Bệnh viêm khớp cổ chân là bệnh lý thường gặp ở ở những người cao tuổi và trung niên, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là gì? Cùng tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết.
1. Bệnh viêm khớp cổ chân là gì?
Viêm đau khớp cổ chân là bệnh gì? Khớp cổ chân là một trong những phần khớp xương có khả năng dễ bị va đập và tổn thương nhất ở cơ thể người. Bệnh viêm khớp cổ chân là tình trạng các vi khuẩn, virus xâm nhập gây ra tình trạng tê buốt, đau nhức, ngứa và bầm tím. Mức độ đau nhức và chấn thương sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân không có phương pháp điều trị kịp thời mà lại hoạt động thường xuyên khiến phần khớp bị căng giãn và uốn cong.
Viêm khớp cổ chân là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. (Nguồn: vietnamforestry.org.vn)
2. Viêm đau khớp cổ chân có nguy hiểm không
Trong giai đoạn đầu mới mắc bệnh, người bệnh luôn cảm thấy cơ thể có dấu hiệu của sự mỏi mệt, sưng đỏ ở vùng da khớp cổ chân và cảm thấy rất đau đớn khi hoạt động, di chuyển hoặc dùng tay ấn trực tiếp vào. Các mức độ đau đớn sẽ có khả năng tăng dần từ nhẹ tới nghiêm trọng nếu bệnh nhân hoạt động quá nhiều khiến các khớp cơ không được nghỉ ngơi. Các cơn đau do bệnh viêm khớp cổ chân mang lại có thể khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt, làm việc và vận động hàng ngày. Bệnh nhân mắc bệnh sẽ không thể chạy, nhảy, đi lại và có thể bị biến dạng xương khớp, teo cơ, mất khả năng vận động hay tàn phế nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời.
3. Nguyên nhân đau khớp cổ chân khi ngủ dậy
3.1. Lão hóa xương khớp
Do phần cơ thể đã bị lão hóa nên người cao tuổi thường mắc các bệnh lý liên quan tới xương khớp như các triệu chứng của căn bệnh loãng xương, bệnh viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh viêm khớp cổ chân. Mức độ mắc bệnh của người cao tuổi được đánh giá là có tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với những người ở độ tuổi trung niên, thanh thiếu niên.
3.2. Chấn thương
Có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh do bị chấn thương vận động mạnh, tai nạn hoặc sử dụng giày cao gót không may bị trượt chân, hoạt động các bộ môn thể thao với cường độ mạnh dẫn tới tình trạng sưng đau, bong gân. Nếu bệnh nhân không có biện pháp chữa trị kịp thời và kéo dài thời gian sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn ở các khớp cổ chân. Khi mắc các chấn thương bệnh nhân cần tới ngay các trung tâm y tế để đăng ký khám chuyên khoa toàn diện để kịp thời chữa trị và tránh mắc phải các biến chứng như bệnh viêm đau khớp cổ chân.
3.3. Lối sống, thói quen vận động
Hầu hết, những người có thói quen lười vận động sẽ khiến cho phần dịch ở sụn khớp đầu gối không được sản sinh thêm, khó thích ứng với những sự thay đổi linh hoạt khi vận động nên sẽ dẫn tới mắc bệnh không lường trước được.
Bệnh lý này thường do nhiều nguyên nhân gây nên. (Nguồn: kenh14.vn)
3.4. Cân nặng
Những người mắc bệnh béo phì do trọng lượng cơ thể quá lớn đè nén trực tiếp lên phần cẳng chân, bàn chân và đặc biệt là đầu gối. Vì vậy, dễ dàng hình thành các bệnh lý liên quan tới hệ xương khớp trong cơ thể như căn bệnh viêm khớp ở cổ chân hay đau khớp cổ chân không sưng.
3.5. Bệnh lý
Những đối tượng mắc phải các bệnh lý liên quan tới xương khớp như bệnh gout hoặc dấu hiệu mắc bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ thường rất dễ bị bệnh viêm khớp ở cổ chân. Bệnh gout là bệnh lý thường gặp ở những đối tượng nam giới thường xuyên sử dụng rượu, bia và ăn những loại thực phẩm giàu protein quá nhiều. Còn bệnh lý viêm khớp cổ chân thường xảy ra ở những chị em phụ nữ sử dụng giày cao gót quá nhiều hoặc người cao tuổi lười vận động. Hai bệnh lý này nếu không được áp dụng những biện pháp can thiệp lâu ngày sẽ gây ra các bệnh liên quan tới xương khớp khác như viêm khớp cổ chân.
