Hiện nay có rất nhiều hình thức vay vốn tại các ngân hàng như vay thế chấp, vay tín chấp,…để khách hàng dễ tiếp cận được nguồn vốn dùng cho tiêu dung hay kinh doanh. Vì thế lãi suất ngân hàng luôn là điều hầu hết nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính lãi suất vay ngân hàng nhanh chóng và chính xác nhất.
1.Các loại lãi suất vay ngân hàng
Lãi suất ngân hàng là giá của quyền sử dụng một khoản tiền trong một thời hạn nhất định mà người sử dụng khoản tiền ấy phải trả cho người sở hữu khoản tiền. Lãi suất ngân hàng thường được thể hiện bằng tỉ lệ phần trăm số tiền gửi hoặc cho vay trong một thời hạn nhất định. Lãi suất này có thể cao thấp khác nhau tùy theo thời gian gửi hoặc vay dài hay ngắn, tùy ngân hàng, phương thức trả trước hay sau và tùy vào từng thời kỳ.
Hiện các ngân hàng đang áp dụng 3 loại lãi suất chính cho khách hàng vay vốn gồm:
- Lãi suất cố định
Lãi suất cố định (tính theo dư nợ gốc) là lãi suất được quy định ngay từ đầu. Bạn sẽ trả lãi suất đó trong thời gian quy định của hợp đồng. Mức lãi suất này sẽ không thay đổi và không bị ảnh hưởng bởi lãi suất thị trường.
Điều này sẽ cho bạn biết được chính xác chi phí lãi vay là bao nhiêu để có sự chuẩn bị về tài chính. Ngoài ra với mức lãi suất không đổi khách hàng sẽ tránh được rủi ro về lãi suất trong suốt quá trình vay.
- Lãi suất theo dư nợ giảm dần
Số tiền lãi sẽ được tính theo dư nợ thực tế. Theo đó, lãi suất sẽ giảm dần theo từng tháng vì đã trừ đi khoản tiền gốc mà khách hàng đã trả trong các tháng trước đó.
Ưu điểm: Số tiền lãi phải trả hàng tháng sẽ giảm dần đi, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy áp lực lãi giảm đi.
- Lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi (tính theo dư nợ thực tế) là lãi suất có sự thay đổi theo thời gian. Khi áp dụng lãi suất thả nổi ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất vay cho khách hàng theo định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng một lần. Mức lãi suất này có thể tăng hoặc giảm theo thị trường và theo chính sách của ngân hàng trong thời điểm đó.
Tuy nhiên, bạn không thể biết trước được số tiền mình phải trả trong tương lai nên có phần rủi ro theo biến động. Nếu lãi suất giảm thì đó là lựa chọn đúng đắn, ngược lại nếu lãi suất tăng lên thì có thể đối mặt với nguy cơ vượt quá khả năng chi trả.
- Lãi suất hỗn hợp
Lãi suất hỗn hợp là lãi suất kết hợp của lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đây là loại lãi suất phổ biến hiện nay. Theo đó, bạn sẽ được áp dụng cả lãi suất cố định và lãi suất thả nổi trong thời gian vay vốn.
Thời gian đầu sẽ áp dụng một mức lãi suất cố định ưu đãi giúp bạn giảm bớt phần nào lãi suất phải trả hàng tháng. Tuy nhiên, sau thời gian lãi suất ưu đãi, bạn có thể phải chịu rủi ro do sự biến động của lãi suất.
Loại lãi suất này có lợi cho khách hàng khi mà thời gian đầu thì chi phí lãi cao nhất do vốn gốc còn nguyên. Tuy nhiên sau thời gian ưu đãi khách hàng cũng phải chịu rủi ro do biến động của lãi suất.
2.Cách tính lãi suất vay ngân hàng chính xác
- Cách tính lãi suất cố định
Công thức tính lãi suất vay ngân hàng theo tháng tính theo lãi suất cố định:
Lãi suất tháng hàng tháng = Số tiền vay * lãi suất/12 (tháng)
Ví dụ: Số tiền bạn vay 120.000.000đ, trong thời hạn 1 năm. Trong suốt 1 năm, lãi suất phải trả luôn được tính trên số tiền nợ gốc là 120.000.000đ.
