Bình chữa cháy là gì? Có mấy loại bình chữa cháy?

Bình chữa cháy là gì? Có mấy loại bình chữa cháy? Bình chữa cháy  là một sản phẩm thuộc thiết bị chữa cháy trực tiếp sử dụng nhằm đảm bảo an toàn chữa cháy trực tiếp và lưu động khi đám cháy mới bắt đầu, bình chữa cháy được dùng đa dụng để chữa các đám cháy nhỏ còn trong phạm vi kiểm soát của con người. Nếu được sử dụng đúng cách, bình chữa cháy có thể cứu được những thiệt hại rất lớn từ con người tới tài sản của bạn do hỏa hoạn gây ra.

Bình chữa cháy là gì?

Bình chữa cháy là một sản phẩm thuộc thiết bị chữa cháy trực tiếp sử dụng nhằm đảm bảo an toàn chữa cháy trực tiếp và lưu động khi đám cháy mới bắt đầu, bình chữa cháy được dùng đa dụng để chữa các đám cháy nhỏ còn trong phạm vi kiểm soát của con người. Nếu được sử dụng đúng cách, bình chữa cháy có thể cứu được những thiệt hại rất lớn từ con người tới tài sản của bạn do hỏa hoạn gây ra.

Bình chữa cháy bột và CO2 nên dùng loại nào tốt hơn?

Nghiên cứu cho thấy rằng hơn 90% các vụ cháy có thể được kiểm soát với việc sử dụng các bình chữa cháy xách tay thích hợp. Bình chữa cháy được phân loại theo các loại lửa mà nhà sản xuất đưa ra. Từ đó! chúng tôi ra đời để bán những sản phẩm sẽ phù hợp với nhu cầu của bạn (Loại chất chữa cháy, khối lượng, kích thước).

Bình chữa cháy tiếng anh là fire extinguisher, tại Việt Nam bình chữa cháy có nhiều cách gọi khác nhau như bình pccc, bình cứu hỏa, bình chữa lửa, bình dập lửa, chai xịt chữa cháy hay bình dập cháy,…

Bình chữa cháy là thiết bị thao tác cứu hỏa tại chỗ bằng tay có hình trụ đứng vỏ thép sơn tĩnh điện màu đỏ được thiết kế với nhiều kích thước khác nhau phục vụ cho nhiều nhu cầu an toàn pccc. Bình chữa cháy rất cần thiết trong tất cả các công trình từ nhỏ đến lớn, từ hộ gia đình đến các nhà xưởng, công ty, chung cư, nhà máy,…

Tại Việt Nam, bình chữa cháy phổ biến được sử dụng gồm có hai loại chính là bình dạng khí CO2 và bình dạng bột.

Cấu tạo của bình chữa cháy

  • Vỏ bình được làm bằng thép đúc chịu áp lực cao, có hình trụ đứng và thường được sơn màu đỏ để có thể nhìn thấy dễ dàng
  • Bên trong bình là chất chữa cháy và ống dẫn. Chất chữa cháy có thể là khí CO2 hoặc bột. Khí CO2 được nén dưới áp suất cao trong bình nên trở thành chất lỏng. Bột chữa cháy là bột NaHCO3 với nồng độ khoảng 80%, không gây độc hại với con người, động vật và môi trường
  • Ống dẫn được làm bằng nhựa dùng để dẫn chất chữa cháy ra ngoài
  • Cụm van được làm bằng hợp kim đồng gắn liền với nắp đậy ở miệng bình
  • Phía trên là cò bóp đồng thời là tay xách
  • Tại cò bóp có một chốt hãm để giữ an toàn
  • Vòi phun được làm từ nhựa, cao su hoặc kim loại được nối với khớp nối cụm van

Bạn có thể xem chi tiết cấu tạo từng phần của từng chủng loại bình theo ảnh minh họa dưới đây!

