Bệnh xương khớp là gì, nguyên nhân, triệu chứng, khám chữa ở đâu tốt

Bệnh xương khớp là căn bệnh phổ biến rất hay gặp phải. Mỗi loại bệnh lại có triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Sau đây là 10 bệnh xương khớp phổ biến và những nguyên nhân ít ai biết đến bạn có thể tham khảo để chủ động phòng cũng như thăm khám ngay khi thấy những biểu hiện này nhé!

1. Bệnh xương khớp là gì?

Bệnh xương khớp là tình trạng các khớp xương bị tổn thương kèm theo hiện tượng sưng khớp, cứng khớp hay đau nhức, biến dạng khớp gây ảnh hưởng đến chức năng vận động. Bệnh xương khớp có nhiều biến thể và nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Tùy từng dấu hiệu của bệnh xương khớp mà ta có phương pháp điều trị khác nhau.

LỜI KHUYÊN VÀNG” CHO CĂN BỆNH XƯƠNG KHỚP

2. Các dấu hiệu của bệnh xương khớp

2.1. Đau ở các vị trí khớp nhất định (đĩa đệm, vai gáy, khớp tay chân…)

Mỗi căn bệnh về xương khớp đều có những dấu hiệu khác nhau để nhận biết. Tùy vào vị trí đau mà bạn sẽ có kết luận về bệnh khác nhau. Các vị trí đau thường gặp là ở phần đĩa đệm, vai gáy và khớp tay chân.

2.2. Đau cơ học

Đau cơ học là tình trạng đau khi bạn vận động quá sức và thường giảm đau hơn khi nghỉ ngơi. Tình trạng đau cơ học thường là biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp, hoại tử xương hay bệnh lý về gân và dây chằng. Người bệnh càng sử dụng phần xương khớp bị thoái hóa nhiều hoặc xoa bóp quá mức thì càng khiến triệu chứng đau nặng hơn.

2.3. Chuột rút thường xuyên

Chuột rút thường xuyên là triệu chứng của bệnh xương khớp do các cơ bị thoái hóa không làm chủ được hành vi. Chuột rút thường kéo dài vài phút gây tê bì chân tay và kéo dài lâu hơn khi bệnh ngày càng trở nặng.

Thường xuyên bị chuột rút bắp chân, phải làm sao? | Vinmec

Chuột rút thường xuyên là dấu hiệu của bệnh (Nguồn: kenh14.vn)

2.4. Đau vào sáng sớm, chuyển mùa

Các bệnh xương khớp thường gặp thường có các cơn đau nhói vào buổi sáng khi ngủ dậy. Cơn đau này có thể kéo dài hàng giờ và càng đau đớn hơn trong những ngày thời tiết chuyển mùa. Vùng bị viêm sẽ đau âm ỉ hay dữ dội hay cũng có thể là cảm giác nhức nhối kéo dài khiến vận động khó khăn.

2.5. Đau kéo dài về đêm

Những cơn đau âm ỉ kéo dài về đêm khiến người bệnh mất ngủ trầm trọng cũng là biểu hiện của bệnh xương khớp. Cơn đau kéo dài suốt đêm là triệu chứng của bệnh đang trở nặng. Đi kèm với đó là các khớp xương sưng đỏ, nóng và tình trạng cứng khớp kéo dài hàng giờ vào buổi sáng. Bạn có thể tham khảo và chọn mua máy massage lưng, cổ, vai để xoa dịu các cơn đau dai dẳng đem lại giấc ngủ ngon hơn mỗi đêm.

2.6. Cử động chậm chạp, kém linh hoạt

Bệnh xương khớp là gì? Là khi các khớp xương kém linh hoạt dẫn tới tình tình trạng cử động chậm chạp, không linh hoạt của người bệnh. Khớp xương đau nhức, sưng tấy dẫn tới cảm giác tê bì chân tay, đặc biệt là trong những ngày trái gió trở trời hay vừa hoạt động nặng.

3. Các bệnh xương khớp thường gặp ở người trẻ, người cao tuổi

3.1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Bệnh có đặc trưng là sự tổn thương xương dưới sụn và phần sụn khớp. Các cơn đau do bệnh thoái hóa khớp gây nên thường tăng khi cử động khớp và giảm khi nghỉ ngơi.

Bệnh THOÁI HÓA KHỚP Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả - Chi tiết tin tức - UBND Tỉnh Bắc Giang

Thoái hóa khớp đi kèm các cơn đau dai dẳng (Nguồn: hellobacsi.com)

3.2. Viêm khớp dạng thấp

Biểu hiện đau nhức xương khớp cũng có thể là của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là căn bệnh mãn tính liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu không điều trị bệnh kịp thời, căn bệnh này sẽ dễ dàng phá hủy phần sụn khớp gây biến chứng khớp và gia tăng nguy cơ tàn phế. Vì vậy, tham khảo các gói khám sức khỏe tổng quát chất lượng và thăm khám định kỳ là thói quen tốt giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

3.3. Bệnh gout (gút)

Bệnh gout là căn bệnh gây nhức kèm sưng đỏ các khớp xương. Cơn đau thường xảy ra vào buổi đêm và cường độ đau tăng dần có thể kèm theo sốt cao, mệt mỏi và mất ngủ. Nguyên nhân bệnh xương khớp này là do rối loạn chuyển hóa purin dẫn tới cơ thể dư thừa lượng đạm.