Với lãi suất là 12%/năm
Lãi suất hàng tháng được tính như sau:
Lãi suất hàng tháng = 120.000.000 * 12%/12 = 1.200.000 VNĐ
=> Số tiền bạn phải trả hàng tháng = 120.000.000/12 + 1.000.000 = 11.000.000 VNĐ
- Cách tính lãi suất thả nổi
Lãi suất thả nổi được tính theo công thức sau:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất cơ sở + Biên độ lãi suất
Trong đó:
- Lãi suất cơ sở: thường được ngân hàng tính theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng hoặc 24 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.
- Biên độ lãi suất sẽ được áp dụng một mức cố định trong suốt thời gian vay vốn và được ghi cụ thể trong hợp đồng tín dụng.
Ví dụ: Bạn vay ngân hàng 500 triệu trong 1 năm. Ngân hàng quy định áp dụng lãi suất thả nổi định kỳ 3 tháng điều chỉnh 1 lần. Lãi suất vay được tính theo công thức:
Lãi suất thả nổi = Lãi suất tiết kiệm 12 tháng + 3%.
Mức lãi suất vay khách hàng phải trả sẽ là:
– Tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng, lãi suất tiết kiệm 12 tháng là 7%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 3 tháng đầu là 7% + 3% = 10%/năm.
– Tại kỳ điều chỉnh lãi suất đầu tiên: lãi suất tiết kiệm 12 tháng tăng lên mức 8%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 3 tháng tiếp theo sẽ là 8% + 3% = 11%/năm.
– Tại kỳ điều chỉnh lãi suất thứ 2: lãi suất tiết kiệm 12 tháng giảm xuống còn 6%/năm => Lãi suất vay của khách hàng trong 3 tháng tiếp theo sẽ là 6% + 3% = 9%/năm.
- Cách tính lãi suất dư nợ giảm dần
Lãi suất bạn phải trả sẽ được tính theo số tiền còn nợ sau khi đã trừ đi số tiền đã trả.
Lãi suất được tính theo công thức:
Số tiền trả hàng tháng = số tiền vay/thời gian vay + số tiền vay*lãi suất cố định hàng tháng
Ví dụ: Bạn đi vay 120.000.000 VND lãi suất cố định 12 %/năm trong thời hạn 1 năm (12 tháng). Lãi được tính trên dư nợ giảm dần.Vậy số tiền bạn phải trả hàng tháng được tính như sau:
– Số tiền gốc trả hàng tháng = 120.000.000/12 = 10.000.000 VNĐ
– ố tiền lãi phải trả tháng đầu = 120.000.000 * 12%/12 = 1.200.000 VNĐ
– Số tiền lãi trả tháng thứ 2 = (120.000.000 – 10.000.000)*12%/12 = 1.100.000 VNĐ
- Cách tính lãi suất hỗn hợp
Đây là lãi suất có lợi cho khách hàng khi mà thời gian đầu thì chi phí lãi cao nhất do vốn gốc còn nguyên. Tuy nhiên sau thời gian ưu đãi khách hàng cũng phải chịu rủi ro do biến động của lãi suất.
Ví dụ: Khách hàng vay 500 triệu trong 10 năm để mua xe. Lãi suất ưu đãi cố định ban đầu trong 2 năm đầu là 8%/năm, sau đó sẽ áp dụng lãi suất thả nổi là 10.5%/năm. Số tiền lãi phải trả và số tiền các tháng trả ước tính như sau:
– Số tiền trả hàng tháng (kỳ đầu): 7.500.000 VNĐ
– Số tiền trả hàng tháng tối đa: 7.666.667 VNĐ
– Tổng tiền phải trả: 742.083.312 VNĐ
– Tổng lãi phải trả: 242.083.312 VNĐ