Bảng điều khiển trên xe hơi chính là cách giao tiếp tốt nhất giữa chiếc xe và người điều khiển, Các nút chức năng trên xe ô tô càng lúc càng đa dạng và phong phú. Đối với các ký hiệu, biểu tượng mới trên xe ô tô sẽ không làm khó cho những người đã sử dụng xe lâu năm.
- Những lưu ý cấm kỵ không nên làm khi lái ô tô
- Hướng dẫn sử dụng hệ thống chiếu sáng đèn sương mù trên ô tô
- Tổng hợp các biển báo cấm cần lưu ý
Thường trong xe hơi có rất nhiều nút để điều khiển, cho nên bạn cần phải biết những nút điều khiển này để bạn không phải ngỡ ngàng khi sử dụng xe ô tô. Nhất là những ai mới lần đầu tiên sử dụng xe ô tô cần phải hiểu công dụng của các nút điều khiển, cũng như phân biệt hình dáng của các nút nếu không sẽ không biết cách sử dụng và chức năng của các nút này.
Cho nên, bài viết dưới đây sẽ nói rõ cho bạn hiểu về các nút điều khiển cũng như hình dạng của các nút của nó có chức năng gì cho bạn dễ dàng khi sử dụng xe ô tô.
Với các nút trên xe ô tô đều có những công dụng khác nhau và tình trạng báo động khi xe gặp vấn đề nào đó, hơn nữa các nút sẽ có một chức năng riêng dành cho xe ô tô mà các bạn cần phải biết. Nếu các bạn hiểu được các nút điều khiển này sẽ giúp bạn dễ dàng khi lái xe ô tô cũng như cách khắc phục tình trạng xe gặp sự cố và dễ dàng xử lý một cách nhanh chóng. Nếu như bạn không hiểu những ký hiệu trên xe ô tô, thì bạn sẽ không bao giờ biết được tình trạng xe ô tô như thế nào và làm sao để khắc phục tình trạng cho xe ô tô của mình.
Danh mục bài viết
Các nút công tắc trên xe ô tô
Remote mở cửa cũng như chìa khóa xe
So với những chiếc xe ngày xưa thì bạn chỉ cần chìa khóa để mở cửa, nhưng với xe ô tô hiện đại bây giờ thì sẽ được trang bị remote trên đầu chiếc chìa khóa và tích hợp nhiều chức năng như mở cửa xe và khóa cửa xe và nhiều chức năng khác như định vị chiếc xe… tùy vào thiết kế của nhà sản xuất.
Các hệ thống hộp số và bàn đạp thắng
Hộp số thường là phần quan trọng nhất của xe ô tô mà bạn cần phải biết, và không thể bỏ qua khi tìm hiểu về xe ô tô. Thường hộp số bao gồm các mức P – R – N – D – S, những ký hiệu này dùng để tiến, lùi, số 0 và đỗ xe. Ngoài ra, hộp số sẽ có hình dạng khác nhau tùy theo đời xe như kiểu trục dọc, zic zắc, hay núm vặn tùy theo loại xe. Còn đối với Phanh để đảm bảo an toàn khi chạy bạn cần đạp phanh, và di chuyển từ số P đến các số khác.
Về hộp số sẽ có nhiều kiểu khác nhau tùy theo hãng sản xuất, nhưng có vài điểm khác là có thêm số M ( Manual): (+/-) và số M có nghĩa là 6 cấp số khi bạn gạt cần số về M+ nghĩa là bạn đang cài chế độ số sàn. Với hộp số 6 cấp bạn có thể gạt về dấu + 6 lần và tăng dần từ cấp độ 1 đến 6, ngược lại khi bạn gạt cần số về dấu – cũng được 6 lần theo thứ tự giảm dần từ 6 xuống 1.
Những ký hiệu cần số của xe ô tô.
