Cách điều chỉnh đèn pha ô tô bị lệch đơn giản

Đèn pha là bộ phận giúp tài xế có tầm quan sát rộng và rõ ràng hơn khi lái xe vào ban đêm. Chẳng may đèn pha gặp một số trục trặc khi chiếu lệch hướng, tầm chiếu xa không đạt hay độ chụm đèn không đúng sẽ gây ra một số trở ngại cho người lái lẫn người đi ngược chiều. Vậy nên kể cả khi bạn không phải là một chủ xe có nhiều kinh nghiệm, bạn cũng nên nắm được cách điều chỉnh đèn pha của ô tô khi cần thiết.

 

  • Cách khắc phục chìa khóa thông minh của ô tô bị hết pin
  • Nên tắt xe ô tô điều hòa trong trường hợp nào
  • Hướng dẫn lái ô tô đúng cách khi bị lên tiếng

 

đèn pha ô tô chưa chuẩn xácCách điều chỉnh đèn pha ô tô bị lệch

Danh mục bài viết

 

Đèn pha xe ô tô được sử dụng như thế nào?

 

Đèn pha ô tô ngoài được dùng để soi sáng có tầm quan sát rộng, rõ và dễ dàng hơn khi di chuyển trong điều kiện ánh sáng không đủ như trời tối, sương mù,… thì còn một số tác dụng như sau:

 

  • Dùng để cảnh báo xin đường

 

  • Là tín hiệu giúp bạn dễ dàng nhận ra đang có phương tiện di chuyển cùng chiều hay ngược chiều với mình vào ban đêm

 

  • Nháy đèn báo hiệu cho các phương tiện đang di chuyển khác

 

  • Giúp những biển báo giao thông phát sáng để lái xe có thể xử lý các tình huống 1 cách an toàn và thuận lợi nhất

 

Đèn pha chủ yếu được sử dụng trên những đoạn đường cao tốc, vắng người đi lại, khoảng cách giữa các xe xa nhau,… Vì thực chất loại đèn này có cường độ chiếu sáng mạnh, ánh sáng chiếu ngang và có tầm chiếu sáng khoảng 100m trở lên nên một khi đèn pha có vấn đề sẽ làm tăng tỉ lệ tai nạn do người đối diện bị phân tâm do ánh đèn đặt lệch của bạn.

 

Cách điều chỉnh đèn pha ô tô bị lệch

 

Nhiều khả năng chiếc xe của bạn đang bị lệch đèn pha có thể do bạn mua đèn pha của bên thứ 3 và căn chỉnh không được chuẩn xác. Và chỉnh lại đèn cho chính xác là cách duy nhất để xử lý các vấn đề nêu trên. Hãy tiến hành các bước sau để chỉnh đèn pha ô tô.

 

Bước 1: Cân bằng xe

 

Cân bằng xe và căn chỉnh đường tim
Đậu xe trên nền phẳng trước tường thử và xác định đường tim

 

Để xe ở một nền đất bằng phẳng và thông thoáng cách bức tường hoặc màng chắn thử đèn một khoảng từ 5-7m. Nhằm xác định chính xác vị trí luồng sáng của đèn pha, trên tường hoặc màng chắn kẻ 1 đường dọc chính giữa và vuông góc với nền. Căn đường tim của xe sao cho đối diện với đường kẻ trên màn chắn hoặc tường.

 

Hãy chắc chắn rằng không có vật nặng nào nằm trên xe vì chúng có thể hưởng đến trọng tâm của xe. Kiểm tra và bơm các lốp xe đúng áp suất tiêu chuẩn nhằm giữ xe cân bằng ổn định khi tiến hành điều chỉnh đèn pha. Nếu trường hợp xe bạn thường xuyên chở đồ vào ban đêm, tốt hơn hết bạn nên đặt một khối lượng tương ứng lên xe để khiến việc điều chỉnh đèn pha xe chính xác với tình hình thực tế.

 

Bước 2: Vệ sinh các thấu kính

 

Vệ sinh thấu kính đèn pha ô tô
Vệ sinh thấu kính đèn pha ô tô

 

Sau khi đặt xe ở vị thế cân bằng và căn được đường tim của xe, bạn cần vệ sinh các thấu kính bên ngoài bằng cách dùng vải mềm lau chùi sạch. Có như vậy mới giúp bạn quan sát rõ, căn chỉnh chùm sáng chuẩn nhất.