Cấu tạo của bình bột chữa cháy

cấu tạo bình chữa cháy bột

Cấu tạo bình chữa cháy bột loại nhỏ cầm tay

  • Vỏ bình: thân hình trụ bằng thép sơn màu đỏ đúc nguyên khối
  • Cổ bình: ren ngoài kết nối cụm van xả có thể tháo rời để bảo trì
  • Cụm mỏ vịt: hay còn gọi là cụm van xả để thao tác sử dụng bình
  • Chốt an toàn: Để bảo vệ tránh trẻ con nghịch hoặc va chạm gây tự phun
  • Dây loa phun: Điều hướng dập lửa với một đoạn dây dẫn và loa phun
  • Đồng hồ áp: Dùng nhận biết áp suất bên trong bình và cũng để biết bình còn hoạt động được không
  • Ti bình: bằng đồng nằm bên trong cụm mỏ vịt có chức năng khóa bột
  • Ống dẫn: bên trong bình kết nối với ti đồng để dẫn bột từ bên trong ra từ tận đáy
  • Bột khô: là thành phần bột hóa chất kháng lửa, thành phần chính dập cháy trực tiếp

hành phần cấu tạo bình chữa cháy bột lọai lớn có xe đẩy

Thành phần cấu tạo bình chữa cháy bột lọai lớn có xe đẩy

  • Vỏ bình: thân hình trụ bằng thép sơn màu đỏ đúc nguyên khối
  • Cổ bình: ren ngoài kết nối cụm van xả có thể tháo rời để bảo trì
  • Cụm mỏ vịt: hay còn gọi là cụm van xả để thao tác sử dụng bình
  • Chốt an toàn: Để bảo vệ tránh trẻ con nghịch hoặc va chạm gây tự phun
  • Dây phun và súng phun: Bình loại lớn có dây phun dài và một súng phun linh động hơn
  • Đồng hồ áp: Dùng nhận biết áp suất bên trong bình và cũng để biết bình còn hoạt động được không
  • Ti bình: bằng đồng nằm bên trong cụm mỏ vịt có chức năng khóa bột
  • Ống dẫn: bên trong bình kết nối với ti đồng để dẫn bột từ bên trong ra từ tận đáy
  • Bột khô: là thành phần bột hóa chất kháng lửa, thành phần chính dập cháy trực tiếp

Cấu tạo bình CO2 chữa cháy

Thành phần cấu tạo của bình chữa cháy khí CO2 cầm tay loại nhỏ

Thành phần cấu tạo của bình chữa cháy khí CO2 cầm tay loại nhỏ

  1. Vỏ bình, thân bình
  2. Dây loa phun
  3. Chốt hãm an toàn
  4. Cụm van xả

thành phần cấu tạo bình chữa cháy 24kg khí CO2 MT24

Thành phần cấu tạo bình chữa cháy khí CO2 loại lớn có xe đẩy

  1. Vỏ bình, thân bình
  2. Dây loa phun
  3. Chốt hãm an toàn
  4. Cụm van xả
  5. Khung xe đẩy
  6. Bánh cao su

Bên trong bình chữa cháy có gì?

Bột trong bình chữa cháy là bột gì, có tác dụng gì?

*Bình bột: Bột bên trong bình được nén với khí nitơ làm lực đẩy, khi mở van bột sẽ được phun ra qua hệ thống ống dẫn. Khi phun vào đám cháy bột có tác dụng ngăn cản khí oxy tiếp xúc với vùng cháy, làm cho đám cháy bị dập tắt

*Bình CO2: khí CO2 được nén trong bình với áp suất rất cao trở thành dạng lỏng. Khi mở van bình, do chênh lệch áp suất CO2 được phun ra  chuyển thành dạng khí với nhiệt độ rất lạnh tới -79oC giúp thu nhiệt xung quanh và làm tắt đám cháy

