Những hạng mục cần thay thế, bảo dưỡng định kỳ theo số Km cho xe ô tô là một việc làm để đảm bảo xe có độ bền cao, luôn hoạt động ổn định, đảm bảo sự an toàn cho con người, giảm tối đa sự hỏng hóc các chi tiết máy và gia tăng tuổi thọ của động cơ, đảm bảo độ bền cho quá trình vận hành của xe.
- Những sai lầm cần tránh khi bảo dưỡng xe ô tô
- Cách tự chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ xe ô tô cũ tại nhà
- Các mốc thời hạn kiểm định xe ô tô và quy định mới nhất
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng mỗi nhà sản xuất lại có những yêu cầu cụ thể riêng. Vì vậy đừng quên tham khảo thêm thông tin trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe.
Mỗi hãng xe ô tô khác nhau sẽ có qui định về thời điểm bảo dưỡng động cơ xe ô tô mới khác nhau. Tuy nhiên mức bảo dưỡng lần đầu sẽ rơi vào khoảng từ 3.000km đến 5.000km, tương đương với 3 – 6 tháng sử dụng xe kể từ thời điểm xe hoạt động lần đầu tiên. Đối với việc bảo dưỡng ô tô lần đầu, chủ xe nên đưa xe tới trung tâm sửa chữa thay vì tự bảo dưỡng. Đây chính là bước tiền đề cho quá trình hoạt động lâu dài của xe, vì vậy chủ xe không nên chủ quan.
Danh mục bài viết
Bảo dưỡng động cơ xe ô tô mới sau 3.000 – 5.000km
Thường chúng ta sẽ bảo dưỡng ô tô định kỳ sau mỗi 3000 km – 5000 km hoặc 3-6 tháng sử dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyên nên bảo trì cho xe mới mua vào khoảng tầm 3.000 km hoặc 3 – 4 tháng sử dụng trong nội địa. Như vậy động cơ xe sẽ được chăm sóc tốt nhất trong thời gian đầu…
Công việc bạn cần làm cho mỗi lần bảo dưỡng định kỳ này là thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa. Thông thường bạn không nhất thiết phải thay dầu máy sau mỗi 5000 km, trừ khi xe thường xuyên vận hành trong điều kiện khắc nghiệt. Nhưng sau 5000 km đầu tiên thì bạn nên thay dầu vì nó có thể lẫn những vụn kim loại. Sau đó bạn có thể thay sau mỗi 10.000 km. Ngoài ra nếu cẩn thận hơn, bạn nên nhờ các kỹ thuật viên kiểm tra mực dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa kính, … và châm thêm nếu thiếu hụt.
Thay dầu và hệ thống lọc dầu sau 5.000 – 10.000km
Trong lần thay dầu thứ 2 này bạn cũng nên thay luôn lọc dầu. Lọc dầu có nhiệm vụ giữ lại các cặn bẩn, giúp động cơ được bôi trơn với dầu sạch và luôn hoạt động tốt. Các chuyên gia khuyên tốt nhất là nên thay lọc dầu cùng lúc với khi thay dầu, tức sau mỗi 10.000 km. Ngoài ra, ở mốc thời gian này bạn cũng nên đảo lốp nếu cần thiết, và sau đó tiếp tục đảo lốp sau mỗi 10.000 km.
Đặc biệt, đối với những xe vận hành khoảng 20 – 30km một ngày với điều kiện lượng dầu máy liên tục được làm nóng thì mốc thời gian này là khá chính xác. Ngược lại, đối với những chiếc xe chỉ di chuyển dưới 20km một ngày thì nên thay dầu với mức thời gian sớm hơn. Nguyên nhân là bởi xe hoạt động ít hơn thì lượng dầu tồn đọng sẽ nhiều hơn, lâu dần có thể bị vón cục gây ảnh hưởng xấu tới động cơ, vì vậy cần thay dầu sớm hơn những chiếc xe hoạt động nhiều.
Dù là xe ô tô mới mua hay xe ô tô đã qua sử dụng lâu ngày thì việc thay dầu định kỳ vẫn là điều rất cần thiết để đảm bảo độ bền cho xe. Khi thay dầu máy, chủ xe nên hỏi kỹ chuyên gia bảo dưỡng xe về loại dầu phù hợp với dòng xe mà mình đã sử dụng để dầu có thể mang lại hiệu quả tốt nhất có thể.
Thay thế lọc gió động cơ sau 30.000 – 40.000 km
Về nguyên tắc hoạt động, lọc gió có tác dụng đưa không khí sạch vào buồng đốt giúp tăng hiệu suất đánh lửa, từ đó đảm bảo khả năng vận hành mượt mà cho động cơ. Trong trường hợp lọc gió bị bẩn do lâu ngày bám bụi, lượng không khí đi vào trong khoang động cơ sẽ bị giảm bớt, từ đó khiến xe có cảm giác gằn hoặc tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn bình thường.
