Các giai đoạn 1 2 3 4 của bệnh tiểu đường kèm dấu hiệu cảnh báo sớm

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, cần được kiểm soát và theo dõi chặt chẽ diễn biến của bệnh. Các giai đoạn của bệnh tiểu đường có những biểu hiện bệnh khác nhau và cần có phác đồ điều trị riêng biệt. Cụ thể là thế nào? Dõi theo những chia sẻ hữu ích sau.

1. Các giai đoạn của bệnh tiểu đường

Khi biết mình mắc phải bệnh tiểu đường, chắc chắn nhiều bệnh nhân sẽ có thắc mắc bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn. Câu trả lời là bệnh tiểu đường được chia thành ba dạng chính: dạng tiểu đường type 1, dạng tiểu đường rất nguy hiểm type 2 và dạng tiểu đường type 3 (hay còn gọi là loại tiểu đường thai kỳ).

Với bệnh tiểu đường type 1 và type 3 sẽ không chia thành giai đoạn. Riêng với loại tiểu đường type 2, bệnh sẽ chia thành bốn giai đoạn, bao gồm: giai đoạn tiền tiểu đường, giai đoạn 2, giai đoạn 3 và giai đoạn cuối.

Qua các giai đoạn của bệnh tiểu đường lại có những triệu chứng riêng 

Qua các giai đoạn của bệnh tiểu đường lại có những triệu chứng riêng (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

1.1. Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Giai đoạn này gọi là giai đoạn tiền tiểu đường, đề kháng insulin hay rối loạn khi dung nạp glucose. Lúc này, lượng đường trong máu sẽ tăng cao so với mức bình thường. Tuy nhiên, mức đường này chưa đủ để trở thành loại tiểu đường type 2. Một số dấu hiệu để nhận biết tiểu đường trong giai đoạn đầu như xuất hiện nhiều mảng da có màu nâu sậm ở trong nách và sau gáy. Người hay mệt mỏi, khát nước và đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Chính vì những biểu hiện không rõ ràng như vậy, khiến nhiều người chủ quan, không đi thăm khám thực hiện các xét nghiệm tiểu đường type 2 tại các cơ sở y tế.

Bệnh tiểu đường type 2 chia thành 4 giai đoạn với mức biểu hiện bệnh lý khác nhau

Bệnh tiểu đường type 2 chia thành 4 giai đoạn với mức biểu hiện bệnh lý khác nhau (Nguồn: thuocnamth.vn)

1.2. Bệnh tiểu đường giai đoạn 2 

Khi bạn không giữ ổn định lượng đường thông qua nhóm 20 thực phẩm giúp giảm đường huyết cao trong máu, phòng tránh bệnh tiểu đường trong giai đoạn đầu thì bệnh rất có thể nhanh chóng chuyển biến thành loại tiểu đường giai đoạn 2.

Trong giai đoạn này, cơ thể sẽ gặp phải tình trạng da khô, ngứa ngáy, tay chân bị tê cứng, khát nước, nhanh đói, mờ mắt, giảm cân nặng bất thường, mờ mắt, vết thương dễ bị nhiễm trùng, lâu lành và đi tiểu nhiều về đêm.

1.3. Bệnh tiểu đường giai đoạn 3 

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường phụ thuộc rất lớn vào mức độ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Khi đó, người bệnh sẽ không tránh khỏi gặp phải những biến chứng trong quá trình tiến triển của bệnh như biến chứng thần kinh, biến chứng ở da, mắt mờ dần, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu, đau tim,…

Lúc này người bệnh không những cần giảm lượng đường huyết mà còn cần kiểm soát tốt huyết áp, mỡ trong máu. Vì vậy, việc quản lý ngoại trú tiểu đường- tăng mỡ máu tại bệnh viện là điều hết sức cần thiết. Bạn có thể chọn đặt gói quản lý này tại Useful của bệnh viện Vinmec Central Park với giá ưu đãi, chỉ 6.000.000 đồng trong vòng 1 năm. Khi sử dụng gói khám này, bệnh nhân sẽ được theo dõi tình trạng bệnh hiệu quả thông qua xét nghiệm chuyên môn cùng những bác sĩ chuyên khoa trình độ cao.

1.4. Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn xuất hiện phối hợp nhiều biến chứng với mức độ nghiêm trọng nhất. Khi ở trong giai đoạn này, người bệnh không cần kiểm soát quá chặt chẽ lượng đường huyết mà cần tập trung điều trị những triệu chứng ở các biến chứng.

Những biến chứng của bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện dần sau 5- 10 năm mắc bệnh

Những biến chứng của bệnh tiểu đường sẽ xuất hiện dần sau 5- 10 năm mắc bệnh (Nguồn: caodangyduochcm.vn)

2. Các dạng tiểu đường thường gặp

2.1. Tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 hay còn gọi là dạng tiểu đường vị thành niên hay tiểu đường trẻ em. Bởi hầu hết loại tiểu đường type 1 thường gặp ở người dưới 20 tuổi. Bệnh này không thể phòng ngừa được và bắt buộc người bệnh phải sống chung với chúng suốt đời. Người bệnh phải tiêm định kỳ insulin vì cơ thể không thể sản xuất insulin. Người bệnh có thể tham khảo thêm cách điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc và nhận tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ.

