Caster là một trong số ba phép đo phổ biến tạo thành hình học treo của một chiếc xe ô tô, theo đó chủ xe ô tô có thể điều chỉnh góc treo và khắc phục các sự cố khác nhau của xe.
- Kỹ năng quay đầu xe 3 điểm là gì ? Thực hiện thế nào mới đúng ?
- Cách kiểm soát xe ô tô khi bị trôi bánh
- Vì sao nên dánh kính xe ô tô ? Loại kính nào tốt nhất hiện nay
Tìm hiểu về góc bánh xe
Với những chiếc xe hiện đại thì góc đặt bánh xe là một bộ phận quan trọng không thể thiếu. Góc đặt bánh xe giúp xe giúp cho xe chuyển động thẳng đều và tính năng quay vòng khi xe đi vào vòng cua. Và nếu góc đặt bánh xe này bị sai lệch sẽ ảnh hưởng đến độ êm của xe, độ mòn của lốp và thậm chí là khả năng vận hành của cả chiếc xe. Vì mỗi mẫu ô tô xuất xưởng đều được nhà sản xuất, lắp ráp dựa trên một bộ thông số chuẩn về góc này.
Thông thường trên ô tô thường có 5 loại góc đặt bánh xe gồm:
- Góc Caster
- Góc Camber
- Góc Kingpin
- Độ chụm
- Bán kính quay vòng
Caster là gì?
Góc Caster là góc giữa trụ thẳng đứng của bánh xe ô tô và trụ lái. Góc này đánh giá độ nghiêng qua lại của trục, nó tác động trực tiếp tới tốc độ đánh lái của vô lăng điều khiển và bán kính vòng quay. Nói một cách dễ hiểu, đây là một điều chỉnh chỉ xảy ra ở bánh trước khi chúng đang chuyển động. Caster càng nhỏ thì vô lăng điều khiển càng nhẹ, đó là yếu tố quan trọng trong cân chỉnh góc đặt bánh xe mà các kỹ thuật viên cần lưu ý.
Để xác định được góc Caster phải dựa vào góc nghiêng giữa trục xoay đứng và đường thẳng đứng nhìn từ cạnh xe. Khi trục xoay đứng nghiêng về phía sau thì được gọi là góc Caster dương (+) và được gọi là góc Caster âm (-) khi trục nghiêng về phía trước. Như vậy góc Caster bằng 0 khi trục quay bánh lái trùng với phương thẳng đứng. Có thể khi góc Caster sai tiêu chuẩn sẽ không gây hiện tượng mòn lốp, nhưng nếu một bánh xe có Caster dương hơn chiếc còn lại thì bánh xe sẽ kéo về phía trung tâm của chiếc xe từ đó khiến cho xe có xu hướng nhào về phía bánh có hệ dương Caster ít hơn.
Cuối cùng là góc Caster ảnh hưởng đến độ ổn định khi xe chạy trên đường thẳng, còn khoảng Caster thì ảnh hưởng đến tính năng trả lái bánh xe sau khi chạy trên đường vòng. Vậy nên khi các bánh xe có góc caster dương (+) lớn thì độ ổn định trên đường thẳng tăng lên nhưng lại khó chạy trên đường vòng, không đảm bảo an toàn cho người lái khi điều khiển xe ô tô.
Tại sao cần điều chỉnh góc đặt bánh xe?
Trong quá trình vận hành, các bộ thông số chuẩn về góc đặt bánh xe của nhà sản xuất sẽ kết hợp với hệ thống treo, hệ thống lái giúp cho khả năng bám đường của bánh xe ở trạng thái tối ưu nhất. Từ đó giúp cho lốp xe lâu bị ăn mòn hơn, các bộ phận của hệ thống lái, hệ thống treo cũng sẽ hoạt động tốt chức năng của mình. Và dĩ nhiên chiếc xe của bạn lúc này sẽ được vận hành một cách êm ái và ổn định nhất có thể trên các chặng đường.
Tuy nhiên theo các tài xế có nhiều kinh nghiệm về xe ô tô cho biết, rất khó để phát hiện được những tác động do sự sai lệch của góc đặt bánh xe hay điển hình góc Caster và cho tới khi bạn phát hiện ra thì đã quá muộn rồi. Theo các chuyên gia về chăm sóc và bảo dưỡng ô tô sau một khoảng thời gian dài hoạt động, sự rơ rão của các khâu khớp đặc biệt là sự xuống cấp của những vị trí cáo su giảm chấn, sự mòn đi của một số bộ phận khiến các góc đặt bánh xe bị sai lệch đi so với thông số chuẩn.
Vì vậy, để tránh mắc phải các vấn đề lốp xe bị mòn không đều, áp lực lên hệ thống treo, hệ thống lái bị thay đổi, giảm độ bám đường của chiếc xe,… Hãy chủ động tiến hành mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng để sửa chữa, kiểm tra và điều chỉnh lại góc đặt bánh xe mỗi năm một lần hoặc sau mỗi 10.000 km để chiếc xe của bạn luôn vận hành tốt, êm ái và an toàn.
Cách chỉnh góc Caster
Đây là góc ít chịu ảnh hưởng nên không cần chỉnh nhiều vì nó được tạo bởi trục lái và trục dọc của bánh. Bánh xe thông thường sẽ nằm ở trung tâm vòm bánh nhưng nếu lệch sẽ khiến xe bị nhao lái. Yếu tố tác động chính lên góc Caster chính là hệ thống giảm xóc và một khi phuộc xe bị yếu hay thay phuộc xe mới thì trước tiên bạn cần chỉnh góc Caster lại cho chuẩn nhé.