai đoạn tiền phát thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng ít tốn kém. Nhưng ngược lại trầm cảm ở giai đoạn nặng dẫn đến suy kiệt về sức khỏe và tinh thần thi chi phí sẽ khá cao và kéo dài thời gian điều trị hơn.
2.3. Thời gian điều trị
Có một điều hiển nhiên, thời gian điều trị càng kéo dài thì số tiền phải chi trả sẽ càng lớn dần. Chính vì vậy mà các bác sĩ chuyên khoa luôn luôn khuyến khích bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị sớm để rút ngắn liệu trình cũng như “giảm tải” mức chi phí điều trị bệnh trầm cảm phải chi trả.
2.4. Nguyên nhân gây ra bệnh
Trầm cảm xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có thể là do tâm lý, bệnh lý hay những vấn đề liên quan đến tâm thần, tình dục. Các bác sĩ cần xác định nguyên nhân gây bệnh thì từ đó mới có phương pháp điều trị phù hợp. Như vậy, nguyên nhân gây bệnh sẽ đóng vai trò quyết định đến hướng điều trị và gián tiếp ảnh hưởng đến chi phí.
2.5. Độ tuổi
Theo nghiên cứu, bệnh trầm cảm thường xuất hiện ở độ tuổi từ 18 – 45 tuổi và đặc biệt là ở phụ nữ. Mỗi một độ tuổi sẽ có xu hướng tâm lý riêng, chính vì vậy cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Việc điều trị trầm cảm đối với những người ở độ tuổi vị thành niên tỏ ra khó khăn và kéo dài hơn, vì thế mà chi phí khám chữa cũng có phần bị ảnh hưởng.
2.6. Lối sống
Yếu tố môi trường sống cũng sẽ là một phần ảnh hưởng gián tiếp đến chi chi phí điều trị bệnh. Nếu bệnh nhân có một lối sống khoa học lành mạnh, thì sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu môi trường sống có nhiều yếu tố không tốt tác động trực tiếp vào tâm lý cũng như sức khỏe người bệnh thì trầm cảm rất lâu khỏi thậm chí còn tái phát.
2.7. Nơi khám chữa bệnh
Ngoài ra, một yếu tố không thể không nhắc đến chính là địa chỉ y tế thực hiện thăm khám và chữa bệnh. Trầm cảm là bệnh lý liên quan đến yếu tố thần kinh, chính vì vậy cần phải được điều trị ở những bệnh viện lớn có uy tín. Việc điều trị tại những nơi uy tín sẽ tránh cho bạn tình trạng “chặt chém” hay thu thêm phụ phí. Ngoài ra, đối với các bệnh viện đều áp dụng điều trị cho người có BHYT.
3. Các biện pháp tiết kiệm chi phí điều trị bệnh trầm cảm
Để có thể tiết kiệm chi phí điều trị bệnh trầm cảm bạn cần có một số lưu ý trong đời sống như:
3.1. Sống lành mạnh, tránh xa căng thẳng
Để giúp bản thân quản lý và làm giảm căng thẳng, cách tốt nhất là thay đổi cuộc sống. Vì quá nhiều căng thẳng sẽ chỉ làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm hoặc khiến cho bệnh tái phát trong tương lai. Chính vì vậy hãy tìm cách giảm thiểu tác động của stress bằng cách giảm tải chúng và hướng đến những điều tốt đẹp như: dành thời gian cùng bạn bè, người thân đi du lịch trong, ngoài nước theo tour trọn gói bao ăn ở đi lại hoặc tự túc hay tham gia các hoạt động vui chơi giải trí bổ ích, thú vị,… Bạn hãy làm sao để đầu óc và thân thể thư giãn, tránh nghĩ về công việc, tiền bạc hay những mối quan hệ phức tạp.