Sau mỗi 30.000 km, chiếc lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ dơ và nghẹt, ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ và sức khỏe của bạn. Bạn cần thay lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa định kỳ sau 30.000 km để động cơ làm việc êm ái và tiết kiệm nhiên liệu hơn đồng thời giúp hệ thống điều hòa hoạt động tốt và bảo vệ sức khỏe của bạn.
Theo khuyến cáo thông thường của các hãng xe, khách hàng nên thay lọc gió sau mỗi 30.000 – 40.000 km sử dụng. Tuy nhiên, yếu tố này sẽ còn tùy thuộc vào quá trình sử dụng của mỗi người. Do vậy, mỗi khi đi bảo dưỡng định kỳ, nếu thấy lọc gió quá bẩn, người sử dụng ô tô nên thay ngay để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru.
Sau 40.000 km
Chịu trách nhiệm đánh lửa cho động cơ, bugi là chi tiết nhanh hao mòn trên ô tô do thường xuyên bị tác động bởi các tia điện. Nếu không thay thế kịp thời, người sử dụng ô tô sẽ gặp phải các tình cảnh gây ức chế như khó nổ hoặc chết máy.
Chính vì vậy, theo quy chuẩn thông thường, người dùng ô tô cần thay thế bugi đánh lửa mỗi 30.000 – 40.000 km sử dụng. Ngoài ra, trên thị trường cũng có nhiều loại bugi khác nhau đem lại các mốc tuổi thọ khác nhau. Ví dụ như loại Iridium sau 10.000 km sẽ cần phải thay thế trong khi đó Platium phải đến 40.000 km mới phải ra đi.
Hệ thống trợ lực lái điện: 50.000km/lần
Nếu xe của bạn có hệ thống trợ lực điện tay lái, chúng ta cũng phải chắc rằng nó cũng được bảo trì như các hệ thống động cơ khác. Thông thường, các hệ thống trợ lực được vận hành bằng thủy lực. Do đó, vào khoảng tầm 50.000 km hay một mốc thời gian bảo dưỡng nhất định bạn nên vệ sinh, thay nước nếu cần để có thể gia tăng tuổi thọ và độ an toàn của xe ô
Thay dầu hộp số sàn: 50.000 km/lần
Dầu hộp số sàn thường được các hãng xe cung cấp riêng do sự phức tạp trong cấu trúc và cách pha trộn nhiều loại dầu khác nhau. Do đó, khi thay dầu hộp số mỗi 50.000 km nên đưa vào hãng để thay đúng loại dầu thích hợp; hoặc sử dụng một loại dầu cao cấp thay thế nếu được hãng khuyên dùng. Bởi tính quan trọng của hộp số nên khi để ý thời gian, khoảng cách đã đi được sẽ có những chuẩn bị tốt nhất giúp xe ô tô cũ có “tuổi thọ” cao hơn.
Thay dầu hộp số tự động: 50.000 – 100.000km
Với con mắt của các chuyên gia, lời khuyên dành cho khách hàng là nên thay dầu hộp số tự động mỗi 70.000 – 80.000km với điều kiện chạy xe bình thường. Trong điều kiện chạy xe khắc nghiệt, nên thay dầu sớm hơn với khoảng 50.000 – 70.000km… Những con số này không quy đổi về thời gian sử dụng; có thể một số xe sẽ phải thay trong 5 – 6 năm nếu chạy đủ khoảng cách nhất định, nhưng cũng có một số xe cần thay dầu hộp số tự động khoảng 10 năm nếu không chạy thường xuyên.
Dây cu roa truyền động: 70.000 – 100.000km
Dây cu-roa truyền động hay còn gọi là dây cu-roa cam đóng vai trò điều phối hoạt động của các bộ phận bên ngoài và bên trong động cơ ví dụ như van, pít-tông. Do vậy, việc thường xuyên kiểm tra đảm bảo dây cu-roa truyền động luôn trong tình trạng hoạt động hoàn hảo là điều thiết yếu.
Dây cu roa truyền động nên được thay thế trong khoảng 70.000 – 100.000km. Thường xuyên kiểm tra hệ thống truyền động xem dây cu roa có bị nứt, vỡ hay không để thay thế kịp thời. Thời tiết như một số tỉnh miền trung nắng gắt, dây curoa nhanh khô vỡ là điều khó tránh khỏi. Nhỏ dầu bôi trơn để hệ thống truyền động không bị khô rít.
Nước làm mát: 80.000 – 100.000km
Nước làm mát động cơ sau một thời gian dài làm việc sẽ bị biến chất, có thể gây đóng cặn và làm ảnh hưởng đến hệ thống làm mát của xe. Bạn cần súc két nước và thay thế toàn bộ nước làm mát định kỳ sau mỗi 100.000 km để đảm bảo hệ thống làm mát luôn hoạt động tốt nhất, động cơ không bị quá nhiệt khi làm việc. Đây cũng là lúc bạn xem xét thay các bộ phận như bugi, má phanh…nếu cần thiết.
