Khi vận hành xe lốp xe luôn làm việc với cường độ cao và áp lực lớn cụ thể, lốp xe là một bộ phận trực tiếp tiếp xúc với mặt đường đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của chiếc xe. Tuy nhiên nhiều tài xế lại chủ quan khi thường xuyên điều khiển phương tiện của mình trong tình trạng lốp xe ô tô bị non hơi mà không hề biết là nó đang tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm có thể xảy ra đặc biệt là tai nạn.
- Khi xe ô tô bị nổ lốp bất ngờ phải xử lý thế nào?
- Biện pháp giảm độ ồn từ lốp xe ô tô
- Lốp Michelin và Bridgestone có gì khác nhau
Theo một nghiên cứu nếu lốp ô tô không đủ áp suất hơi sẽ khiến độ bám lên đường bị giảm đi dẫn đến các tình huống xử lý nhanh sẽ bị mắc phải vấn đề phản ứng bị chậm. Thống kê trong điều kiện thời tiết xấu như mưa lớn hay đường trơn trượt thì có khoảng 5% tai nạn ô tô là do lốp xe và đa phần trong số đó là do lốp xe không đủ áp suất ( hay còn gọi là non hơi). Quả nhiên thật lốp xe non sẽ khiến nguy cơ tai nạn tăng cao gấp 3 lần so với lốp xe đủ áp suất.
Danh mục bài viết
Tác hại của việc bơm lốp ô tô không đủ và dư áp suất
Bên cạnh đó những người có kinh nghiệm về bảo dưỡng và chăm sóc xe ô tô khuyến cáo lốp xe không đủ áp suất trong thời gian dài khi vận hành sẽ mắc phải các trường hợp sau, bao gồm:
- Giảm tuổi thọ của lốp xe ô tô do lốp xe mòn không đều
- Bánh xe nhanh mềm
- Tăng chi phí vận hành (tiêu hao nhiên liệu), sửa chữa, bảo dưỡng xe ô tô
- Dễ gặp tai nạn khi xe không giữ được sự cân bằng, nhất là khi cua rẽ
- Nổ lốp xe ô tô khi đang di chuyển, gây ra tai nạn
Vậy nếu bơm lốp xe dư áp suất thì sao?
- Cảm giác tay lái kém.
- Khả năng ma sát với mặt đường cũng bị giảm xuống.
- Độ ổn định của xe kém.
- Bánh xe nhanh mòn và mòn không đều, dẫn đến giảm tuổi thọ của lốp.
Vậy nên lốp xe cần được chú ý chăm sóc bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo khả năng vận hành của chiếc xe an toàn và ổn định. Vậy đâu là cách bơm lốp ô tô đúng tiêu chuẩn?
Mẹo giúp ô tô tránh bị nổ lốp
Một lưu ý trước khi bơm lốp ô tô là kiểm tra áp suất hiện tại ở mức chính xác nhất, để có con số này tốt nhất là kiểm tra lúc lốp đã nguội hẳn và nếu khi lốp nóng sẽ cho kết quả không chính xác do không khí trong lốp sẽ nở ra.
Tốt nhất là chủ xe nên kiểm tra áp suất lốp xe trước và sau mỗi chuyến đi dài xem có đúng tiêu chuẩn hay không. Bên cạnh đó, người sử dụng xe luôn được nhà sản xuất khuyến cáo mang xe đi kiểm tra áp suất 14 ngày/lần đối với 4 bánh và cả bánh dự phòng.
Lưu ý quan trọng: Nên nhớ không được xả xì hơi lốp khi lốp vẫn trong tình trạng còn nóng, vì thông thường áp suất lốp sẽ tăng hoặc giảm từ 1-2 psi cho mỗi 5-6 độ C nếu thời tiết thay đổi nóng (hoặc lạnh).
1. Bơm lốp ô tô theo áp suất được ghi trên thành lốp
Đây là cách đơn giản và nhanh chóng nhất mà chủ xe có thể thực hiện, tuy nhiên đây không phải là chỉ số tối ưu cho vận hành vì đây là mức áp suất tối đa mà loại lốp bạn đang sử dụng có thể chịu được.
