Mỗi dịp Tết đến xuân về không ít gia đình đau đầu vì không biết nên bài trí bàn thờ thần Tài thế nào cho đúng. Bởi theo quan niệm dân gian gian, thần Tài sẽ mang lại tài lộc và vận may cho gia chủ. Bài viết này Blog Useful sẽ mách bạn cách trang trí bàn thờ thần Tài ngày Tết đúng chuẩn.
1. Trang trí bàn thờ thần tài ngày Tết
1.1. Bàn thờ thần tài gồm những gì?
Theo quan niệm dân gian, thần Tài mang đến tài lộc, công danh cho gia đình. Bàn thờ thần Tài được đặt ở góc nhà chứ không lập cùng Thổ Công hay tổ tiên. Để thần linh thiêng và phù hộ, gia chủ cần thường xuyên lau dọn và giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ. Để trang trí cho bàn thờ thần Tài ngày Tết cần chọn những chiếc khảm nhỏ, sơn thếp vàng tinh tế. Bên trong đặt bài vị thần Tài viết bằng mực nhũ kim, lăng hương và đồ cúng.
Bàn thờ thần Tài đặt ở góc nhà nhưng phải luôn sạch sẽ (Nguồn: senvietdecor.com)
1.2. Có nên thờ 2 ông địa thần tài
Thần Tài được chia thành võ thần Tài và văn thần Tài. Theo quan niệm từ xa xưa đây là vị thần chuyên quản lý tiền tài, vàng bạc.
- Văn thần tài hay còn được biết đến với cái tên Tam Đa tinh quân. Đây chính là Phúc Lộc Thọ trong các câu chuyện dân gian. Đặt cả 3 vị thần này cùng nhau thì gia đình luôn hạnh phúc, an vui và tài lộc dồi dào.
Tam Đa tinh bao gồm Phúc, Lộc, Thọ (Nguồn: giaimaphongthuy.info)
- Võ thần Tài gồm Triệu Công Minh, Quan Công. Theo quan niệm dân gian họ giúp gia chủ làm ăn thuận lợi, hàng ma phục yêu và trừ tà hộ thân. Theo phong thủy, thờ võ thần Tài thường đặt ở phương tài vị hướng ra cửa.
Võ thần tài Triệu Công Minh (Nguồn: sendo.vn)
1.3. Cách bài trí bàn thờ thần tài ngày Tết
Bài vị thần tài
Trên bài vị thần Tài thường khắc 4 chữ “Chiêu tài tiến bảo” hay câu đối “Thổ năng sinh bạch ngọc – Địa khả xuất hoàng kim”. Ngoài ra bạn có thể trang trí bàn thờ thần tài ngày Tết bằng một trăm thỏi vàng.
Bài vị thần tài sơn son thếp vàng (Nguồn: thongtinthem.com)
Lọ đựng hương thắp và lọ cắm hoa
Các lọ hương thường được làm từ sứ hoặc đá hoa xanh. Hoa thờ thần phải dùng hoa tươi, không nên hoa khô cho bàn thờ thần Tài.
Cắm hoa trang trọng thờ thần tài (Nguồn: chongamkhoiphucan.com)
Bộ đỉnh, lư hương
Khi trang trí bàn thờ ngày Tết không được thiếu bộ đỉnh, lư hương bền đẹp, chạm khắc tinh xảo. Bạn có thể chọn loại bằng sứ, kim loại hay đá đến từ lư hương thương hiệu Vĩnh Tiến, hiệu Dũng Thư,…
Nên lưu ý khi bốc và dọn dẹp hương cơ thể phải sạch sẽ và thanh tịnh. Bạn có thể sử dụng nến thơm loại tốt nhất để không khí thêm trang trọng. Tuyệt đối không dùng khăn ướt lau bàn thờ vì Thủy khắc Hỏa.
Bát hương thờ thần Tài trang trí đẹp mắt (Nguồn: phanphoigomsu.com)
Đĩa đựng ba chén gạo, muối, nước, rượu
Khi thắp hương cúng bái thần Tài luôn phải nhớ thay mới chén gạo, muối và nước. Sau khi kết thúc nghi lễ thì rải gạo muối quanh nhà.
Chuẩn bị hũ đựng gạo, muối và nước cho bàn thờ thần tài (Nguồn: gomlambattrang.com)
Cóc ba chân
Bày trí bàn thờ ngày Tết không thể thiếu cóc ngậm vàng. Nó được cho là một trong những linh vật phong thủy biểu tượng tài lộc. Để đón vận may, buổi sáng trước khi đi làm bạn đừng quên quay đầu cóc ra ngoài sau đó quay về hướng bàn thờ khi trở về. Đây gọi là nhả tiền cho gia chủ.
1.4. Bàn thờ Thần Tài phải hướng ra cửa lớn
Khi đặt bàn thờ Thần Tài phải quay về phía đối diện cửa chính. Ngày nay các căn nhà phố thường có diện tích chật hẹp vì vậy người ta thường thờ Quan Đế và thổ công thần Tài cùng một vị trí. Tuy nhiên để tránh cảm giác bất tiện có thể kết hợp cùng tủ kệ thờ thiết kế tinh xảo, chậu cây cảnh nhỏ xinh để không gây nhiều chú ý.
