Cách định giá xe ô tô cũ và kiểm tra tình trạng khi mua xe

Nỗi ám ảnh lớn nhất với người tiêu dùng là mua phải những chiếc xe đã gặp tai nạn hay bị ngập nước. Những chiếc xe này thông thường sau khi tút tát lại vẫn có bề ngoài không khác những chiếc xe bình thường nhưng ở bên trong các hệ thống khung sườn, điện hay an toàn sẽ gặp nhiều vấn đề.

điều kiện vay mua ô tô

 

  • Mua xe ô tô cũ giá khoảng 200 triệu
  • Kinh nghiệm mua xe ô tô cũ mục đích chạy đường dài
  • Kinh nghiệm mua ô tô cũ bạn cần biết

 

Bạn cần phải tỉnh táo hơn nhiều khi mua một chiếc xe đã qua sử dụng để không chọn nhầm hàng “phế thải” hoặc những điều tương tự như thế. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm, rất có thể bạn sẽ “vứt tiền ra cửa sổ”, hay thậm chí mua lấy rất nhiều sự bực mình. Lời khuyên của các chuyên gia dành cho những người đi mua xe ô tô cũ là nên đi cùng một người am hiểu về kỹ thuật xe hơi, kinh nghiệm và kiến thức của họ sẽ giúp bạn đánh giá một chiếc xe tổng thể nhất

 

Định giá ô tô cũ

 

Ngoài các mẹo cơ bản khi xem xe cũ như: kiểm tra các cánh cửa xe, ốc chụp hay keo chỉ của xe, một mẹo nhỏ được nhiều người có ý định mua xe cũ truyền tai nhau khá hiệu quả là trước lúc xuống tiền thì nên mang xe vào hãng để kiểm tra. Việc này gần như là bước cuối cùng trước quyết định có mua chiếc xe cũ đó hay không. Nếu các showroom bán xe cũ lớn và uy tín sẽ không ngại khâu này khi sẵn sàng cùng người mua mang xe đi kiểm tra tại hãng.

 

Dù là một chiếc xe cũ thì tâm lý chung của hầu hết người bán là tìm cách làm cho chiếc xe của mình trông bóng bẩy, sạch sẽ, để hấp dẫn người mua. Chính vì vậy, những người mua xe cũng cần phải biết làm gì để không bị nước sơn bề ngoài hào nhoáng đánh lừa.

 

Gía xe ô tô cũ

Danh mục bài viết

 

Quan sát tổng thể bên ngoài

 

Toàn bộ vỏ xe có thể được tân trang bắt mắt, nhưng có những vị trí mà cả những người thợ lành nghề trong lĩnh vực này cũng không để ý hoặc không thể khắc phục. Đó là mặt bên trong của móc tay nắm cửa cạnh ghế lái. Một chiếc xe sử dụng nhiều thì chi tiết này sẽ mòn nhiều, thậm chí là mòn nhiều nhất trong số tất cả các chi tiết ngoại thất.

 

Kiểm tra khe hở giữa các cánh cửa

 

Nếu xe nguyên bản, các khe hở giữa các cánh cửa, mép capô và tai xe phải đều nhau từ trên xuống dưới, giữa 2 bên mép capô và cốp sau.

 

Quan sát các điểm bất thường đập vào mắt, các chi tiết phải theo nguyên tắc đồng đều nhau về độ cũ và màu sắc, các vết nứt, vỡ ở cản trước và cản sau.

 

Kiểm tra khe hở các cửa ô tô

 

Quan sát bề mặt nước sơn (nên rửa xe trước khi xem, đặc biệt xe màu đen). Nước sơn nguyên bản của ô tô là sơn tĩnh điện. Nếu quan sát ngoài trời hoặc dưới ánh đèn huỳnh quang, nhìn 1 góc 30 – 45 độ, từ từ di chuyển sẽ thấy bề mặt sơn lượn sóng, không có bụi sơn hoặc sơn bị chảy. 

 

Các xe mới sử dụng 1 – 3 năm, sơn nguyên bản sẽ là điểm cộng của xe. Đối với các xe đã sử dụng ngoài 5 năm, hoặc xe ở thành thị, bạn đừng nên quá đặt tiêu chí sơn nguyên bản lên hàng đầu. 