3.6. Tâm lý
Do tâm lý bị căng thẳng quá độ hoặc stress kéo dài nên sẽ khiến hệ miễn dịch của cơ thể người bị suy yếu, khiến mất cân bằng cơ thể và dễ xảy ra các cơn đau khớp chân. Những cơn đau này nếu không được điều trị kịp thời để lâu ngày sẽ gây ra bệnh viêm khớp ở cổ chân. Bệnh nhân cần phải được sử dụng các gói dịch vụ tư vấn, điều trị tâm lý uy tín để giúp các biến chứng của bệnh thuyên giảm.
Các triệu chứng của bệnh viêm khớp ở cổ chân rất đa dạng. (Nguồn: spathaomoc.vn)
4. Triệu chứng sưng khớp cổ chân
4.1. Đau nhức khớp chân
Trong giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân sẽ thường cảm thấy các cơn đau xuất hiện ở phần khớp cổ chân. Những cơn đau này sẽ có tần suất xuất hiện nhiều khi người bệnh chơi thể thao, lao động, nhảy múa hoặc chạy bộ. Trong một số trường hợp đã được ghi nhận, các cơn đau khớp cổ chân sẽ có thể xuất hiện bất ngờ khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn và rất khó chịu.
4.2. Sưng tấy ở cổ chân
Song hành cùng với các cơn đau nhức thì phần cổ chân và bàn chân bệnh nhân sẽ bị tấy sưng đỏ, có cảm giác ấm nóng khi chạm tay vào. Triệu chứng này sẽ có thể lây lan ra toàn bộ phần cẳng chân và mắt cá chân của người bệnh nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời. Bệnh nhân cần tới ngay các trung tâm y tế để đặt mua các gói khám tổng quát uy tín để xác định rõ tình trạng bệnh và có biện pháp chữa trị hiệu quả.
4.3. Có tiếng kêu khi vận động
Bệnh viêm khớp cổ chân sẽ thường khiến phần cổ chân của người bệnh có những tiếng lắc rắc hoặc lạo xạo khi vận động hoặc di chuyển. Triệu chứng này thường hay xuất hiện khi bệnh đã tiến triển trong suốt một thời gian mà không có biện pháp điều trị khỏi dứt điểm.
Viêm đau khớp cổ chân thường xảy ra ở nhiều chị em phụ nữ hay sử dụng giày cao gót. (Nguồn: beautyworld.net.vn)
4.4. Cứng khớp
Triệu chứng cứng khớp sẽ thường xảy ra vào buổi sáng ở phần cổ chân của bệnh nhân và được đánh giá là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm khớp ở cổ chân. Biến chứng này sẽ có thể giảm nhẹ khi người bệnh thực hiện nghỉ ngơi trong một thời gian ngắn và có thể tái phát vào ban đêm hoặc sáng sớm ngày hôm sau.
4.5. Triệu chứng toàn thân khác
Người mắc bệnh viêm khớp cổ chân sẽ còn có thể xuất hiện những triệu chứng toàn thân như sốt cao, cảm giác khó chịu, ớn lạnh, luôn trong tình trạng mỏi mệt và không có ý chí vận động. Ngoài ra, người bệnh sẽ thường cảm thấy ăn không ngon miệng, chán ăn dẫn tới tình trạng giảm cân nhanh và suy nhược cơ thể.
5. Cách điều trị viêm khớp cổ chân
5.1. Thuốc Tây y
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc Tây y phổ biến như nhóm thuốc kháng viêm không có chứa steroid hoặc nhóm thuốc giãn cơ bắp. Trong trường hợp bệnh viêm khớp cổ chân trở nên nghiêm trọng hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phải được tiêm nhóm thuốc corticoid ngay trong quá trình thăm khám.