Nên chọn hướng tốt để đặt bàn thờ thần Tài (Nguồn: us.eva.vn)
1.5. Không thờ ghép chung với tượng Quan Âm
Quan Âm tượng trưng cho lòng từ bi không sát sinh. Trong khi các vị Quan Đế là anh hùng diệt trừ ta ma hung ác, lập chiến công từ máu và lửa. Vì vậy dù bàn thờ ngày Tết có những gì cũng không được bài trí chung những bức tượng này với nhau.
Tượng Quan Âm tượng trưng cho lòng từ bi, nhân ái nơi cửa Phật (Nguồn: tuonggocaocap.com.vn)
1.6 Lễ vật cúng Thần Tài
Vào ngày thường cúng thần Tài rất đơn giản, chỉ có hoa quả và trầu cau. Ngoài ra, hàng ngày vào các buổi chiều, gia chủ đừng quên thắp nhang khấn vái thần Tài. Tùy vào cùng miền và văn hóa mà đồ cúng thần Tài gồm những món khác nhau nhưng lễ vật không thể thiếu là hũ nhỏ đựng gạo – muối – nước.
Lễ vật thể hiện sự thành kình của gia chủ (Nguồn: baomoi.com)
2. Trang trí bàn thờ ông địa ngày Tết
2.1. Lựa chọn bàn thờ
Tùy vào diện tích thờ và nhu cầu của gia chủ mà bàn thờ thần Tài có nhiều kích cỡ to nhỏ khác nhau. Bạn nên lựa chọn những mẫu phù hợp với điều kiện tài chính bởi không hẳn bàn thờ đắt tiền thì sẽ hút nhiều tài vận hơn. Bàn thờ phải vững chắc, phía trong bao gồm bài vị, câu đối tài lộc.
Tiếp theo chọn tượng, hình thờ đẹp, tăng vượng khí thần Tài và ông Địa bằng sứ có kích thước tương thích với bàn thờ. Không nên tham lam chọn tượng quá lớn vì điều này chỉ làm không gian thờ cúng trở nên chật chội và mất thẩm mỹ hơn thôi. Và cuối cùng gia chủ đừng quên mua bát nhang nhỏ và chén đựng nước, gạo, muối nhé.
Bàn thờ thần Tài được làm bằng gỗ và trang trí hoa văn tinh tế (Nguồn: dothobattrang.vn)
2.2. Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài ở đâu
Gia chủ phải nghiên cứu cách bố trí các phòng trong nhà theo phong thủy để chọn vị trí thông thoáng và sạch sẽ. Không nên đặt ở những góc khuất, khó quan sát. Phía sau bàn thờ thần Tài phải có chỗ tựa lưng vững chắc.
Bạn nên xem phong thủy và hỏi ý kiến của chuyên gia để đặt sao cho phù hợp với đất, hướng và mệnh của gia chủ. Đây nhất định phải là vị trí đẹp có không khí lưu thông và ánh sáng đầy đủ.
Bày trí bàn thờ cân đối, gọn gàng (Nguồn: baomoi.com)
2.3. Các nguyên tắc đặt bàn thờ
Khi trang trí bàn thờ thần Tài ngày Tết, gia chủ cần lưu ý khi lau dọn dùng chổi lông chuyên dụng mềm mại và nước gừng nóng, lau bằng khăn khô trước khi bày trí. Tuyệt đối không sử dụng ngay khi mới mua về. Trên bàn thờ phải có bùa cầu tài lộc, bài vị chữ nho và bát hương.
Trước khi đặt bàn thờ, phải dùng la bàn xác định cung quý nhân, tài lộc, phải quan sát hướng được quan khách thường xuyên lui tới. Những vị trí mới có thể giúp gia chủ tăng vận khí tốt.
Thường xuyên dọn dẹp bàn thờ thần Tài, ông Địa hàng ngày. Ngoài dâng nước, gạo, muối, gia chủ nên đặt thêm lọ hoa nhỏ để giúp không gian nơi đây luôn thơm tho, dễ chịu.
Đặt bàn thờ thần tài và lưu ý dọn dẹp cẩn thận (Nguồn: chonmuanha.com)
2.4. Các vật phẩm, lễ vật không thể thiếu
Nhiều người thắc mắc bàn thờ ngày Tết có những gì? Dù là ngày lễ Tết hay ngày thường thì bàn thờ ông Địa, thần Tài không được thiếu hũ gạo, muối và nước sạch.
Khi dâng lễ vật lên bàn thờ, hãy ghi nhớ nguyên tắc lọ Đông Bình – Tây Quả: hoa đặt bên trái còn đĩa trái cây thì đặt bên phải theo hướng từ ngoài vào. Bạn nên chọn các loại hoa như hồng, cúc và đồng tiền. Mâm trái cây gồm 5 loại quả. Tùy vào mùa và vùng miền mà có thể tùy chỉnh những loại trái cây khác nhau.