 

Bước 3: Đo tim đèn và chiều cao từ mặt đất đến tim đèn trên xe

 

Đo khoảng cách đến tim đèn trên xe
Đo khoảng cách đến tim đèn trên xe

 

Không thể bỏ qua bước đo các khoảng cách đến tim đèn trên xe vì nó giúp căn chỉnh đèn pha ô tô được chuẩn xác nhất. Đây là các khoảng cách từ tim đèn và chiều cao từ mặt đất đến tim đèn trên xe đồng thời là cơ sở cho các bước tiếp theo.

 

Bước 4:  Kẻ đường cut – of line

 

Kẻ đường cut of line trên tường
Kẻ đường cut of line trên tường

 

Bạn tiến hành kẻ một đường out – of line trên tường hoặc màng chắn và chiều cao của đường kẻ này phải đáp ứng yêu cầu đó là thấp hơn chiều cao đèn khoảng từ 1 đến 2 inch (tương ứng 2,56 đến 5,08cm).

 

Bước 5: Khởi động xe và chỉnh đèn

 

chỉnh đèn theo tiêu chuẩn
Chỉnh đèn theo tiêu chuẩn

 

Khởi động xe ở tốc độ cầm chừng, sau đó bật và chỉnh đèn sao cho độ chụm và chiều cao của chùm sáng đạt đúng tiêu chuẩn. Cụ thể, chiều cao tim đèn trên xe phải cân bằng với chiều cao của chùm sáng và độ chụm chùm sáng vào khoảng từ 10 đến 15 độ.

 

Bước 6: Chỉnh đèn bên tài

 

Căn chỉnh đèn bên phía người lái
Căn chỉnh đèn bên phía người lái

 

Tiếp tục bạn điều chỉnh chùm sáng đèn bên tài sao cho độ cao và độ chụm đèn đạt tiêu chuẩn.

 

Bước 7: Chỉnh đèn bên phụ

 

Căn chỉnh đèn pha ô tô bên phụ
Căn chỉnh đèn pha ô tô bên phụ

 

Tương tự như trên, chùm sáng đèn bên phụ cũng cần phải được điều chỉnh sao cho đáp ứng được các tiêu chuẩn về độ cao và độ chụm của luồng sáng.

 

Bước 8: Kiểm tra lần cuối

 

Kiểm tra lại lần cuối để xem đèn pha còn bị lệch hay không
Kiểm tra lại lần cuối để xem đèn pha còn bị lệch hay không

 

Sau khi đã căn chỉnh chùm sáng bên tài và phụ bạn tiến hành bật cả 2 đèn và quan sát xem 2 chùm sáng có độ cao và độ chụm bằng nhau chưa. Kết quả thu được là bằng nhau thì bạn hoàn toàn yên tâm việc căn chỉnh đã thành công.

 

Lưu ý khi điều chỉnh đèn pha ô tô

 

  • Để ở chế độ cốt để điều chỉnh độ tụ của đèn pha

 

  • Khi bạn kiểm tra độ chụm của đèn pha, để đảm bảo độ chính xác, cần che đèn cốt hoặc ngắt rắc nối.

 

  • Khi điều chỉnh đèn pha bên phụ hãy che đèn bên tài lại và ngược lại.

 

  • Không được che đèn pha lâu quá 3 phút vì có thể làm cháy kính đèn do nhiệt độ cao.

 

  • Tiến hành chạy thử xe và kiểm tra hệ thống đèn pha hoạt động trong trạng thái tốt không.

 

Ngoài ra hiện nay, có nhiều loại đèn pha khác nhau và mỗi dòng xe ô tô lại có cách thiết kế, lắp ráp khác nhau. Vậy nên cách căn chỉnh đèn pha của các loại xe này cũng không giống nhau bạn nên tham khảo thêm cách chỉnh đèn pha ô tô đối với đèn Xenon, Halogen và Projector như thế nào nhé. Chúc bạn thành công.

Mục nhập này đã được đăng trong Ô tô. Đánh dấu trang permalink.