Phạm vi ứng dụng của bình chữa cháy

Đối với bình CO2: có tác dụng dập tắt các đám cháy nhỏ, mới phát sinh từ các chất rắn, lỏng và có hiệu quả cao đối với các đám cháy gây ra từ các thiết bị điện, điện tử, trong các khu vực kín, đường hầm. Không hiệu quả với các đám cháy bên ngoải hay nhưng nơi thoáng gió vì CO2 phát tán nhanh trong không khí

Đối với bình bột: sử dụng cho các đám cháy bắt nguồn từ xăng, dầu… hay các đám cháy không thể dập bằng nước. Có thể sử dụng ngoài trời những phải xịt theo hướng gió

  • Bình xách tay: Có thể sử dụng trong khoảng từ 1,5 – 4m
  • Bình chữa cháy có xe đẩy: Tầm phun xa lên đến 5- 8m

Nguyên lý hoạt động của bình chữa cháy và cách sử dụng hiệu quả

Bình chữa cháy xách tay

Nguyên lý hoạt động

Có dung tích nhỏ khoảng từ 1kg – 8kg chất chữa cháy, trọng lượng bao gồm cả vỏ bình từ 5.5-16kg

  • Dạng khí CO2 thường được dùng để dập lửa gây ra bởi các thiết bị điện tử, đồ vật quý hay thực phẩm vì sẽ không làm hư hỏng đồ vật do không lưu lại chất chữa cháy
  • Dạng bột được thiết kế nhỏ gọn thích hợp dùng trong văn phòng làm việc, nhà ở, các công trình công cộng, …

Cách sử dụng

  • B1: Lấy bình chữa cháy ra, mang đến khu vực cần chữa cháy và giữ khoảng cách an toàn. Lắc bình vài lần trước nếu là bình bột MFZ
  • B2: Dùng ngón tay kéo chốt an toàn, một tay cầm vào cò bóp, một tay cầm vào vòi phun hướng về phía đám cháy. Đối với bình CO2 không được cầm trực tiếp vào bình hay đầu vòi vì sẽ gây bỏng lạnh nguy hiểm
  • B3: Nắm chặt cò bóp và bóp van để cho chất chữa cháy phun ra theo hướng vòi phun cho đến khi lửa tắt hẳn

Bình chữa cháy có xe đẩy

Nguyên lý hoạt động

Có dung tích khá lớn vào khoảng 24kg, 30kg, 35kg chất chữa cháy và trọng lượng cả vỏ bình từ 48-115kg ; có bánh xe nên dễ dàng cho việc di chuyển, van bình được thiết kế để chịu được áp suất cao. Ngoài ra vòi phun của bình chữa cháy xe đẩy cũng dài hơn nhiều giúp tăng khả năng cơ động cho việc chữa cháy ở những nơi trên cao hay những ngõ ngách hẹp

  • Dạng khí CO2 :

+ Được ứng dụng nhiều trong các công trình, nhà máy, xí nghiệp lớn đòi hỏi khả năng ứng phó với những đám cháy lớn, cháy các thiết bị, máy móc hiện đại.

+ Dùng cho các sự cố cháy đường điện hạ, trung và cao thế; chập điện phát sinh hồ quang hay một số kim loại cháy.

  • Dạng bột:

+ Dùng để chữa cháy các chất rắn, lỏng, khí và các chất khí hóa lỏng dễ cháy

+ Chữa cháy kim loại và có thể chữa cháy điện hạ thế (<1000V)

Phương pháp sử dụng

  • Đẩy xe tới chỗ đám cháy, kéo vòi rulo ra, hướng lăng phun vào đám cháy
  • Rút chốt an toàn, kéo van trên miệng bình vuông góc với mặt đất
  • Giữ chặt lăng phun và bóp cò cho chất chữa cháy được phun ra cho đến khi dập tắt hẳn đám cháy