3.4. Loãng xương

Biểu hiện của bệnh loãng xương không đặc trưng nên thường bị bỏ qua. Chính nguyên nhân này dẫn tới tình trạng xương yếu dần và chuyển biến sang các bệnh về xương khớp nặng hơn. Biểu hiện của bệnh loãng xương thường là các cơn đau mỏi dọc theo phần xương dài như cột sống, đùi. Cảm giác đau tăng về đêm có thể kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống.

3.5. Lao xương khớp

Lao xương khớp là bệnh do vi trùng gây ra. Khi các khớp xương chịu đựng sức nặng càng nhiều thì vi trùng càng có môi trường hoành hành dẫn tới tình trạng bệnh chuyển nặng. Phổ biến nhất của bệnh này là ở khớp háng, khớp gối và cột sống.

Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không? | Vinmec

Lao xương khớp thường xuất hiện ở khớp gối (Nguồn: afamily.vn)

3.6. Viêm gân

Bệnh viêm gân bao gồm viêm bao dịch gân, viêm gân bám tận và chứng đường hầm cổ tay. Dấu hiệu của căn bệnh này là khi người bệnh thường đau ở vị trí gân tổn thương, đau liên tục và đau tăng khi cử động. Vùng tổn thương có thể sưng tấy, đỏ ứng và ấn vào rất đau.

3.7. Thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là căn bệnh liên quan tới quá trình lão hóa xương do chịu quá nhiều tải trọng liên tục. Căn bệnh mãn tính này thường gặp ở tuổi trung niên, người lao động nặng nhọc và dân văn phòng.

3.8. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là triệu chứng đĩa đệm thoát ra hẳn vị trí cấu tạo ban đầu. Đây là bệnh về xương khớp thường gặp ở những người có thói quen ngồi sai tư thế hoặc bê vác nặng thường xuyên. Bạn có thể tham khảo 3 vị trí xoa bóp cho người thoát vị đĩa đệm để giảm đau đớn hiệu quả thực hiện được ngay tại chỗ giúp hỗ trợ điều trị căn bệnh này cho những người thân xung quanh mình hoặc nếu bạn không may mắc phải có thể nhờ mọi người giúp đỡ.

3.9. Ung thư xương

Ung thư xương là hiện tượng ung thư liên kết từ tế bào tạo sụn, tạo xương và tế bào mô liên kết. Bệnh này khá hiếm gặp nhưng cũng không phải là không xảy ra. Ung thư xương thường gặp ở đầu dưới xương đùi, gần gối và đầu trên xương chày.

3.10 Bệnh viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp. Phần lớn bệnh này thường xuất hiện ở hai khớp đầu gối hoặc khớp cổ tay. Hai loại thường gặp nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Triệu chứng bệnh của viêm khớp là tình trạng đau cứng khớp. Nếu bệnh trở nặng có thể kèm theo khó thở, khô mắt miệng, đổ mồ hôi đêm.

Viêm khớp gối uống thuốc gì cho nhanh khỏi | OHGOOD.VN

Người già là đối tượng hay mắc bệnh viêm khớp (Nguồn: benxuong.com)

10 căn bệnh xương khớp phổ biến kể trên đều có triệu chứng chung là những cơn đau dai dẳng, kéo dài. Đặc biệt là khi thay đổi thời tiết hay hoạt động mạnh thì triệu chứng càng trở nên khó chịu. Để giảm đau đớn, bạn có thể tham khảo top 10 máy massage toàn thân cầm tay nhỏ gọn và chọn mua một loại máy phù hợp nhất với mình hay những người thân của bạn nhé!

4. Nguyên nhân bệnh xương khớp là gì

4.1. Độ tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh

Tuổi càng cao các khớp xương càng bị mài mòn và lão hóa dần chức năng. Lượng máu nuôi các khớp cơ giảm sút đáng kể khiến xương thiếu dưỡng chất dẫn tới suy giảm chức năng hệ xương. Khi các khớp xương dần lão hóa thì quá trình phá hủy sụn nhiều hơn là tái tạo làm phần sụn mỏng dần, chất nhờn đầu khớp cũng giảm và chèn ép phần xương dưới gây đau nhức,

4.2. Ít vận động hay vận động quá sức

Xương khớp bị tổn thương thường là do vận động quá sức gây áp lực lên khớp xương. Tuy vậy, người ít vận động cũng rất dễ mắc các bệnh xương khớp vì các khớp không được hoạt động thường xuyên gây cứng khớp. Khi cơ thể thường xuyên giữ ở trạng thái nhất định trong khoảng thời gian dài khiến các khớp xương co cứng dẫn tới khi vận động đột ngột sẽ gây tổn thương bộ phận này.

