Căng thẳng ở tuổi trung niên làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ khi già

Theo một phân tích mới đây, lo lắng trong độ tuổi trung niên có thể dẫn đến chứng sa sút trí tuệ khi về già.

Mặc dù hàng triệu người Mỹ mắc chứng lo âu từ trung bình đến nặng, các nhà nghiên cứu Anh cho biết hiện chưa rõ mối liên hệ giữa chứng lo âu đến chứng sa sút trí tuệ như thế nào hoặc liệu việc điều trị có thể loại bỏ nguy cơ hay không.

Nhà nghiên cứu cao cấp Natalie Marchant cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu mức độ lo âu đủ để chẩn đoán lâm sàng, thay vì chỉ dựa vào biểu hiện của một số triệu chứng”. Bà hiện là trợ lý giáo sư tại khoa tâm thần học của Đại học Luân Đôn.

Để tìm kiếm mối liên hệ tồn tại giữa lo âu và sa sút trí tuệ, nhóm nghiên cứu của Marchant đã tổng hợp dữ liệu từ bốn nghiên cứu được công bố trước đây trên tổng cộng gần 30.000 người.

Tình trạng căng thẳng ở độ tuổi trung niên có thể dẫn đến việc mất trí nhớ khi về già

Tình trạng căng thẳng ở độ tuổi trung niên có thể dẫn đến việc mất trí nhớ khi về già (Nguồn: medicalnewstoday.com)

Điểm yếu của loại nghiên cứu phân tích tổng hợp này là không thể tính đến chất lượng của các nghiên cứu đã thực hiện, hoặc độ mạnh của các bằng chứng phổ biến mà các nhà nghiên cứu thu thập được.

Mặc dù hiện chưa rõ nguyên nhân của mối liên hệ này, nghiên cứu cũng chưa chứng minh được, nhưng Marchant cho rằng có thể đưa ra lời giải thích về mặt sinh học.

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu là do phản ứng bất thường của cơ thể đối với căng thẳng ở cấp độ sinh học,” bà nói. “Và người ta ngày càng quan tâm hơn đến ảnh hưởng của căng thẳng và tình trạng viêm lên các tế bào não trong quá trình diễn biến của chứng mất trí nhớ.”

Phản ứng căng thẳng bất thường có thể làm tăng tốc độ lão hóa tế bào não, dẫn đến những sai sót trong hệ thống thần kinh trung ương, do đó làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, các tác giả nghiên cứu cho biết.

Mặc dù lo âu có thể khiến con người thực hiện các hành vi không lành mạnh, nhưng các nghiên cứu cũng đã tiến hành kiểm tra các yếu tố về lối sống, như hút thuốc và sử dụng rượu, điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến mối liên hệ trên, Merchant nói thêm.

“Trong khoảng thời gian dài giữa đánh giá lo âu và chẩn đoán sa sút trí tuệ – trung bình hơn 10 năm – những phát hiện từ đánh giá của chúng tôi cho thấy chứng lo âu từ trung bình đến nặng có thể là nguy cơ gây ra chứng sa sút trí tuệ”, bà giải thích .

Nếu bạn nhận ra mình đang mắc chứng lo âu thì hãy tìm đến chuyên khoa điều trị  tâm lý để chẩn đoán và điều trị

Nếu bạn nhận ra mình đang mắc chứng lo âu thì hãy tìm đến chuyên khoa điều trị  tâm lý để chẩn đoán và điều trị (Nguồn: i2.wp.com)

Nếu lo âu là một nguyên nhân gây ra chứng sa sút trí tuệ, điều này có thể hữu ích cho việc xác định những người có nguy cơ mắc bệnh một cách chính xác hơn và can thiệp sớm để giảm thiểu rủi ro, Marchant nói. Nhưng hiện chưa rõ việc điều trị có thể hạn chế nguy cơ này hay các liệu pháp không dùng thuốc – như chánh niệm và thiền định sẽ hữu ích hơn.

“Hiện đã có nhiều liệu pháp để giảm lo âu, ví dụ như các liệu pháp tư vấn điều trị tâm lý và can thiệp chánh niệm, vì vậy bước tiếp theo là nghiên cứu xem các liệu pháp này có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ hay không”, Merchant nói.

Keith Fargo, giám đốc chương trình khoa học và tiếp cận tại Hiệp hội Alzheimer cho biết vẫn còn nhiều điều chưa biết về mối quan hệ giữa lo âu, trầm cảm và chứng sa sút trí tuệ. “Những di chứng của bệnh trầm cảm được biết tới như một nguyên nhân gây ra chứng sa sút trí tuệ”, Fargo nói. Ngoài ra, ông cho biết trầm cảm rất có thể là dấu hiệu sớm của chứng sa sút trí tuệ.

Fargo đồng ý rằng hiện chưa rõ liệu điều trị lo âu hay trầm cảm bằng thuốc hoặc các liệu pháp không dùng thuốc có thể làm chậm hoặc ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ hiệu quả hơn. Nhưng điều trị trầm cảm hoặc lo âu vẫn là một ý tưởng tốt, ông nói. “Chắc chắn điều trị chứng lo âu và trầm cảm có rất ít rủi ro và có nhiều ưu điểm tiềm năng”, ông nói.

Bài viết được dịch theo Mid-Life Stresses May Be Tied to Late-Life Dementia Risk xuất bản trên trang WebMD.