Cách nhận biết bình chữa cháy

Đối với bình chữa cháy khí CO2

  1. Không có đồng hồ áp suất
  2. Vòi bình là ống loe như cái loa nên thường được gọi là loa phun
  3. Trên thân bình có các kí hiệu MT hoặc CO2 trong đó: kí hiệu MT là kí hiệu của bình CO2 và số tiếp theo là trọng lượng tương ứng đơn vị là kg

Đối với bình chữa cháy dạng bột

  • Có đồng hồ áp suất
  • Vòi bình nhỏ và thon
  • Trên thân bình có các kí hiệu: MFZ, MFZL hoặc BC, ABC cho biết đây là bình dạng bột. Riêng BC, ABC dùng để nhận biết khả năng dập lửa đối với các chất liệu tương ứng:

A: chất liệu rắn như gỗ, giấy, nhựa, …

B: chất liệu lỏng như cồn, xăng, dầu, …

C: chất liệu khí như gas, metan, …

Các số 2, 4, 8 theo sau là số kg trọng lượng bột nạp ở bên trong bình.

Bình chữa cháy ô tô: Quy định, kinh nghiệm mua và cách dùng

Có mấy loại bình chữa cháy?

1. Bình chữa cháy bột BC

Đây là một thiết bị phòng chữa cháy phổ biến nhất trên thị trường được nhiều khách hàng lựa chọn. Bình chữa cháy này có ưu điểm là chữa cháy hiệu quả với những ngọn lửa dạng chất lỏng, ngọn lửa trần, chất khí bị cháy. Đặc biệt bình chữa cháy này an toàn khi xịt vào người và dễ sử dụng bởi vậy mà nó thường được trang bị ở những nơi công cộng, đông người như trong các nhà hàng, bệnh viện, khu trọ, trường học…

Bình chữa cháy bột bc 8kg (MFZ8)

Đây là bình chữa cháy bột BC tự động trọng lượng 6kg loại treo tường thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng vừa phải thích hợp cho việc treo tường được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Đây là sản phẩm chữa cháy thông dụng nhất trên thị trường hiện nay nhờ sự tiện lợi, giá thành phải chăng và hiệu quả chữa cháy cao. Hiện bình chữa cháy bột BC MFZ8 được dùng nhiều trong các cửa hàng, khách sạn, nhà hàng, nhà kho, trường học, văn phòng công ty…

2. Bình chữa cháy bột ABC

Loại bình chữa cháy này có cấu trúc, thiết kế tương tự như bình chữa cháy bột BC. Tuy nhiên bình chữa cháy loại này có điểm khác biệt lớn nhất đó là nó có khả năng chữa cháy chất rắn.

Bình chữa cháy 4kg bột ABC MFZL4 loại tốt dập lửa đa dụng hiệu quả cao

Trong ký hiệu của bình thì các chữ cái A,B,C sẽ tương ứng với khả năng chửa cháy khác nhau. Cụ thể:

  • Bình chữa cháy A: Có thể chữa được những đám cháy cháy rắn như: Nhựa, giấy, gỗ…
  • Bình chữa cháy B: Có khả năng chữa các đám cháy xuất phát từ chất lỏng như: Cồn, xăng, dầu, rượu…
  • Bình chữa cháy C: Loại bình này có khả năng chữa các đám cháy chất khí như: gas (khí đốt hoá lỏng),…

Hiện nay, Sơn Băng cung cấp khá nhiều model bình chữa cháy bột ABC với nhiều trọng lượng, thiết kế khác nhau để phục vụ nhu cầu của khách hàng.