Thay dầu phanh xe ô tô trung bình 2 năm/ lần
Hệ thống phanh là bộ phận chịu nhiều tác động lực, nhiệt động nhất do vậy mà việc kiểm tra độ ăn mòn và hiệu quả hoạt động nên được diễn ra một cách thường xuyên và định kỳ. Phần dầu phanh nên và thay thế 2 năm mỗi lần để đảm bảo rằng phần thắng xe luôn được hoạt động tốt đảm bảo xử lý ổn định khi có những tình huống bất ngờ trên đường. Nên trong những lần bảo dưỡng xe ô tô định kỳ bạn nên để ý để thay thế kịp thời .
Vệ sinh hệ thống làm mát 3 năm/lần
Hệ thống làm mát nên được kiểm tra rò rỉ và hiệu quả hoạt động trong khoảng thời gian được nêu ra bởi hãng xe và phải được vệ sinh sau mỗi 2-3 năm. Hệ thống làm mát sau 2 – 3 năm sẽ thải ra một chất độc hại có thể ăn mòn các ống dẫn xả. Vì vậy, nên vệ sinh hệ thống làm mát nhằm bảo vệ bình điện cũng như nâng cao hiệu năng của hệ thống làm mát trong xe.
Kiểm tra thường xuyên
Ngoài những hạng mục kiểm tra định kỳ, còn có những những bộ phận, hệ thống trên xe mà bạn cần kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra mỗi khi sử dụng xe để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng tốt nhất. Các bộ phận cần kiểm tra thường xuyên bao gồm: Hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống chiếu sáng, đèn cảnh báo táp lô, lốp xe, ắc quy, kiểm tra tình trạng giảm chấn (phuộc), lò xo, cao su,..
Kiểm tra các đèn cảnh báo trên đồng hồ táp lô: Khi bật công tắc máy, tất cả các đèn báo phải sáng hết sau đó 30-60 giây, các đèn sẽ tắt từ từ tùy theo đèn của hệ thống nào và khi bạn nổ máy thì tất cả các đèn cảnh báo này phải tắt hết. Nếu còn đèn báo của hệ thống nào sáng, chứng tỏ hệ thống đó trên xe của bạn gặp trục trặc.
Câu hỏi thường gặp khi bảo dưỡng xe ô tô:
Có nên bảo dưỡng xe ô tô tại hãng?
Việc bảo dưỡng xe ở hãng hay tại Gara bên ngoài đều mang đến những lợi ích riêng, nếu mang xe lên hãng để bảo dưỡng bạn sẽ nhận được các lợi ích như:
- Kinh nghiệm xử lý, bảo dưỡng, phát hiện bệnh và khả năng xử lý nhỉnh hơn so với thợ bên ngoài, điều này là chắc chắn nên nếu bạn vẫn loay hoay chưa tìm được nơi uy tín để gửi gắm thì có thể mang xe thẳng đến hãng để yên tâm hơn nhé.
- Thiết bị thay thế chính hãng và luôn có sẵn: linh kiện để thay thế cho xe ô tô phải chính hãng, không phải thay linh kiện nào cũng được, nếu mang xe vào hãng để bảo dưỡng phát hiện linh kiện nào hư hỏng họ sẽ có ngay linh kiện chính hãng đúng như cái vừa hư thay vào cho bạn. Còn nếu sửa chữa tại Gara bên ngoài có khi bạn phải đợi rất lâu mới có linh kiện nhập về để sửa chữa.
Vậy bảo dưỡng xe ở gara ngoài là không tốt?
Thực tế, bảo dưỡng xe ở gara ngoài cũng có rất nhiều lợi ích riêng so với bảo dưỡng xe trong hãng, ví dụ như:
- Giá thành rẻ: khi bảo dưỡng xe ô tô ở ngoài sẽ tiết kiệm được chi phí rất nhiều so với bảo dưỡng xe ô tô tại hãng, chất lượng thì đều tốt như nhau cả.
- Quy trình bảo dưỡng linh hoạt: giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí không đáng có.
- Chất lượng phục vụ tốt: chúng ta đang sống trong thời đại dịch vụ và các gara hiện nay cũng bắt kịp xu hướng nên chất lượng phục vụ của họ hiện nay được cải thiện rất tốt.
- Chuyên nghiệp và tỉ mỉ: tay nghề của thợ sửa chữa và bảo dưỡng xe hơi hiện nay rất cao, họ có quy trình làm việc rất chuyên nghiệp và tỉ mỉ nên bạn có thể yên tâm khi gửi gắm xe vào các địa chỉ bảo dưỡng xe uy tín.
Bảo dưỡng xe ô tô hết bao nhiêu tiền?
Tiền công trung bình một lần bảo dưỡng xe sẽ giao động từ 150 – 600 ngàn đồng, còn lại sẽ là chi phí phát sinh như: các hạng mục cần thay thế, chi phí vệ sinh,…