4.3. Vận động sai tư thế

Hoạt động sai tư thế như cúi đồ nặng, ngồi cong lưng đều có thể dẫn tới bệnh về xương khớp. Điều này gây ảnh hưởng tới những vùng khớp liên quan và đến lâu dài có thể dẫn tới bệnh trở nặng.

Ngồi sai tư thế dẫn đến những hậu quả gì? • Leep.app • Live Active

Ngồi sai tư thế dẫn tới tình trạng đau mỏi xương khớp (Nguồn: hellobacsi.com)

4.4. Hoạt động lặp đi lặp lại trên một nhóm cơ nào đó

Hoạt động lặp lại trên một nhóm cơ dẫn tới vùng cơ này bị quá tải do hoạt động thường xuyên. Điều này gây áp lực lên các khớp và dẫn tới tình trạng vùng cơ, xương khớp đó dễ bị thoái hóa.

4.5. Béo phì

Thừa cân, béo phì gây áp lực lên các khớp xương dễ dẫn tới tình trạng thoái hóa sụn khớp. Có thể nói thừa cân càng nhiều thì mức độ đau nhức xương khớp càng cao.

4.6. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng

Cơ thể thiếu hụt canxi, vitamin D do chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ cũng là nguyên nhân lớn dẫn tới bệnh về xương khớp. Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm sữa giàu canxi như sữa bột Anlene giúp hệ xương chắc khỏe phù hợp với người cao tuổi hay thực phẩm chức năng cung cấp lượng canxi cần thiết để phòng và điều trị bệnh.

4.7. Chấn thương nhưng điều trị sai cách

Những chấn thương như ngã xe hay va chạm có thể dẫn tới tổn thương phần sụn và xương khớp. Tuy nhiên, nếu bạn không phát hiện và chữa dứt điểm thì các vết thương này sẽ nặng dần biến tướng thành bệnh xương khớp. Do đó khi có dấu hiệu đau sau va chạm cần phải khám tổng quát chuyên hệ xương khớp để phát hiện và có cách chữa trị phù hớp

4.8. Bẩm sinh

Dị tật bẩm sinh như dây chằng lỏng lẻo hay khớp bất đối xứng, lệch trục khớp.

5. Cách phòng bệnh xương khớp hiệu quả

5.1. Vận động hợp lý

Tập luyện thể thao thường xuyên và hoạt động chân tay điều độ giúp phát triển hệ cơ, xương khớp thêm khỏe mạnh. Ngoài ra, việc vận động này cũng giúp máu huyết lưu thông tăng dinh dưỡng cho sụn khớp.

Review 10 Thuốc Bổ Xương Khớp Tốt Nhất Hiện Nay - Nhà Thuốc Phương Chính

Tập thể dục đều đặn giúp hệ xương khớp thêm khỏe mạnh (Nguồn: bestie.vn)

5.2. Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương

Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu canxi và các nhóm vitamin B, C, E cùng các khoáng chất hỗ trợ khả năng hấp thụ canxi. Ngoài ra, uống 2 ly sữa mỗi ngày để bổ sung canxi, khoáng chất cho xương chắc khỏe cũng là cách phòng bệnh tốt cho người mắc chứng xương khớp.

5.3. Sinh hoạt khoa học để cơ thể được phục hồi

Chế độ tập luyện khoa học, làm việc điều độ có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Để có kết quả nhanh nhất, bạn có thể kết hợp thêm các buổi trị liệu, massage để thư giãn xương khớp và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.

5.4. Khám xương khớp định kỳ tại cơ sở uy tín

Cách phòng bệnh xương khớp tốt nhất là bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bệnh và có phác đồ điều trị hợp lý nhất. Các gói khám cơ – xương – khớp chất lượng, giá ưu đãi có tại Adayroi là một gợi ý tuyệt vời bạn có thể tham khảo.

6 bệnh viện, phòng khám Cơ xương khớp uy tín tại TP.HCM

Khám xương khớp tại bệnh viện uy tín (Nguồn: bookingcare.vn)

Trên đây là tổng hợp những thông tin hữu ích về bệnh xương khớp mà mọi người cần biết. Bệnh xương khớp rất dễ mắc phải và gây ra nhiều thương tổn, đau đớn. Vì thế, vì sức khỏe của bản thân và gia đình hãy quan tâm đến cơ thể mình, thực hiện phòng tránh và chủ động khám sức khỏe định kỳ bạn nhé!