Nỗi lo lắng lớn nhất của khách hàng là khi bị dính nợ xấu có được vay vốn tại ngân hàng nữa không? hồ sơ khi muốn vay thêm vốn cần những gì? luôn là câu hỏi của khách hàng đặt ra khi đến ngân hàng. Và tất nhiên câu trả lời là khi dính nợ xấu sẽ gây cản trở không nhỏ trong quá trình làm hồ sơ vay vốn, cũng như rất ít tổ chức tài chính chấp nhận khách hàng nợ xấu được tiếp tục vay vốn. Vậy, khi có nợ xấu liệu có được duyệt hồ sơ không và nếu không may rơi vào nhóm nợ xấu thì nên xử lý thế nào?
Việc nợ xấu sẽ mang lại khó khăn cho khách hàng khi thực hiện vay vốn, làm sao để biết khách hàng đang bị nợ xấu mà vẫn được ngân hàng cho vay vốn? các điều kiện của ngân hàng ra sao? cần lưu ý những gì? Đối với những câu hỏi từ phía khách hàng thì bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc mà khách hàng đang gặp phải, cũng như giúp khách hàng hiểu thêm khi muốn vay vốn.
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu hay còn gọi là nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc trên, thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Có những nhóm nợ xấu nào cần chú ý?
Nợ xấu sẽ được chia thành nhóm theo chính sách ngân hàng nhà nước Việt Nam, khách hàng khi vay được chia làm 5 nhóm:
- Nợ xấu nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn, thanh toán gốc và lãi đúng hạn hoặc quá hạn từ 1 < 10 ngày,
- Nợ xấu nhóm 2: Dư nợ cần chú ý, quá hạn từ 10 < 90 ngày.
- Nợ xấu nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn, quá hạn từ 90 < 180 ngày.
- Nợ xấu nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ, quá hạn từ 181 < 360 ngày.
- Nợ xấu nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn, quá hạn > 360 ngày.
Đối với các nhóm 3,4,5 thì lịch sử nợ xấu thường được lưu trữ trong 5 năm, tính từ ngày bạn tất toán tất cả các khoản nợ còn thiếu với tổ chức tài chính. Các tổ chức tín dụng sẽ tra cứu lịch sử tín dụng của mỗi cá nhân khi xét duyệt khoản vay. Và chắc chắn họ sẽ từ chối ngay nếu bạn nằm trong 3 nhóm nợ xấu trên.
Bị nợ xấu làm sao để vay tiền?
Chắc chắn một điều rằng khi khách hàng thuộc nhóm nợ xấu ở mức độ nghiêm trọng, thì cho dù khách hàng thanh toán đầy đủ khoản nợ nhưng các ngân hàng không thể chấp nhận yêu cầu vay tiền cho những lần sau. Lúc này tìm kiếm giải pháp là điều cần thiết, nhưng không phải ai cũng biết ở đâu cho vay tiền nhanh khi có nợ xấu. Đừng quá lo lắng nếu không thể vay tiền ngân hàng và cũng không nên vội vàng tìm đến tín dụng đen để nhờ giúp đỡ.
Trước khi quyết định vay vốn khách hàng nên tự đánh giá lại năng lực trả nợ của bản thân ở mức độ nào, có kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán tiền vay để tránh gặp phải những biến cố bất ngờ có thể xảy ra khiến bạn rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, khách hàng cũng tự ý thức về thời gian phải thanh toán. Có rất nhiều cá nhân với suy nghĩ hời hợt là có khả năng thanh toán nhưng cứ chần chừ vì nghĩ rằng chỉ trễ một vài ngày cũng không thành vấn đề. Tuy nhiên với quy định chặt chẽ của hệ thống ngân hàng hiện nay, chỉ cần bạn đóng trễ một ngày, khoản nợ của bạn đã bị xếp vào nợ quá hạn.
Bên cạnh những yếu tố trên, khách hàng cần hết sức chú ý về ngày thanh toán được ghi trong hợp đồng tín dụng. Có rất nhiều khách hàng hiện tại đang hiểu sai về ngày thanh toán. Ngày thanh toán trên hợp đồng tín dụng chính là ngày ngân hàng/công ty tín dụng nhận được tiền thanh toán chứ không phải ngày hôm đó khách hàng mới đi đóng tiền.
Điều kiện vay vốn đối với khách hàng đang nợ xấu
Khi bị nợ xấu khách cần nắm rõ những điều kiện, thủ tục khi vay. Để hồ sơ của bạn sẽ được duyệt một cách nhanh chóng và suôn sẻ hơn. Dưới đây là những điều kiện, thủ tục bạn cần biết.
- Điều kiện vay vốn khi bị nợ xấu
khách hàng khi đang bị nợ xấu cần chứng minh khách hàng có đầy đủ năng lực để trả, hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Độ tuổi vay theo quy định nam không quá 60 và 55 đối với nữ.
Các giấy tờ pháp lý phải còn sử dụng được như Hộ khẩu, kết hôn, CMND phải còn trong hạn sử dụng thông thường là 15 năm và không bị rách hay tẩy xóa….
Tại thời điểm vay tài sản thế chấp phải dư không bị vướng quy hoạch, nếu có thì chỉ một phần và phần còn phải có diện tích lớn hơn 20m2, tài sản đảm bảo không bị tranh chấp, kiện tụng hay sổ chung.
Việc nợ xấu ngân hàng là điều không mong muốn của khách hàng, tuy nhiên vì lý do nào đó mà khách hàng bị vướng vào trường hợp này. Cho nên việc nợ xấu sẽ làm ảnh hưởng đến vay vốn khi khách hàng muốn vay tiếp tục, nếu khách hàng muốn vay vốn hãy chứng minh khả năng chi trả của mình.