Trong chế biến món ăn hàng ngày của chúng ta hầu như đều sử dụng dầu ăn. Vì thế, lượng dầu tiêu tốn sẽ khá nhiều, vậy liệu có cách làm trong dầu ăn đã qua sử dụng không? Hãy xem qua các cách tái chế hữu ích dưới đây nhé!
1. Cách làm trong dầu ăn đã qua sử dụng
Ngoài việc sử dụng dầu thực vật đúng cách để chế biến giúp bảo vệ sức khỏe, chảo dầu sau khi sử dụng lần đầu sẽ có thể khiến bạn băn khoăn nên bỏ đi hay sử dụng tiếp cho lần sau. Một mẹo nhỏ mà bạn có thể áp dụng là cách làm trong dầu ăn bằng khoai tây hay gừng tươi. Sau khi lọc cặn dầu đã sử dụng, chỉ cần cho vài lát khoai tây tươi hoặc gừng, các thành phần của chúng sẽ hút mùi và làm trong dầu ăn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, không nên áp dụng dầu đã chiên lại nhiều lần, gây ảnh hưởng phá huỷ các cơ quan của cơ thể gây biến chứng không lường.
2. Cách tái chế dầu ăn đã qua sử dụng an toàn cho sức khỏe
2.1. Tái sử dụng dầu ăn có tốt không?
Đối với các cách dùng dầu ăn thông minh, dầu ăn đã qua chế biến sẽ dễ oxy hóa, lượng axit béo tăng và chuyển hóa nguy hiểm cho người dùng, gây ung thư. Do đó, các chuyên gia thực phẩm khuyến cáo không nên sử dụng dầu đã qua sử dụng, đặc biệt với các loại dầu ép lạnh. Sử dụng các loại dầu đậu nành nguyên chất, hay dầu hướng dương,… cung cấp rất nhiều nguồn dưỡng chất, nhưng cũng không nên sử dụng khi đã qua chế biến chiên nóng.
2.2. Có thể tái sử dụng dầu ăn mấy lần
Theo chuyên gia dinh dưỡng TS Rupali Dutta, nếu muốn sử dụng dầu ăn đã qua sử dụng cho lần tiếp theo, hãy chắc chắn số dầu ấy chỉ nóng vừa đủ và chưa bốc khói. Điều này có nghĩa, các loại dầu sử dụng để chiên, xào sẽ không được dùng ở lần nấu ăn tiếp theo. Bởi khi dầu sẽ bị phá huỷ các cấu trúc dinh dưỡng ở nhiệt độ cao, khiến dầu đổi màu và gây hại cho sức khỏe.
2.3. Mẹo tái chế dầu ăn an toàn
Mẹo đầu tiên là nên sử dụng các dầu thực vật để đảm bảo an toàn cho sức khỏe tim mạch. Tiếp theo đó, chỉ nên tái chế trong 1 đến 2 lần đầu sử dụng, không tái chế dầu đã đổi màu, bốc khói trong quá trình nấu ăn.
2.4. Cách xử lý dầu ăn thừa sau khi chiên
2.4.1. Bảo quản dầu ăn
Trong các cách làm trong dầu ăn đã qua sử dụng, đầu tiên hãy lọc cặn và chứa dầu vào chai, lọ thuỷ tinh dày, có nắp đậy kín. Sử dụng giấy bạc gói chai thuỷ tinh, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nước.
2.4.2. Khử mùi khét của dầu
Để khử mùi khét của dầu, bạn có thể cho dầu lên bếp nấu ở nhiệt độ vừa phải và chiên tinh bột (cơm, xôi,…). Sau đó cho dầu và tinh bột vào chai thuỷ tinh đậy nắp kín. Tinh bột sẽ hút các hợp chất gây khét có trong dầu hiệu quả.
2.4.3. Khử mùi chua và hăng của dầu
Bạn có thể chiên củ hành tây, thành phần của hành sẽ giúp ích cho việc khử mùi chua, hăng của dầu đã sử dụng. Củ hành cũng có thể khử mùi khét lẫn chua, hăng có trong dầu, tuy nhiên giá thành khá cao, cần cân nhắc khi sử dụng cách này.
3. Lưu ý khi tái chế dầu ăn
3.1. Dầu ăn nào bạn có thể tái sử dụng
Bạn cần cân nhắc chỉ tái chế dầu không biến đổi quá nhiều ở nhiệt độ cao khi chế biến. Bạn có thể tham khảo nhiệt độ sôi, thất thoát của dầu như sau: dầu hướng dương là 246 độ C, đậu nành là 241 độ C, dầu Canola là 238 độ C và ô liu là 190 độ C.
3.2. Dầu ăn nấu bằng phương pháp nào có thể tái dùng lại
Cách làm trong dầu ăn đã qua sử dụng cũng sẽ phụ thuộc vào các phương pháp nấu ăn của bạn. Chẳng hạn nhiệt độ khi xào là 120 độ C, nhiệt độ chiên từ 160 đến 180 độ C và nướng là trên 180 độ. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khi dầu không bốc khói, không biến chất khi nấu.
3.3. Hạn chế dùng lại dầu ăn cũ
Tuyệt đối không sử dụng dầu quá ba lần tái sử dụng hoặc đã đổi màu, không còn trong. Bạn cũng nên bỏ dầu ăn dù còn trong nhưng để lâu khiến có mùi hôi, chua và đóng váng. Không trộn chung các loại dầu cũ để cất giữ, vì mỗi khi nấu nhiệt độ khác nhau, cấu trúc dầu thay đổi cũng sẽ khác nhau và không được đông lạnh dầu.
Để tái chế dầu an toàn, bạn có thể áp dụng các cách làm trong dầu ăn đã qua sử dụng kể trên để tiết kiệm chi phí cũng như hạn chế các biến đổi của dầu ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khi chọn mua và sử dụng các loại dầu ăn chất lượng, uy tín hiện nay, bạn cần tuân thủ các cách chế biến để có thể tận dụng dầu ăn một cách tốt nhất.