MFZL8 là loại bình chữa cháy bột ABC phổ thông nhất trên thị trường, bình có thiết kế dễ sử dụng giúp dập tắt nhanh chóng các đám cháy. Thiết bị này hiện đang được sử dụng nhiều trong các phương tiện vận tải, máy bay, tàu thuyền, nhà kho…

Bình chữa cháy bột ABC 4kg MFZL4 có khả năng chữa cháy cho các đám cháy khí như khí gas, khí axit dễ cháy… thường được sử dụng trong các cửa hàng xăng dầu, cửa hàng ga…

3. Bình chữa cháy khí CO2

Đặc điểm của bình chữa cháy khí CO2 đó là sử dụng khí carbon Dioxide để dập tắt đám cháy. Loại thiết bị phòng cháy chữa cháy này thích hợp chữa cháy ở các đám cháy dạng thể rắn. Ngoài ra, loại bình chữa cháy khí CO2 có thể dập tắt các đám cháy chất lỏng loại B, nhưng với các đám cháy như gỗ, giấy bìa cứng, carton, và các sản phẩm từ nhựa nó sẽ có ít công dụng hơn.

Bình chữa cháy 3kg khí CO2 MT3 (NGUYÊN LÝ CẤU TẠO CHI TIẾT)

Bình chữa cháy dạng khí CO2 có ưu điểm lớn nhất là khi xịt chữa cháy xong khí CO2 sẽ bay hơi nhanh, sạch bởi vậy mà nó thường được dùng trong các nhà máy điện tử, spa, phòng máy tính…

Hiện nay, Sơn Băng đang cung cấp đa dạng các model bình chữa cháy dạng khí CO2 với trọng lượng khác nhau để phục vụ nhu cầu của khách hàng tiêu biểu đó là:

  • Bình chữa cháy khí CO2 MT24 trọng lượng 24kg thường được dùng trong các bệnh viện, trường học, sân bay…
  • Bình chữa cháy khí CO2 MT3 có trọng lượng chất chữa cháy 3kg, đây là loại bình chữa cháy xách tay thích hợp để chữa các đám cháy nhỏ, mới phát sinh.
  • Bình chữa cháy khí CO2 MT5 đây là bình chữa cháy xách tay có trọng lượng khá nặng, tổng trọng lượng lên tới gần 15,5kg. MT5 là giải pháp tốt nhất để chữa cháy cho phòng điện, phòng máy móc thiết bị…

Bình chữa cháy giá bao nhiêu?

Giá bán của bình chữa cháy khác nhau tùy theo chủng loại mẫu mã của bình và kích thước của mỗi loại. Trung bình, giá bình chữa cháy dao động trong khoản từ 250 – 550 ngàn vnđ (tuỳ theo trọng lượng bình)

Kiểm tra bình chữa cháy thường xuyên

Tại sao cần sử dụng bình chữa cháy?

Nghiên cứu cho thấy rằng hơn 90% các vụ cháy có thể được kiểm soát với việc sử dụng các bình chữa cháy xách tay thích hợp. Bình chữa cháy được phân loại theo các loại lửa mà nhà sản xuất đưa ra. Từ đó! chúng tôi ra đời để bán những sản phẩm sẽ phù hợp với nhu cầu của bạn (Loại chất chữa cháy, khối lượng, kích thước).

Vì thế việc lắp đặt và trang bị bình chữa cháy rất quan trọng giúp bảo vệ an toàn cho bạn và tài  sản khỏi những nguy cơ hỏa hoạn.

Mua bình chữa cháy ở đâu?

TATMart tự hào là đơn vị cung cấp thiết bị PCCC uy tín với mong muốn phục vụ sự hài lòng cho mọi khách hàng trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Gọi ngay hoặc đến địa chỉ trực tiếp xem mẫu đặt hàng bình chữa cháy HCM nhé!

  • Hotline: 1900 299 918
  • Địa chỉ: 79-81 Xa Lộ Hà Nội, Phường Thảo Điền, TP. Thủ Đức , TP. Hồ Chí Minh.

Với các thông tin về bình chữa cháy là gì được giới thiệu trên đây, nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin khác hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn. Chúng tôi là một nhà nhập khẩu và phân phối được ủy quyền của các hảng sản xuất có uy tín SJ, RA, SRI… chuyên bình chữa cháy cầm tay. Sản phẩm của chúng tôi được bảo hành 12 tháng và bao gồm đầy đủ các chứng từ CO-CQ.