2.2. Tiểu đường type 2

Bệnh này thường gặp ở người trưởng thành bị thừa cân, ít vận động và không tập thể dục. Khác với dạng tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc các tế bào không đáp ứng đúng insulin như bình thường.

2.3. Tiểu đường type 3 (tiểu đường thai kỳ)

Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng giữa thai kỳ. Thường bệnh sẽ hết khi em bé được sinh ra.

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường thường có những biến chứng nguy hiểm

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường thường có những biến chứng nguy hiểm (Nguồn: benhvienlacviet.vn)

3. Những dấu hiệu cảnh báo sớm tiểu đường

3.1. Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục

Nếu bạn khát nước và đi tiểu liên tục, đặc biệt là sau bữa ăn, rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường khi ở giai đoạn đầu. Bởi căn bệnh này do cơ thể không kiểm soát được lượng đường nên thận sản xuất nhiều nước tiểu hơn để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu. Từ đó, cơ thể tạo cảm giác khát nước thường xuyên hơn.

3.2. Mắt mờ

Người mắc tiểu đường thường gặp phải biến chứng ở mắt. Mắt dần bị mờ, khả năng cao bị đục thủy tinh thể, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa.

3.3. Vấn đề về da

Do nồng độ insulin trong máu đột ngột tăng cao, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu nên trên da dần hình thành các mảng da sáng tối khác nhau, gây ngứa ở tứ chi, đặc biệt là ở chân.

3.4. Đói sau khi ăn

Với người mắc bệnh tiểu đường type 2, trong giai đoạn đầu sẽ thường xuyên có cảm giác đói cồn cào sau khi vừa ăn xong. Bởi khi ăn xong, lượng đường trong máu cao nhưng cơ thể không chuyển hóa được lượng đường này để phục vụ các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, não bộ không ngừng gửi tín hiệu thèm ăn đến dạ dày. Trong trường hợp này, sau khi ăn xong người bệnh có thể bổ sung thêm các loại hoa quả giúp ổn định đường huyết để cải thiện tình hình.

3.5. Mệt mỏi

Tình trạng mất ngủ vì tiểu đêm liên tục, kết hợp với việc thiếu năng lượng ở các tế bào khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, không muốn làm việc.

3.6. Giảm cân

Trong vòng từ 1 tuần đến 2 tuần, bệnh nhân có thể bị giảm đến 10kg mà không rõ nguyên nhân.

Táo là một loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Táo là một loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh tiểu đường (Nguồn: wikibacsi.com)

4. Làm sao để kiểm soát phát hiện sớm tiểu đường

4.1. Kiểm soát đường huyết thường xuyên

Bạn nên kiểm soát đường huyết thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn kèm 14 loại rau xanh cải thiện đường huyết và mua trang bị máy đo đường huyết chính hãng để kiểm tra chính xác nồng độ đường huyết của mình. Bạn có thể chọn mua máy đo đường huyết Beurer GL50 chất lượng cao với giá ưu đãi 1.000.000 đồng. 

4.2. Kiểm tra huyết áp tim mạch

Với bệnh nhân bị tiểu đường, kiểm tra huyết áp tim mạch và đường huyết là hai bước không thể bỏ qua hàng ngày. Người bị tiểu đường, chỉ số huyết áp không nên vượt quá 135/85mm Hg. Bệnh nhân nên dùng máy đo huyết áp tại nhà để kiểm tra chính xác mà không cần tốn thời gian đi thăm khám tại bệnh viện. Bạn có thể tham khảo chọn mua máy đo huyết áp bắp tay Boso Medicus Control đo huyết áp theo tiêu chuẩn WHO với giá ưu đãi 1.740.000 đồng. 

4.3. Quan sát các triệu chứng

Loại bệnh này có rất nhiều triệu chứng và biến chứng cần được theo dõi cẩn trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của bệnh không phải ai cũng chú ý quan sát để tìm ra nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng này.

4.4. Nhóm người có nguy cơ cao tiểu đường cần kiểm tra định kỳ

Nhóm người có nguy cơ cao mắc phải bệnh này cần được kiểm tra định kỳ là những người thừa cân, bị béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ và người cao huyết áp. Đặc biệt, nam giới có vòng bụng lớn hơn 90cm và nữ giới có vòng bụng lớn hơn 80cm cũng có nguy cơ cao mắc phải.

Máy đo huyết áp điện tử tại nhà chính xác

Máy đo huyết áp điện tử tại nhà chính xác (Nguồn: thietbiyteplus.vn)

Qua bài viết về các giai đoạn của bệnh tiểu đường và những dấu hiệu của bệnh, hy vọng đã cung cấp thêm phần nào thông tin về căn bệnh này đến mọi người. Hãy cố gắng chú ý quan sát những thay đổi nhỏ nhất của cơ thể, tìm ra nguyên nhân và giải quyết trước khi bệnh diễn biến trầm trọng hơn nhé! Để có kết quả chính xác, bạn nên đăng ký gói tầm soát ung thư toàn diện, phát hiện sớm tại Useful ngăn ngừa mọi nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật, cho cuộc sống chất lượng hơn.