 

Với công nghệ sơn chuyên nghiệp hiện nay, bạn phải quan sát kỹ mới phân biệt được sơn zin hay sơn lại. Dù thợ sơn làm kỹ vẫn có những chỗ sót. Ví dụ như bụi sơn bám trên bề mặt nhìn giống hạt sạn hoặc sơn bị chảy, quan sát các mép nhìn thấy nhiều lớp sơn…Sơn chất lượng thấp thông thường sau 6 tháng đến 1 năm sẽ xảy ra hiện tượng bong tróc hoặc bị nổ bề mặt sơn.

 

Phát hiện xe đổi màu sơn: mỗi xe đều có mã màu – color code đi mặc định cùng xe và số vin. Bạn có thể quan sát ở tem xe dán ở cột B hoặc khoang động cơ

 

phát hiện xe đổi màu sơn

 

Ví dụ mã màu của xe là 202, tra cứu trên trang paintscratch.com là màu sơn đen, đúng với hiện trạng của xe.

 

Kiểm tra đèn xe

 

Nhìn sự đồng đều giữa 2 bên đèn pha, đèn hậu. Nếu 1 bên mới, 1 bên cũ chứng tỏ đã có sự thay thế. Quan sát chân đèn pha, chỉ cần va chạm nhỏ (chưa ảnh hưởng đến khung xe) là chân đèn đã bị gãy và phải hàn lại nhựa.

 

kiểm tra đèn xe

 

Kiểm tra kính xe

 

Kiểm tra tất cả kính xe (kính lái, kính sau, kính các cánh cửa) xem còn nguyên bản hay không? Đa phần các nhà sản xuất đều ghi năm sản xuất lên kính. Nếu chiếc xe sản xuất 2022 nhưng kính lái lại ghi năm sản xuất 2022 chứng tỏ đã thay mới.

 

Lưu ý: có một số hãng không ghi năm sản xuất trên kính, hãy quan sát các mép kính xem có keo thừa hoặc xung quanh bị han gỉ không? Kiểm tra bề mặt kính có bị rạn, nứt hay không?

 

Ốc bắt cánh cửa

 

Kiểm tra ốc bắt cánh cửa, capô, tai xe với khung xe đã có vết vặn hay chưa? Nếu đã vặn toét ốc là dấu hiệu đã tháo ra để sơn lại hoặc gò…

 

ốc bắt cánh cửa ô tô

 

Kiểm tra bề mặt sơn bên trong

 

Do không phải tiếp xúc thường xuyên với môi trường bên ngoài nên bề mặt sơn bên trong (cánh cửa, capo, cốp sau) rất ít khi phải sơn. Nếu bề mặt sơn bị nứt, bong tróc, han gỉ chứng tỏ đã bị va chạm

 

kiểm tra mặt sơn bên trong ô tô

 

Kiểm tra keo chỉ

 

Keo chỉ (sùng chỉ) là 1 loại keo dùng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dùng để che lên các mép cánh cửa và nắp capô nhằm tránh gỉ và tạo thẩm mỹ. Từ ‘keo chỉ’ có thể khá xa lạ với người mua xe nhưng phổ biến nhất trong nghề kinh doanh ô tô cũ hiện nay.

 

Trong quá trình sử dụng, nếu ô tô va chạm gây móp méo hoặc tai nạn cần sử dụng đến gò hoặc hàn những chỗ này, keo chỉ này sẽ bị nứt vỡ. Như vậy đây sẽ là 1 điểm để nhận biết giữa xe va chạm và xe nguyên bản. Nhiều gara sau khi phục hồi xong cánh cửa hoặc nắp ca pô sẽ chạy lại đường chỉ này. Làm thế nào để phân biệt keo chỉ xịn hay đểu. Keo xịn sẽ có độ cứng nhất định và chạy đồng nhất.

 

Kiểm tra keo chỉ

 

Căn cứ vào 3 tiêu chí: độ cứng, độ dày, thẩm mỹ, bắt buộc người xem xe phải có nhiều kinh nghiệm, nhìn vào đường chạy, vết cắt, độ dày, sự đồng đều giữa 2 bên để phân biệt. Mẹo: nhìn vào vết gấp các mép, các vết cắt, mối hàn điểm

 

Kiểm tra mối hàn điểm

 

Hàn điểm (spot welding) dùng trong sản xuất khung vỏ ô tô, thực hiện bởi robot tự động hoặc thợ hàn. Mối hàn không thực hiện liên tục trên toàn bộ bề mặt tiếp xúc, mà chỉ thực hiện theo từng điểm riêng biệt gọi là điểm hàn. Quan sát các điểm này, nếu không có chứng tỏ đã bị thợ sơn bả ma tít và sơn phủ lên

 

Kiểm tra các mối hàn ô tô

 

Kiểm tra các vết cắt

 

Các vết cắt phải còn nguyên hình dạng như của nhà sản xuất, hoặc tròn, hoặc vuông…Các điểm này rất khó để phục hồi lại như ban đầu nếu đã bị méo do va chạm.