+ Cần số xe tự động về cơ bản gồm:
- Ký hiệu D (Drive): đây là số tiến
- Ký hiệu R (Reverse): đây là số lùi
- Ký hiệu N (Neutral): còn có nghĩa là số 0
- Ký hiệu P (Park): với ký hiệu này bạn có thể đỗ xe hay còn có ký hiệu là số 0
Hơn nữa còn có những ký hiệu và chức năng khác mà các dòng xe hay hãng xe người ta thêm như:
- OD (Overdrive): đây là số để vượt tốc độ đi đèo
- L (Low): đây là số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc hay xuống dốc
- B (Sport): đây là số tiến kiểu thể thao, khi bạn cài số này thì khi láy sẽ bốc và mạnh hơn. Bạn cũng có thể lái chủ động chuyển số theo ý muốn để tạo cảm giác như bạn đang lái số sàn
- M (Manual) có ký hiệu (+/-): khi bạn thấy ký hiệu này thì xe vận hành như số sàn, và cho phép xe chuyển sang số 1,2,3,4 bạn có thể lắc về dấu + là tăng số hoặc dấu – là giảm số.
- D1 (Drive 1), D2 (Drive 2), … : Với những ký hiệu này khi bạn sử dụng xe sẽ đi chậm, đường khó đi hoặc tăng tốc. Bên cạnh đó, công dụng của những số này là để hỗ trợ đổ đèo an toàn.
Ngoài ra đối với xe cần số xe tự động còn có cấu tạo về hộp số, hay loại xe có thêm phần lẫy chuyển số gắn trên vô – lăng (nó nằm dưới tay nắm vô lăng để tiện cho chuyển số bằng lẫy – bạn cũng có thể độ thêm lẫy chuyển số cho xe).
Đối với cần xe điện tử hiện nay bạn chỉ cần lắc lên lắc xuống để chuyển đổi, đèn trên cần số sẽ hiển thị bạn đang ở chế độ nào. Bên cạnh đó, đèn hiển thị còn sáng trên bảng taplo cho bạn theo dõi. Bạn cũng nên để ý nếu bạn đổi chế độ S (Sport) sẽ giúp cho người lái cảm giác giảm bốc và mạnh hơn, còn nếu bạn đỗ xe thì đèn chữ P sẽ sáng nghĩa là bạn đang chỉnh chế độ đỗ xe.
+ Cần số xe số sàn
Cơ cấu hoạt động của số sàn là đạp côn, vào số, nhả côn và tăng ga, xe sẽ từ từ di chuyển.
Điều chỉnh ghế ngồi và kính chiếu hậu
Để điều chỉnh ghế bạn cần tìm những nút bên cạnh ghế nếu như ghế được điều chỉnh bằng tay và sẽ có 6 hướng để bạn điều khiển tiến hay lùi cao hay thấp, nhưng thường xe ô tô dạng cao cấp sẽ có ghế ngồi chỉnh điện.
Chỉnh gương cũng khá đơn giản và không khó khăn với công tắc được trang bị bên hông ghế hay trên táp lô, bạn chỉ cần động tác nhỏ gạt sang vị trí “L” là có thể điều chỉnh sang bên trái. Khi bạn muốn điều chỉnh bên trái bạn cũng làm động tác như cũng như sẽ có kí hiệu “R” là sang bên phải. Bên cạnh đó còn có những mũi tên lên hoặc xuống hay trái phải và cũng không khó khi điều chỉnh, đôi khi cũng có những dòng xe được trang bị hệ thống gương gập thì chúng ta không cần điều chỉnh bằng tay.
Hệ thống khi khởi động xe
Trên xe thường sẽ có nút khởi động máy rất dễ nhận biết, và nút này cũng khá dễ dàng sử dụng khi bạn chỉ cần ấn nhẹ là xe sẽ nổ máy.
Các nút điều khiển trên vô lăng
Với những chiếc xe thông thường, nút vặn sẽ có 3 vị trí chính, đầu tiên là OFF, thứ 2 là đèn báo vị trí (parking), thứ 3 là vị trí ON. Để chuyển sang chế độ chiếu xa, các hãng xe thường thiết kế đẩy gạt bên trái vô lăng về sau, để nháy pha xin đường thì chúng ta kéo gạt về phía lái xe.