3.2. Ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh xa dầu mỡ và chất béo
Ăn uống là điều rất quan trọng đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Trong quá trình điều trị, nên ăn các bữa ăn nhỏ, cân bằng trong suốt cả ngày, sử dụng thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng, nhất là các loại thực phẩm có chứa nhiều axit folic và đặc biệt hạn chế dầu mỡ, chất béo sẽ giúp bạn duy trì năng lượng và giảm thiểu tâm trạng thất thường. Đây cũng là một trong những cách tự chăm sóc bản thân, hỗ trợ quá trình chữa bệnh nhằm tiết kiệm chi phí điều trị bệnh trầm cảm
3.3. Sự trợ giúp từ gia đình trong quá trình điều trị
Đối với người trầm cảm, mọi chuyện sẽ trở nên tệ hại nếu bạn cứ cố gắng tách mình ra khỏi xã hội. Điều này chỉ khiến cho những triệu chứng có không gian bộc phát mạnh mẽ hơn mà thôi. Chính vì vậy, hãy kết nối với người thân và nhờ đến sự trợ giúp từ gia đình trong quá trình điều trị. Điều này làm giảm đi sự cô lập – một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Nếu sống một mình, bạn nên giữ liên lạc thường xuyên với bạn bè hoặc gia đình. Nếu cần thiết, có thể xem xét tham gia một lớp học hoặc hội nhóm tình nguyện để giúp bạn nhận được hỗ trợ xã hội cho chính mình và giúp đỡ người khác.
3.4. Tuân thủ phác đồ điều trị
Việc của bác sĩ là đưa ra phác đồ điều trị và nhiệm vụ của bệnh nhân chính là tuân thủ theo những hướng dẫn về giờ giấc, liều lượng đúng theo những gì mà phác đồ yêu cầu. Vì như vậy sẽ khiến việc điều trị trở nên thuận lợi, mau chóng đem lại kết quả và rút ngắn thời gian cũng như chi phí điều trị bệnh trầm cảm
3.5. Ngủ đủ giấc
Bạn biết không, giấc ngủ có lẽ thực sự “thần kỳ” và tác động mạnh đến tâm trạng của người trầm cảm. Khi bạn không ngủ đủ giấc, các triệu chứng trầm cảm sẽ trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết. Thiếu ngủ là tác nhân dẫn đến sự cáu kỉnh, ủ rũ, buồn bã và mệt mỏi. Hãy chắc chắn rằng bạn đã và đang đều đặn ngủ đủ giấc mỗi đêm. Bởi rất ít người có thể đáp ứng được việc ngủ đủ 7 giờ trong một đêm.
3.6. Lưu ý đến bảo hiểm y tế
Hiện nay, với sự phát triển của hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần, bệnh trầm cảm có thể được hưởng quyền lợi về BHYT như những trường hợp bệnh khác. Chính vì vậy, để tiết kiệm chi phí cho quá trình điều trị của mình, mỗi người nên mua BHYT thường xuyên hoặc có thể trang bị BHYT khi quyết định đi khám chữa trầm cảm ở các bệnh viện công theo đúng quy định.
3.7. Tập thể dục mỗi ngày
Đối với người bị trầm cảm, việc tập thể dục thường xuyên sẽ mang đến hiệu quả điều trị khả quan giống như đang sử dụng thuốc. Vì hoạt động thể dục thể thao hằng ngày không chỉ làm tăng serotonin, endorphin cùng một số chất hóa học khác tốt cho não, mà hơn nữa còn kích hoạt sự phát triển của các tế bào và kết nối não mới tương tư như tác dụng của những loại thuốc chống trầm cảm thông thường. Trên hết, bạn không cần phải quá cố gắng để gặt hái thành tích, mà chỉ cần thực hiện đều đặn, đơn giản như việc đi bộ nửa giờ hằng ngày. Để có kết quả tối đa, hãy thực hiện mục tiêu dành khoảng 30 đến 60 phút hoạt động aerobic trong hầu hết các ngày.
Trầm cảm là một nỗi ám ảnh sẽ “bào mòn” ý chí và tinh thần nếu không đi thăm khám tâm lý kịp thời. Chính vì vậy, đừng quá e ngại về vấn đề chi phí điều trị bệnh trầm cảm mà chần chừ không đi khám chữa nhé!