 

Kiểm tra các vết cắt

 

Mua các xe bị va chạm nặng đến khung xe là điều tối kỵ. Dù có thể sửa chữa nhưng sẽ ảnh hưởng đến an toàn của bạn nếu chẳng may có va chạm tiếp theo, ảnh hưởng đến vận hành của xe. Tùy mức độ va chạm vào khung xe (đặc biệt khoang động cơ) sẽ làm xe mất giá từ 50 – 200 triệu đối với xe phổ thông.

 

Nguyên tắc kiểm tra, cần bật đèn pin hoặc đèn flash của điện thoại để quan sát rõ

 

  • Kiểm tra các mối hàn điểm có rõ nét, vì khung xe có rất nhiều mối hàn.
  • Keo chống gỉ giữa các điểm tiếp nối.
  • Khe hở giữa các miếng thép phải khít và đều nhau, không có xô lệch.
  • Các điểm han gỉ do gò hàn (không phải do gỉ tự nhiên), các vết cắt bị méo mó là bằng chứng va chạm.
  • Thanh cản / xương giằng trước
  • Kiểm tra thanh đỡ gầm, nếu đã bị đập gầm cần lên cầu để kiểm tra.
  • Hốc bánh xe trái/phải, trước và sau
  • Trụ A/B/C/D khoang người lái và viền xung quanh, nếu bị va chạm sẽ tác động vào trụ A/B/C/D trên xe (các điểm hàn, khe hở hay đã bị sơn phủ lại)
  • Sàn xe: cúi người xuống gầm xe và quan sát, các xe đời cũ hoặc xe ở vùng biển hay bị sét (mọt) gầm.
  • Viền khung khoang chứa lốp sơ cua sẽ bị xô lệch dù là va chạm nhẹ, nếu chỉ bị 1 đoạn ngắn và chưa vào đến khoang trong chúng ta có thể chấp nhận được.

 

Làm thế nào để định giá cho ô tô cũ

 

Có rất nhiều cách để bạn có thể định giá chuẩn xác nhất cho một mẫu ô tô cũ, tất cả xe ô tô đã qua sử dụng đều phải giảm giá trị sau thời gian sử dụng, rất nhiều người cảm thấy khó chịu khi giá xe giảm khá nhiều, dù không sử dụng hoặc đi rất ít sau nhiều năm, việc này không hề dễ dàng, kể cả với người bán lẫn người mua. 

 

Định giá ô tô cũ

 

Khác biệt hoàn toàn với xe mới, giá bán một chiếc ô tô cũ chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như số km đã đi, tai nạn và thủy kích hay chưa… Vậy làm thế nào để định giá cho ô tô cũ chính xác.

 

  • Tham khảo trên các forum ô tô, website, nền tảng thương mại điện tử kinh doanh mua bán xe ô tô, bạn có thể tìm kiếm giá bán dành cho mẫu xe tương tự mà bạn đang dự đính mua hoặc bán. Sau khi đã lọc ra được các mẫu xe tương tư, bạn tiến hành lọc ra mức giá từ cao đến thấp để tìm ra mức giá trung bình. Tiếp theo bạn tìm mẫu xe có số km tương đương hoặc chênh lệch trên dưới 5000 km so với chiếc xe của ban, từ đó bạn sẽ có giá gần chính xác và hợp lý cho cả bên mua và bên bán
  •  
  • Dò giá bán tại cửa hàng bán xe cũ hoặc đại lý, các cửa hàng mua bán hoặc ký gửi luôn nắm giá thu mua cũng như giá bán trên thị trường hiện tại. Tuy nhiên, giá thu xe của những nơi này thường thấp hơn giá trị thực từ 10 – 15%. Do đó, chúng ta có thể cộng thêm mức chênh lệch này vào giá bán của xe. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo giá từ 2 – 3 cửa hàng trở lên để có mức giá chuẩn nhất.
  •  
  • Định giá theo năm sử dụng, một mẫu xe sẽ mất đi 10% giá trị so với năm trước đó. Tuy nhiên năm đầu tiên, giá trị xe khấu hao nhiều hơn so với những năm sau đó. Với những dòng xe Nhật, đặc biệt là Toyota, giá trị khấu hao vào khoảng 15%. Với những dòng xe còn lại, khấu hao rơi vào khoảng 20 – 25%.