Bật/tắt xi-nhan trên ô tô đã là quy ước chung giữa các hãng xe, gạt cần gạt lên trên sẽ bật xi-nhan phải và hướng ngược lại là xi-nhan trái.
Còi xe ô tô đa phần còi xe được đặt giữa vô lăng
Cần điều khiển gạt nước cũng không rắc rối lắm, và các hãng xe tương đối giống nhau ở trang bị này. Đẩy cần lên trên (vị trí MIST) để gạt tức thời khi buông cần điều khiển gạt nước sẽ ngưng, kéo cần xuống (vị trí INT) để gạt gián đoạn theo tốc độ tùy chỉnh, thông thường sẽ có 1 vòng tròn để điều chỉnh tốc độ gạt nước. Kéo xuống thêm 1 nấc (vị trí LO) để gạt liên tục tốc độ thấp, vị trí HI ở cuối cùng sẽ có tốc độ gạt liên tục cao nhất.
Những ký hiệu đèn cảnh báo hình ảnh trên xe ô tô
Hãng cứu hộ của Anh, Britannia đã tổng hợp 64 ký hiệu đèn cảnh báo phổ biến nhất trên bảng táp lô của các hãng xe hơi. Trong đó chỉ có 12 ký hiệu đèn là thường xuyên xuất hiện ở tất cả các mẫu xe.
Một cuộc khảo sát đã cho ra kết quả thật bất ngờ, có 98% các tài xế khi được hỏi không thể hiểu hết các ý nghĩa của tổng số 64 ký hiệu, hơn một nữa (52%) các bác tài chỉ có thể hiểu chính xác 16 trên 64 ký hiệu. Một phần tư trong số họ có ít nhất một hoặc nhiều ký hiệu cảnh báo sáng lên lúc đang lái xe mà họ không hề biết là chuyện gì đang xảy ra, chủ yếu nhất là các cảnh báo liên quan đến đèn động cơ, pin hoặc cảnh báo về dầu. Gần một nửa (48%) các tài xế khi được hỏi thậm chí không nhận ra đèn báo phanh và hơn một phần ba (35%) không thể hiểu được cảnh báo túi khí, trong đó có 27% nhầm đấy là cảnh báo dây an toàn.
Ngay cả các lái xe lâu năm vẫn có thể không hiểu hết ý nghĩa của 64 biểu tượng trên bảng táp lô. Thực tế, chỉ có khoảng 12 ký hiệu đèn là được bắt gặp thường xuyên nhất trên tất cả các mẫu xe. Số lượng ký hiệu cảnh báo xuất hiện nhiều hơn ở những dòng xe mới, như Mercedes E Class với 41/64 đèn báo và một số mẫu xe thông dụng tại Việt Nam như Toyota Yaris, Audi A3 với 28/64 đèn báo, Ford Fiesta với 25/64 đèn báo, BMW Series 3 với 21/64 đèn báo.
Dưới đây là ý nghĩa của các biểu tượng đèn báo trên bảng táp lô mà các lái xe nên biết:
Mỗi hình ảnh trên xe ô tô thường có công dụng riêng với và mang nhiều ý nghĩa cảnh báo, để việc lái xe an toàn bạn nên hiểu về các ký hiệu của xe. Ngoài ra, bạn cũng cần nên thuộc những ký hiệu này để giúp bạn trong việc chạy xe.
Vì thế, không quá ngạc nhiên khi có một vài ký hiệu trên taplo xe ô tô lạ lẫm với tài xế, nhất là với chiếc xe nhập về nước được sản xuất cho một quốc gia khác. Thông qua việc tìm hiểu các dòng xe thuộc 15 thương hiệu xe hơi phổ biến trên thế giới chúng tôi muốn cung cấp cho anh chị một số thông tin về các nút chức năng trên xe ô tô.
Dưới đây là một số ký hiệu cơ bản được sử dụng phổ biến trên các dòng xe ô tô hiện nay để giúp tài xế hiểu được các ký hiệu này.