5.2. Thuốc Đông Y
Theo đánh giá chung của nhiều bệnh nhân thì việc sử dụng các nhóm thuốc Tây y sẽ chỉ giúp làm giảm thiểu các biến chứng không xảy ra chứ khó có thể điều trị bệnh triệt để. Vì vậy, đa số bệnh nhân ở Việt Nam đều sử dụng kết hợp các phương pháp Đông Y như bài thuốc An Cốt Nam để giúp điều trị triệt để căn bệnh viêm khớp cổ chân trong thời gian ngắn.
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm khớp ở cổ chân. (Nguồn: nhatnhat.com)
5.3. Vật lý trị liệu
Bệnh nhân có thể áp dụng thực hiện các bài tập vật lý trị liệu chữa bệnh của các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Các bài tập này sẽ có thể giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm và các cơn đau nhức cho bệnh nhân. Đồng thời phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp bệnh nhân dẻo dai cơ và gân quanh vùng khớp gối hoặc tính đàn hồi ở cơ thể được cải thiện rõ rệt
5.4. Sử dụng phương pháp RICE
Phương pháp RICE điều trị bệnh viêm khớp cổ chân bao gồm các bước: Thực hiện nghỉ ngơi, chườm đá viên, tạo sức ép nến và tiến hành nâng cao chân. Đầu tiên bệnh nhân cần phải hạn chế việc đi lại, vận động quá nhiều để phần chân có thời gian nghỉ ngơi và không phải chịu bất cứ lực tác động nào. Sau đó tiến hành sử dụng đá lạnh chườm vết vùng bị viêm nhiễm trong khoảng từ 20-25 phút/lần, mỗi lần cách nhau khoảng từ 2-3 giờ. Bệnh nhân nên thực hiện chườm đá lạnh trong khoảng 2 ngày nếu có dấu hiệu đau nhức phần khớp cổ chân khi đi bộ hoặc thức dậy lúc sáng sớm. Khi đã thực hiện chườm đá xong bệnh nhân cần sử dụng băng đàn hồi để thực hiện ép nến lên phần bị viêm nhiễm giúp giảm tình trạng đau nhức và sưng viêm. Cuối cùng, bệnh nhân cần thường xuyên nâng cao phần cổ chân để giúp máu chảy về tim và tăng lượng bạch huyết có trong cơ thể.
5.5. Phẫu thuật
Nếu trong trường hợp bệnh nhân đã áp dụng các phương pháp điều trị trên mà không đem lại kết quả như mong muốn, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện phương pháp phẫu thuật vùng khớp. Phương pháp này có ưu điểm là giúp bệnh nhân có thể khỏi bệnh hoàn toàn, tuy nhiên lại có chi phí thực hiện khá cao và dễ khiến mắc phải các biến chứng nguy hiểm khác.
5.6. Hỗ trợ điều trị tại nhà
- Bệnh nhân mắc bệnh viêm khớp cổ chân cần hạn chế vận động và hoạt động quá sức lực, khiến các khớp cổ chân phải chịu khối lượng đè nén lớn khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bệnh nhân nên hạn chế sử dụng giày cao gót trong quá trình điều trị bệnh. Nên lựa các loại giày dép có kích thước phù hợp, trọng lượng nhẹ và làm từ chất liệu mềm để không gây tổn thương cho phần khớp ở cổ chân.
- Bệnh nhân cần thường xuyên thực hiện những bộ môn thể thao nhẹ nhàng, an toàn và tốt cho các cử động của phần khớp như đi bộ, bơi lội, đạp xe hay các bài tập Yoga.
- Bệnh nhân nên thường xuyên thực hiện ngâm chân với gừng tươi, muối và nước ấm. Đồng thời kết hợp với các liệu pháp massage, xoa bóp bàn chân và cổ chân để các biến chứng của bệnh được thuyên giảm.
- Bệnh nhân nên thường xuyên mua và ăn bổ sung thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin để phần xương khớp cổ chân luôn ở mức độ chắc khỏe.
Bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt điều độ nếu muốn chữa khỏi căn bệnh này. (Nguồn: xuongkhopscc.com)
Hy vọng rằng, với những thông tin trên mà Blog Useful đã đưa tới sẽ giúp quý bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về căn bệnh viêm khớp cổ chân. Bạn hãy thường xuyên vận động điều độ, sử dụng các loại thực phẩm tươi sạch, tập luyện thể thao đều đặn và đăng ký dịch vụ khám chữa xương khớp hiệu quả, an toàn để phòng tránh mắc phải căn bệnh này nhé.