 

Ví dụ: Giá lăn bánh của Toyota Vios 1.5E MT 2022 vào khoảng 579 triệu đồng.

 

  • Sau 1 năm sử dụng, giá bán tham khảo sẽ từ 579 x (1 – 25%) = 434 triệu đồng trở lên, tùy thuộc số km đã đi.
  • Từ năm thứ 2, giá bán tham khảo sẽ từ 434 x (1 – 10%) = 390 triệu đồng.

 

Giá mua bán tính theo cách này mang tính tương đối nhiều hơn, do dao động ở số km và trang bị nâng cấp cho xe nếu có. Tuy nhiên chúng ta có thể tăng giảm 5 – 10% tùy thuộc vào biến số km và trang bị nâng cấp.

 

  • Nhờ người có kinh nghiệm, bạn nên nhờ hội nhóm, những người hiện đang sử dụng dòng xe của bạn để tư vấn hoặc định giá giúp. Đây là kênh thông tin khá chính xác, vì ngoài các thành viên thông thường, trên đây sẽ có cả những thành viên chuyên mua bán, thậm chí chủ nhân tương lai chiếc xe đang rao bán của bạn. Ngoài ra, nếu bạn có những người thân đã sử dụng xe tương tự và từng mua bán để tham khảo thông tin.

 

Cách phát hiện ôtô mua lại đang thế chấp ngân hàng

 

đánh giá xe cũ

 

Nhiều bạn băn khoăn là nếu xe thế chấp thì sao có đăng ký để bán được. Nó chia ra 2 trường hợp: 

 

  • Thứ nhất người bán làm giả giấy tờ để bán, khi chúng ta kiểm tra vẫn thấy phương tiện có biển số và số khung số máy đang thế chấp tại NH hoặc tổ chức tín dụng. 
  • Thứ hai là đăng ký thật nhưng chủ phương tiện khi làm thủ tục tất toán lấy đăng ký gốc ở bên ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng lại chưa tiến hành các thủ tục xóa chấp, báo cơ quan chức năng thì khi sang tên bên cơ quan công an sẽ yêu cầu phải có văn bản của ngân hàng xác nhận việc đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nếu không xe sẽ không sang tên được. 

 

Do vậy khi mua xe cũ, nếu không phải mua bán tại các showroom uy tín thì các bạn nên kiếm tra thật kỹ nguồn gốc giấy tờ, số khung số máy….. 

 

  • Truy cập website dktructuyen.moj.gov.vn
  • Chọn “Tra cứu thông tin”. Cửa sổ tra cứu sẽ hiện ra với 3 tùy chọn điền thông tin là số đơn đăng ký, bên bảo đảm và số khung. Thông thường người mua có thể không có thông tin về số đơn đăng ký, bên bảo đảm. Vì vậy, thuận tiện nhất là sử dụng số khung để tìm kiếm. Hãy nhập số khung đầy đủ trên giấy đăng kiểm vì trên đăng ký xe có thể thông tin không đầy đủ, sẽ không tìm ra kết quả.
  • Nếu không thấy thông tin hoặc hiển thị “Tài sản không thế chấp hoặc đã làm thủ tục xóa thế chấp”, điều này có nghĩa xe đã “sạch”, không liên quan gì tới ngân hàng.
  • Nếu thấy thông tin đầy đủ của tài sản hiện lên như dưới đây, thể hiện khoản vay, người mua cần lưu ý. Người mua phải yêu cầu bên bán liên hệ ngân hàng hoặc làm thủ tục “xoá thế chấp tài sản đảm bảo” mới có thể giao dịch được (rút hồ sơ, sang tên, thế chấp). Nếu chưa xoá thế chấp giao dịch đảm bảo, có nghĩa tài sản chuẩn bị giao dịch nằm trong trạng thái đóng băng và sẽ không được thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
  • Kiểm tra kỹ các thông tin hiện lên ở website. Ngoài thông tin hiển thị đầu tiên là đang có khoản vay ngân hàng, người mua nên kiểm tra các thông tin bên dưới xem có trùng khớp với thông tin mà bên bán cung cấp hay không. Việc này sẽ hạn chế được xe “gian”, xe vẫn đang cầm cố ngân hàng nhưng làm giả đăng ký biển số, số khung, số máy thật để lừa bán.
Mục nhập này đã được đăng trong Ô tô. Đánh dấu trang permalink.