Hiện nay tại Việt Nam có nhiều bằng lái xe trong đó có cả xe gắn máy và xe ô tô. Để tránh nhầm lẫn giữa các loại bằng lái xe ô tô cũng như xe gắn máy Anycar sẽ dựa theo thông tư số 12/2017/TT-BGTVT của Bộ GTVT tại Việt Nam quyết định vào ngày 15/04/2017.
- Bằng lái xe hạng C lái được những loại xe nào
- Drift là gì và kỹ thuật lái xe drift điêu luyện
- Cách nhận biết các nút điều khiển trên xe ô tô
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2017 và thay thế Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Việc nắm được các loại bằng lái xe dưới đây sẽ giúp tất cả các công dân Việt Nam biết để chọn học loại bằng nào đúng với nhu cầu của mình và quan trọng hơn là tránh vi phạm luật giao thông đường bộ.
Danh mục bài viết
Các loại bằng lái xe ô tô
1. Bằng lái xe ô tô hạng B1
1.1 Dành cho xe số tự động (không hành nghề lái xe) điều khiển các loại xe:
- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải < 3,5 tấn.
- Ô tô số tự động chở đến 9 chỗ ngồi bao gồm chỗ ngồi cho người lái xe.
- Ô tô dùng cho người khuyết tật
1.1 Danh cho cả xe số sàn và xe số tự động (không hành nghề lái xe) điều khiển các loại xe:
- Ô ô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải < 3,5 tấn
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi bao gồm chỗ ngồi cho người lái xe
- Máy kéo kéo 1 rơ moóc có trọng tải < 3,5 tấn
2. Bằng lái xe ô tô hạng B2
Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe bao gồm:
- Người lái xe ô tô từ 4 đến 9 chỗ, ô tô chuyên dùng có trọng tải < 3,5 tấn.
- Các loại xe quy định cho phép giấy lái xe hạng B1 (Nghĩa là bằng B2 được lái các loại xe quy định ở bằng B1).
3. Bằng lái xe ô tô hạng C
Ngoài việc được lái được các loại xe uy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 ra người hành nghề lái xe còn được điều khiển các loại xe:
- Máy kéo kéo 1 rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên.
- Người lái xe ô tô từ 4 đến 9 chỗ, ô tô tải kể cả ô tô tải chuyên dùng và ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn trở lên.
4. Bằng lái xe ô tô hạng D
Bằng lái xe hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C
- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ bao gồm chỗ của người lái xe
5. Bằng lái xe ô tô hạng E
Bằng hạng E là một trong các loại bằng lái xe ô tô được lái nhiều loại xe nhất, cụ thể:
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D
- Ô tô chở người > 30 chỗ ngồi
Lưu ý: Người điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm 1 rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750kg nếu có giấy phép lái xe trong các loại bằng lái xe ô tô hạng B1, B2, C, D và E.
6. Bằng lái xe ô tô hạng F
Bằng lái xe hạng F quy định cụ thể như sau:
6.1 Bằng lái xe hạng FB2
– Cấp cho người lái xe được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và các loại xe theo quy định hạng B2 có kéo theo rơ moóc.
6.2 Bằng lái xe hạng FC
– Cấp cho người lái xe được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C cùng với hạng FB2 và các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc.
6.3 Bằng lái xe hạng FD
– Cấp cho người lái xe được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D cùng với hạng FB2 và các loại xe theo quy định hạng D có kéo theo rơ moóc.
6.4 Bằng lái xe hạng FE
– Cấp cho người lái xe được điều khiển các loại xe gồm ô tô chở khách nối toa, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, FB2, FD và các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc.
Tóm lại theo quy định trên người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E có thể điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo theo rơ moóc có tải trọng thiết kế >750kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa.
Hy vọng với các loại bằng lái xe ô tô trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về từng loại bằng lái và chọn học đúng với nhu cầu của mình nhé!