1. Đèn cảnh báo ABS – Nó sẽ sáng lên khi có điều gì đó bất thường với hệ thống phanh Anti-lock Brake (hệ thống chống bó cứng phanh). Cũng phải lưu ý rằng đèn này cũng sáng lên lúc xe vừa khởi động, nhưng sau đó sẽ tắt sau vài giây nếu hệ thống phanh này hoạt động bình thường.
2. Thông báo sắp hết nhiên liệu – biểu tượng này sẽ xuất hiện khi lượng nhiên liệu trong xe đã xuống đến mức rất thấp và bạn cần phải bổ sung ngay.
3. Cảnh báo thắt dây an toàn – biểu tượng này sẽ xuất hiện khi động cơ được khởi động và dây an toàn chưa được cài vào. Tùy vào từng nhà sản xuất mà biểu tượng này còn đi kèm theo âm thanh báo động liên tục cho đến khi dây an toàn được cài vào.
4. Cảnh báo vấn đề về hệ thống điện – biểu tượng này cảnh báo có vấn đề xảy ra với hệ thống điện của xe.
5. Cảnh báo hệ thống phanh – thông báo sẽ được bật khi hệ thống vận hành phát hiện hệ thống phanh có vấn đề.
6. Đèn cảnh báo nguy hiểm – tín hiệu này cho biết có một vấn đề không xác định được đang xảy ra với xe của bạn, bạn nên đi kiểm tra ngay.
7. Biểu thị ghế ngồi dành riêng cho trẻ em – nếu nó sáng lên thông báo có một ghế ngồi dành riêng cho trẻ em đã được gắn vào trong xe.
8. Áp suất lốp xe – cảnh báo xuất hiện khi áp suất lốp xe dưới mức cho phép, điều đó sẽ làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu hoặc giảm hoạt động của phanh xe.
9. Bộ lọc không khí – thường được thấy trên hệ thống điều khiển trung tâm của xe, cũng đôi khi sẽ xuất hiện trên bản điều khiển xe trước mặt người điều khiển, nó cho biết có một trục trặc xảy ra tại khoang lọc không khí trong xe.
10. Túi khí phía trước – hiển thị theo dõi hoạt động của túi khí phía trước, khi túi khí được bật ra cũng như khi nó gặp vấn đề hoặc cần phải kiểm tra kỹ thuật một cách chuyên nghiệp.
11. Túi khí hai bên – tương tự như túi khí phía trước.
12. Ghế trẻ em – biểu tượng này biểu thị thông tin giống như biểu tượng ở mục 8, nhưng có hình dáng khác do được sử dụng bởi những nhà sản xuất khác.
13. Đèn sương mù/đèn gầm đã được bật lên.
14. Gạt nước mưa được kích hoạt.
15. Đèn chiếu sáng chính đã được bật.
16. Hệ thống sưởi kính sau đã được bật.
17. Cảnh báo ghế ngồi cho trẻ em lắp không đúng.
18. Sự cố về dầu phanh – rất ít khi xuất hiện, nó thông báo có một sự cố xảy ra về dầu phanh.
19. Cảnh báo ắc quy – nếu cảnh báo này xuất hiện khi xe đang vận hành chứng tỏ có sự cố xảy ra liên quan tới hệ thống ắc quy.
20. Khóa an toàn trẻ em được bật.
21. Thông báo cấp cứu – xuất hiện khi người điều khiển bật đèn cấp cứu (hay còn gọi là đèn ưu tiên).
22. Đèn kiểm soát hành trình – biểu thị hệ thống kiểm soát hành trình đã được bật, biểu tượng này có thể khác nhau đối với hãng xe khác nhau.
23. Hệ thống sưởi kính chắn gió đã được bật.
24. Sự cố về hệ thống truyền động – nó xuất hiện khi có vấn đề xảy ra với hệ thống truyền động trên xe, xe đang trong tình trạng nguy hiểm, cần phải kiểm tra kỹ thuật ngay khi có thể.
25. Cảnh báo trượt – thường được trang bị trên những chiếc xe cao cấp, nó cảnh báo xe đang mất độ bám đường do điều kiện lái xe khó khăn.