Phía ngoài bàn thờ, đặt một khay 5 chén nước sang trọng, thanh lịch hình chữ nhất. Bạn cũng có thể xếp 5 chén nước thành hình chữ thập tượng trưng cho ngũ hành tương sinh tương ái.
Cóc ngậm tiền thường được đặt bên tay trái. Tuy nhiên nên nhớ quay Cóc ra ngoài vào buổi sáng và quay về nhà khi trời tối. Ngoài ra, gia chủ có thể bài trí thêm một tô sứ với những cánh hoa trải trên mặt nước. Điều này tượng trưng cho Minh đường tụ thủy hay còn gọi là giữ tiền tài khỏi trôi đi.
Bên cạnh đó, tài một số nơi, người ta đặt tượng Phật Di Lặc lên trên nóc bàn thờ thần Tài. Nó có làm tăng tác dụng bảo vệ gia chủ tránh khỏi những tai ương, phiền phức.
Vật phẩm dâng lên thần Tài thể hiện tấm lòng của gia chủ đến thần linh (Nguồn: youtube.com)
3. Trang trí bàn thờ ngày Tết đơn giản
3.1. Trang trí bàn thờ ngày Tết đơn giản
Trang trí bàn thờ thần Tài ngày Tết là một trong những việc nên làm khi năm mới đến. Gia chủ nên lưu ý bàn thờ những ngày lễ không thể thiếu 2 cây đèn cầy ánh sáng mờ và hoa. Nếu không có đèn có thể thay bằng nến thơm hình hoa sen, hương dễ chịu. Hai lọ hoa gồm một lọ đựng hoa tươi, còn lọ kia đựng cây vàng, cây bạc.
Gia chủ có thể chọn nhiều loại hoa để trang trí cho bàn thờ đơn giản. Tuy nhiên nên tránh hoa ly vì ý nghĩa ly biệt của nó. Cũng không nên dùng hoa giả để thờ cúng, vì dễ phật lòng thần thánh nhé.
Trang trí bàn thờ ông địa, thần tài đơn giản mà đầy đủ (Nguồn: eva.vn)
3.2. Bàn thờ ngày Tết có những gì?
Vào ngày lễ Tết bạn nên chú ý hơn về việc trang trí cũng như dâng lễ lên mâm thần Tài.
Điều đầu tiên là đừng quên 3 chén rượu, 3 chén nước nhé. Tiếp đó gia chủ nên chọn loại vòng hương thơm, an toàn để đốt liên tục trong các ngày này. Nếu như bạn muốn dùng hoa mai và hoa đào để dâng thì cần phải lưu ý mua hoa để thờ chứ không phải trang trí.
Nhiều gia đình Việt còn đặt lên bàn thờ hai cây mía. Theo quan niệm dân gian nó tượng trưng cho bậc thang để cúng đón tổ tiên về ngự trên bàn thờ gia đình.
Chuẩn bị lễ vật cẩn thận trong ngày lễ Tết (Nguồn: noithatduckhang.com.vn)
3.3. Chưng bàn thờ ngày Tết
Ngoài những nguyên tắc kể trên khi chưng bàn thờ ngày Tết còn cần những gì? Gia chủ đừng quên thứ không thể thiếu chính là mâm cơm thờ gia tiên. Nó có những quy định bắt buộc gia chủ cần phải tuân theo.
Mâm cơm phải có gà luộc và xôi. Bạn có thể sử dụng xôi gấc hoặc xôi trắng. Thêm vào đó là một bát miến, một món mặn. Và cũng đừng quên bày thêm bánh chưng, bánh Tết của thương hiệu VinMart nhé.
Chưng bàn thờ trong ngày Tết (Nguồn: youtube.com)
Để chuẩn bị việc trang trí cho bàn thờ thần tài ngày Tết bạn có thể tham khảo các loại đồ thờ cúng khác, đa dạng mẫu mã tại Useful.vn. Các sản phẩm tại đây không chỉ đa dạng, phong phú và chủng loại, mẫu mã mà còn luôn đảm bảo chất lượng, cam kết hợp lý. Cùng với đó là chính sách ưu đãi, bảo hành sẽ khiến bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
Trên đây là Blog Useful đã giới thiệu tới quý bạn đọc cách trang trí bàn thờ thần Tài ngày Tết. Không chỉ vào dịp năm mới mà những ngày lễ khác, bạn cũng nên áp dụng những nguyên tắc này. Hi vọng với những mẹo nhỏ này sẽ giúp gia đình bạn luôn may mắn và thịnh vượng. Và đừng quên chuẩn bị những món đồ thờ cúng chất lượng, đầy đủ cho việc bày trí và thờ cúng. Đừng quên giỏ quà Tết sung túc giá tốt tại Useful kèm nhiều ưu đãi khuyến mãi hấp dẫn.