Tắc sữa là vấn đề rất nhiều mẹ gặp phải sau sinh, tình trạng này không nguy hiểm nhưng rất dễ biến tướng nếu không kịp điều trị. Rất nhiều mách nhau cách điều trị, cụ thể là dùng khăn chườm. Vậy, bị tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh thì tốt? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Bị tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh
Tắc tia sữa khiến nhiều mẹ cảm thấy đau nhức và mệt mỏi, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Một trong những giải pháp được nhiều người sử dụng là chườm, tuy nhiên nên chườm lạnh hay nóng vẫn là vấn đề khá nan giải. Bản chất của phương pháp chườm là dùng nhiệt độ tác động lên bầu ngực để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, giảm nhẹ cơn đau.
Rất khó để đưa lựa chọn một trong hai loại chườm, tùy vào tình trạng bệnh mà mỗi loại chườm sẽ phát huy tác dụng riêng. Tuy nhiên dù sử dụng phương pháp nào đi chăng nữa thì cần lưu ý làm đúng cách và đúng hướng dẫn, lạm dụng phương pháp chườm lạnh hoặc nóng sẽ khiến tình trạng bệnh càng tồi tệ hơn rất nhiều.
Bị tắc sữa có thể chườm nóng và chườm lạnh (Nguồn: 4.bp.blogspot.com)
2. Tắc tia sữa chườm đá lạnh có tốt không
Phương pháp chườm được ứng dụng rất phổ biến trong điều trị tắc tia sữa. Việc sử dụng các loại túi chườm nóng lạnh cũng được áp dụng rất nhiều, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh rất tốt.
2.1. Có nên chườm lạnh khi tắc tia sữa
Chườm lạnh có tác dụng làm giảm đau do bị chứng thương, giảm sung huyết và giảm thân nhiệt cho người bệnh. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho những bệnh nhân bị chấn thương vùng ngực. Nếu ngực bị sưng tấy, phù nề hoặc tụ máu do tác động từ bên ngoài thì nên sử dụng phương pháp chườm lạnh để cải thiện tình hình, nó rất hiệu quả.
Nên nhớ không phải chườm lạnh lúc nào cũng đúng, nhiều trường hợp chườm lạnh sẽ khiến tình trạng tắc sữa càng tồi tệ hơn do chất béo trong cơ thể đông lại, gây tắc nghẽn ống dẫn sữa.
2.2. Chườm lạnh như thế nào để an toàn
Bất cứ một phương pháp điều trị nào cũng cần tuân thủ đúng liệu trình, đúng phương pháp mới có thể cải thiện tốt, lam dụng chườm lạnh quá nhiều sẽ khiến tình trạng phù nề, viêm sưng càng trầm trọng. Vật dụng để chườm cần có nhiệt độ thấp hơn 15 độ C, cần chườm nhẹ nhàng túi mát lên vùng bị tổn thương, nó sẽ giúp giảm đau do chấn thương, giảm sung huyết. Lưu ý chỉ nên chườm lạnh tầm 20 phút, không nên chườm quá lâu, làm da rất dễ bị tổn thương do bỏng lạnh.
Chườm lạnh tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, không nên lạm dụng (Nguồn:conlatatca.vn )
3. Chườm nóng khi tắc tia sữa
Bên cạnh phương pháp chườm lạnh thì chườm nóng là cách điều trị tắc tia sữa được áp dụng rất phổ biến, đồng thời là 1 trong 10 cách kích thích gọi sữa mẹ hiệu quả. Chườm nóng sẽ giúp cải thiện các triệu chứng tốt, giảm đau, nhanh lành bệnh.
3.1. Tác dụng của chườm nước nóng khi bị tắc tia sữa
Bị tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh? Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng, tuy nhiên chườm nóng vẫn được khuyến khích áp dụng hơn. Các mẹ bị tắc sữa khi tiến hành chườm nóng sẽ có tác dụng tăng tuần hoàn tại chỗ rất hiệu quả, máu sẽ lưu thông đến vùng bị tổn thương nhanh chóng, dây chằng và cơ được thả lỏng, giảm đau và giảm kích thích thần kinh rất hiệu quả.
Do đó, Khi khí huyết không lưu thông hoặc ứ trệ tuần hoàn người ta thường dùng phương pháp chườm nóng. Nhìn chung phương pháp này mang lại nhiều hiệu quả tốt trong điều trị tắc tia sữa, giúp các tổn thương nhanh chóng hồi phục, bệnh phục hồi nhanh chóng.
3.2. Chườm nóng tắc tia sữa khi nào
So với phương pháp chườm lạnh thì chườm nóng được ứng dụng phổ biến hơn. Tình trạng tắc sữa chủ yếu do khí trong quết âm không thông, chườm nóng sẽ giúp cải thiện tình trạng này rất hiệu quả. Khi vùng ngực sưng đỏ, khí huyết tắc nghẽn, đau nhức thì chườm nóng là phương pháp tốt nhất nên áp dụng.
Chườm nóng mang lại hiệu quả điều trị tắc sữa rất tốt (Nguồn: hongngochospital.vn )
3.3. Cách chườm nóng khi tắc tia sữa
Có rất nhiều cách để chườm nóng, các bạn có thể dùng khăn lông sạch nhúng nước nóng và vắt khô. Cho nước ấm vào bình nhựa, tắm bằng nước nóng,… để chườm lên vùng ngực. Một lưu ý nhỏ khi chườm nóng là cần chú ý nhiệt độ túi chườm, độ nóng tầm khoảng trên 40 độ C, chườm nhẹ nhàng lên vùng đau nhức. Không nên chườm nóng quá lâu, tối đa chỉ trong 20 phút, chườm quá lâu sẽ khiến da bị kích ứng, gây bỏng da.
Kết hợp với phương pháp chườm, các mẹ cần thăm khám các bác sĩ để nhận sự tư vấn và điều trị của bác sĩ để giúp bệnh nhanh chóng phục hồi. Qua những thông tin được chia sẻ trên, chắc hẳn mọi người đã biết bị tắc tia sữa nên chườm nóng hay lạnh thì tốt nhất? Tùy vào tình trạng tổn thương, mức độ nghiêm trọng của bệnh tắc tia sữa mà các bạn có thể lựa chọn phương pháp chườm phù hợp. Chườm ngực đúng cách, đúng liệu trình sẽ giúp tình trạng tắc sữa cải thiện tốt, bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé luôn ổn định.