26. Cảnh báo cửa chưa đóng đúng – cảnh báo khi xe đã nổ máy nhưng có một hoặc nhiều của xe chưa được đóng đúng cách.
27. Hệ thống chống trộm – được ứng dụng độc quyền cho các dòng xe của Ford, nó thông báo hệ thống chống trộm công nghệ Secure lock đã được bật.
28. Hệ thống kiểm soát bướm ga tự động – khi động cơ xe được khởi động, nếu có sự cố xảy ra với hệ thống tự động kiểm soát bướm ga, đèn cảnh báo này sẽ bật sáng.
29. AWD – (All Wheel Drive) thông báo hệ thống dẫn động 4 bánh xe chủ động đã được bật.
30. Hệ thống cảm biến cân bằng điện tử ESP/BAS – giống như biểu tượng cảnh báo ABS, nhưng đặc biệt là báo cho người điều khiển biết có vấn đề về hệ thống cảm biến ESP/BAS.
31. Chức năng Overdrive đã tắt.
32. Đèn báo rẽ/xi-nhan được bật.
33. Cảnh báo nhiệt độ – cảnh báo cho người điều khiển biết nhiệt độ của máy đã lên đến mức quá cho phép, thường yêu cầu người dùng cho xe dừng lại.
34. Cảnh báo OBD – cảnh báo các lỗi làm việc của động cơ như lỗi liên quan tới sự hình thành hỗn hợp nhiên liệu – không khí và các thiết bị kiểm soát khí thải…
35. Đèn pha được kích hoạt.
36. Cảnh báo áp suất dầu: được báo khi có vấn đề xảy ra với áp suất dầu trong động cơ, thường người dùng được khuyên dừng xe và kiểm tra kỹ thuật ngay khi có thể.
Khi thuộc hết các ký hiệu trên xe bạn sẽ hiểu rõ cũng như nắm bắt được các công dụng, để tránh những tình trạng không muốn xảy ra khi bạn lưu hành giao thông. Thường các nút điều khiển sẽ có hình ảnh và ánh sáng khi xe gặp sự cố, hay khi bạn ấn vào sẽ sáng đèn giúp bạn nhìn thấy hoặc xe có sự cố về nào đó thì xe cũng xe hiện lên hình ảnh của nút điều khiển đó.
Bài viết về các nút điều khiển xe ô tô đang được phổ biến, hy vọng với bài viết này giúp bạn hiểu về các bước sử dụng xe một cách an toàn nhất.
Một số câu hỏi thường gặp về nút điều khiển trên xe ô tô
Đèn báo hỗ trợ đỗ xe hoạt động như thế nào?
Đèn báo hỗ trợ đỗ xe sẽ bật sáng khi hệ thống này gặp trục trặc hay lỗi gì đó, hoặc do bạn đã sơ ý tắt chức năng này đi. Nếu xe ô tô có trang bị hệ thống hỗ trợ đỗ xe thì đèn báo hiển thị trên màn hình sẽ phát sáng (nếu không hoạt động hoặc gặp sự cố), nếu đèn không phát sáng thì hệ thống này vẫn đang hoạt động bình thường.
Nút P trên xe Hyundai i10 là gì?
Nút P trên Hyundai i10 là hệ thống hỗ trợ đỗ xe, khi kích hoạt cảm biến lùi ở phía sau xe sẽ giúp bạn phát hiện các vật cản phía sau và cảnh báo bằng âm thanh để bạn có thể xử lý tình huống kịp thời.
Nút PEAR trên Honda City là gì?
Nút PEAR trên Honda City và các dòng xe khác là chức năng sấy kính và gương chiếu hậu, nút PEAR hỗ trợ các xe đậu đỗ bên ngoài vào ban đêm bị đọng sương trên kính và gương chiếu hậu có thể sấy khô trong thời gian ngắn.
Xem thêm :
- Cách hiểu và nhớ ý nghĩa của 64 đèn cảnh báo trên ô tô
- Cách xử lý xe bị trầy xước nhẹ và nặng hiệu quả
- 56 thương hiệu và logo các hãng xe ô tô