1. Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh gì?
1.1. Nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ em
Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em thường xảy ra do các vấn đề về chấn thương vận động. Đối tượng mắc bệnh thường là các bé từ 1-10 tuổi, đây là độ tuổi hiếu động, dễ bị té ngã khiến khớp háng bị tổn thương gây nên hiện tượng viêm. Một số trẻ có hệ miễn dịch non yếu, chưa được hoàn thiện nên dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây ra các phản ứng viêm cơ thể. Đây là bệnh nằm trong danh sách 21 bệnh thường gặp ở trẻ vì thế cha mẹ cần lưu ý để điều trị kịp thời.
Ngoài ra, một số nguyên nhân gây viêm khớp háng ở trẻ em thường gặp gồm viêm màng hoạt dịch do xuất huyết khớp hoặc virus, do viêm khớp tự phát hoặc hệ miễn dịch tự tấn công vào mô sụn khỏe mạnh gây nên bệnh. Do loạn sản xương hông khi trẻ bị trật xương hông sau khi sinh bởi mẹ bầu sản sinh nhiều hormone relaxin trong thai kỳ.
Ngoài ra bệnh viêm khớp háng còn xuất phát vì viêm khớp nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm gây nên. Hay hoại tử chỏm xương đùi khi máu không được tuần hoàn, xương đùi không được nuôi dưỡng dẫn đến chết dần. Hoặc mắc chứng bệnh thoái hóa khớp háng với các nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm khớp háng.
1.2. Dấu hiệu viêm khớp háng ở trẻ em
Một số dấu hiệu viêm khớp háng thường gặp ở trẻ em gồm:
- Đau khớp háng: Trẻ có biểu hiện đau khu vực háng, khó khăn khi vận động cũng như di chuyển.
- Đau vùng hông, mông và đùi: Khi bị bệnh viêm khớp háng ở trẻ em, cơn đau có thể lây lan và di chuyển sang các vùng lân cận khiến hông, mông và đùi đau, trẻ khó khăn khi vận động.
- Bước đi tập tễnh: Khi khớp háng gặp vấn đề, trẻ khó khăn trong việc đi bình thường. Vì thế cha mẹ có thể quan sát thấy dấu hiệu trẻ đi tập tễnh, bước đi không đều.
- Khớp háng nóng và đỏ: Nếu khớp háng nóng và đỏ cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp của hiện tượng viêm. Vì thế, cha mẹ nên cho trẻ thăm khám và điều trị kịp thời.
- Trẻ chán ăn, thường xuyên cáu gắt: Khi bị viêm khớp háng, cơ thể trẻ khó chịu dẫn đến ăn không ngon miệng, cáu gắt khi đau.
- Sốt: Các cơn đau khớp thường kèm theo dấu hiệu sốt xảy ra khi trẻ bị bệnh viêm khớp háng ở trẻ em.
- Viêm kết mạc: Viêm khớp háng gây ra các bệnh khác liên quan trong đó có viêm kết mạc. Vì thế nếu viêm kết mạc bạn nên tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh.
- Trẻ sụt cân, mệt mỏi kéo dài, chính vì thế cha mẹ nên cho bé thực hiện khám sức khỏe tổng quát cho trẻ phòng ngừa bệnh, hạn chế các tác hại về bệnh.
2. Cách điều trị viêm khớp háng ở trẻ em
2.1. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán đóng vai trò quan trọng khi đưa ra phác đồ điều trị viêm khớp háng ở trẻ. Để có kết quả chẩn đoán chính xác, bạn nên cho trẻ đi thăm khám nhi tại các bệnh viện uy tín. Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng, nhìn vào các dấu hiệu của trẻ, sau đó tiến hành thử nghiệm chuyên sâu để phát hiện các bất thường sức khỏe trẻ. Cụ thể, các xét nghiệm chẩn đoán chuyên sâu gồm:
- Siêu âm khớp háng: Siêu âm để phát hiện các dấu hiệu viêm từ chất lỏng trong khớp háng hay không.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ phát hiện độ lắng máu bị tăng, phản ứng protein của máu cũng tăng, xác định nguyên nhân đau khớp háng có phải do bệnh Lyme hay không.
- Sinh thiết dịch khớp: Việc sinh thiết dịch khớp giúp phát hiện vi khuẩn cũng như những bất thường trong dịch khớp, tế bào bạch cầu khu vực khớp háng.
- Chụp X-quang: Kỹ thuật chụp X-quang giúp các bác sĩ có thể quan sát mô bên trong khớp háng để phát hiện những mô bất thường.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Việc chụp cộng hưởng từ MRI là cách giúp quan sát khớp háng của trẻ một cách rõ ràng nhất, phát hiện những bất thường về cấu trúc và tổn thương khớp háng để đưa ra kết luận chính xác nhất.
2.2. Điều trị
2.2.1. Điều trị bằng thuốc
Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em sẽ được các bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid để ức chế các triệu chứng. Một số loại thuốc được chỉ định khi bệnh nhẹ: Aspirin, Ibuprofen 400, Naproxen. Một số loại thuốc khi bệnh tiến triển nặng như: Corticosteroid, Methotrexat. Các loại thuốc chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ, nên bổ sung thêm TPCN chứa vitamin, giàu dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức khỏe xương khớp.
2.2.2. Dùng biện pháp vật lý trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng hỗ trợ cho việc phục hồi chức năng vận động ở trẻ. Các phương pháp vật lý trị liệu gồm châm cứu, xoa bóp, chườm nóng. Trẻ sẽ được xoa bóp xung quanh vùng khớp háng, chườm nóng để giảm đau, châm cứu để giảm đau và phục hồi chức năng vận động. Cha mẹ nên mua dịch vụ vật lý trị liệu chữa bệnh xương khớp, giúp trẻ mau chóng hồi phục sớm nhất có thể.
2.2.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ được cân nhắc trong các trường hợp điều trị nghiêm trọng, khi các phương pháp điều trị khác không có tác dụng. Mục đích của việc phẫu thuật là định hình lại khớp háng trẻ để giúp xương khớp trẻ tốt khi vận động trong tương lai.
Để tránh bệnh viêm khớp háng ở trẻ em, ngoài việc điều trị theo các phương pháp được chỉ định, cha mẹ nên chú ý bổ sung thực phẩm tươi giàu Canxi, vitamin D cho trẻ, không để trẻ vận động mạnh. Đây là một bệnh lý phức tạp nên cần được thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế các biến chứng không mong muốn.