Cách xem các kí hiệu thường thấy trên lốp xe ô tô:
Trên mỗi chiếc lốp xe đều có các thông số tiêu chuẩn do các nhà sản xuất đưa ra.
Ví dụ: P205/65R15 91V
- P – Loại lốp (dành cho xe hơi): Chữ cái đầu tiên cho ta biết loại xe có thể sử dụng lốp này. Trong đó lốp chuyên dùng cho các loại xe có thể chở khách P “Passenger”, xe bán tải và xe tải nhẹ LT “Light Truck”, lốp thay thế tạm thời T “Temporary”.
- 205 – Chiều rộng lốp: Được đo từ vách này sang vách kia (đơn vị mm), đây chính là bề mặt tiếp xúc của lốp xe với mặt đường.
- 65 – Tỷ lệ phần trăm chiều cao/chiều rộng của thành lốp (sidewall): Trong ví dụ trên đây, bề dày bằng 65% chiều rộng lốp (205).
- R – Cấu trúc lốp: Được viết tắt của Radial đây là cấu trúc thông dụng của hầu hết các xe, ngoài ra lốp xe còn có các chữ cái khác nhau như B, D hoặc E nhưng không phổ biến trên thị trường hiện nay.
- 15 – Đường kính mâm (la-zăng): Số 15 tương ứng với đường kính la-zăng lắp được là 15 inch và mỗi loại lốp chỉ được sử dụng duy nhất một cỡ la-zăng.
- 91V – Chỉ số tải trọng và tốc độ giới hạn: Nguyên nhân dẫn đến nổ lốp xe chính là do con số này nhỏ hơn tải trọng và tốc độ xe chạy.
- Max Permit Inflat – Press 300 KPA (44 PSI): Cho biết áp suất tối đa của lốp.
Trong đó cách tính PSI như sau:
1 Kg/cm2 = 14,2 PSI (Pound per square inch)
1 PSI = 6,895 KPa
1 KPa = 1 Pa = 0,01 Bar
PSI, KPa hay Bar là những đơn vị đo áp suất lốp phổ biến trên các sách hướng dẫn sử dụng hoặc đồng hồ đo áp suất.
Phần lớn các mẫu ô tô sedan, MPV hay pickup cỡ nhỏ, chỉ số áp suất tiêu chuẩn thường ở mức 27 – 32 PSI. Một số mẫu ô tô sử dụng các loại lốp đặc biệt có thể có mức áp suất lốp lên tới 40 PSI.
2. Bơm lốp ô tô theo khuyến nghị mức áp suất của nhà sản xuất
Nếu bạn để ý thì sẽ thấy trên bảng chỉ dẫn dán ở cửa xe ô tô đều xuất hiện mức áp suất được nhà sản xuất khuyến cáo hoặc trong hướng dẫn sử dụng xe đều có ghi. Các đơn vị Kpa, Bar hoặc PSI nêu trên là đơn vị phổ biến của đồng hồ đo áp suất và thường là mức áp suất tối đa hoặc được ghi trong sách hướng dẫn.
Mỗi xe đều có mức áp suất được khuyến nghị khác nhau vì vậy nên bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn và điều chỉnh áp suất lốp sao cho phù hợp là được.
3. Bơm lốp ô tô theo áp suất lý tưởng
Để bơm lốp ô tô đạt mức áp suất lý tưởng cho xe của bạn, tốt hơn hết chủ xe nên dựa vào mức áp suất được nhà sản xuất khuyến nghị ghi trên bệ cửa xe từ đó thực hiện phép bù trừ với phần áp suất do khối lượng người + hàng hóa (nếu có) trên xe. Thông thường mức giảm áp suất khuyến nghị đi 10 đến 15% sẽ có được mức áp suất hợp lý.
Lưu ý quan trọng: Chỉ khi lốp ở trạng thái lạnh tức là khi xe đã dừng vận hành được 1 khoảng thời gian dài cũng như bề mặt lốp không còn nóng thì lúc này mới là mức áp suất lốp khuyến nghị nhé.