Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị phát ban đỏ, ngứa do tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Bệnh không gây nguy hiểm tuy nhiên khiến người bệnh rất khó chịu và đau rát. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và các triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc để biết cách phòng tránh nhé!
1. Viêm da tiếp xúc là gì?
Viêm da tiếp xúc là một dạng viêm da do kích ứng hoặc dị ứng da khi tiếp xúc với một tác nhân cụ thể nào đó. Viêm da tiếp xúc không nguy hiểm nhưng sẽ gây khó chịu. Bệnh gây ra do da tiếp xúc với các chất gây kích ứng, dị ứng thường gặp nhất là hóa chất, mỹ phẩm hoặc tinh chất từ các loại cây độc. Bệnh không lây truyền và nguyên nhân gây kích ứng từng người sẽ không giống nhau.
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý rất phổ biến (Nguồn: thuocdantoc.org)
2. Các loại viêm da tiếp xúc
Nếu như viêm da được chia làm nhiều loại thì viêm da tiếp xúc cũng vậy, nó được chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm bệnh không giống nhau.
2.1. Viêm da tiếp xúc do kích ứng
Viêm da tiếp xúc do kích ứng thường được gây ra bởi hóa chất kích thích, và những chất kích thích gây ra bởi vật chất. Một số chất kích thích có thể gây viêm da khi tiếp xúc có thể kể tên như dung môi (rượu, nhựa thông, este, xylene, xeton, và nhiều chất khác); chất lỏng kim loại (dầu thô, chất lỏng kim loại); latex; dầu hỏa; thuốc bôi và mỹ phẩm và kiềm (chất tẩy rửa).
2.2. Viêm da tiếp xúc do dị ứng
Bệnh viêm da tiếp xúc do dị ứng là phản ứng mẫn cảm sau khi cơ thể tiếp xúc với những chất gây dị ứng. Kết quả là cơ chế miễn dịch sẽ tự giải phóng các hóa chất viêm khiến da bị ngứa và khó chịu. Môi trường xung quanh có thể chứa các chất khiến cơ thể tiếp xúc dị ứng, gây viêm nhiễm da. Chất gây dị ứng có thể kể tên như niken, vàng, crom và sồi độc, và chất độc cây thù du,…
2.3. Viêm da photocontact
Viêm da photocontact được chia thành hai loại, phototoxic và dị ứng ánh sáng, bệnh thường xuất hiện chàm đỏ trên da do sự phản ứng giữa các hoạt tính trên da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến da bị kích ứng. Tuy nhiên viêm da do Photocontact thường ít hơn dị ứng và kích ứng.
Viêm da tiếp xúc không nguy hiểm (Nguồn: marrybaby.vn)
3. Triệu chứng viêm da tiếp xúc thường gặp
Tùy theo loại tiếp xúc mà da sẽ có những biểu hiện viêm khác nhau. Mỗi loại viêm da tiếp xúc đều có những nguyên nhân bệnh khác nhau nên triệu chứng bệnh vì vậy cũng có chút khác biệt.
3.1. Viêm da tiếp xúc do kích ứng
Đối với viêm da tiếp xúc do kích ứng thì khi tiếp xúc với các chất kích ứng da thường chưa có biểu hiện mẫn cảm, tuy nhiên nếu tiếp xúc nhiều lần với chất kích ứng sẽ khiến da bị tổn thương, gây viêm da. Da bị kích ứng thường có biểu hiện nóng rát, ngứa châm chích, nặng có thể nổi mụn nước li ti ở da. Khi phát hiện da có dấu hiệu kích ứng càn ngưng tiếp xúc với các loại hóa chất, xem tình hình để điều trị.
3.2. Viêm da tiếp xúc do dị ứng
Đối với viêm da tiếp xúc kích ứng thường xảy ra khi da tiếp xúc với các hóa chất kích thích mạnh, khiến da bị tổn thương và viêm nhiễm. Da khi bị viêm do tiếp xúc dị ứng thường có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa rát, da bị kích ứng và rất khó chịu, sờ vào thấy sưng, đau rát.
3.3. Viêm da photocontact
Viêm da Photocontact gây ra do chất photoxic và phản ứng của chất photosensitizer trên da với các tia có trong ánh sáng mặt trời. Khi bị viêm da Photocontact da sẽ xuất hiện các đám chàm đỏ ở khu vực bị kích ứng, da trở nên khô, nứt nẻ và có thể đóng vảy, nhiều trường hợp sẽ cảm giác ngứa ngáy, đỏ rát.
Viêm da tiếp xúc được chia thành nhiều loại khác nhau dựa vào nguyên nhân gây bệnh (Nguồn: kienthuc1805.com )
4. Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc chủ yếu gây nên do da tiếp xúc với các chất gây kích ứng da, nắm được nguyên nhân gây nên bệnh sẽ giúp mọi người có thể phòng tránh và bảo vệ làn da.
4.1. Da tiếp xúc với các hóa chất kích thích
Viêm da tiếp xúc do kích ứng thường được gây ra bởi hóa chất kích thích, và những chất kích thích gây ra bởi vật chất. Một số chất kích thích có thể gây viêm da khi tiếp xúc có thể kể tên như dung môi; chất lỏng kim loại ; latex; dầu hỏa; thuốc bôi và mỹ phẩm và chất tẩy rửa.
4.2. Độ ẩm thấp từ điều hòa, không khí
Bệnh viêm da tiếp xúc cũng có thể hình thành do thường xuyên ở trong môi trường ẩm thấp, thiếu ánh sáng, không khí ngột ngạt. Những người ở những nơi có độ ẩm thấp từ điều hòa, không khí rất dễ bị viêm da do tiếp xúc.
4.3. Ăn thực phẩm, hương liệu, gia vị gây dị ứng
Bên cạnh việc tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất lên làn da thì cũng có rất nhiều trường hợp người viêm da tiếp xúc do ăn phải thực phẩm, hương liệu hoặc gia vị gây dị ứng. Khi dị ứng do ăn phải thực phẩm gây dị ứng, da sẽ có những triệu chứng giống như viêm da tiếp xúc dị ứng, ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ, đau rát, khó chịu.
4.4. Dị ứng xi măng
Dị ứng xi măng cũng là một hiện tượng của tình trạng viêm da tiếp xúc, do cơ thể tiếp xúc với xi măng trong một thời gian dài. Đây là một tình trạng viêm da bao gồm hai yếu tố dị ứng và kích ứng là Crom có trong xi măng. Viêm da tiếp xúc với xi măng chỉ cần không tiếp xúc với xi măng nữa là khỏi, nếu buộc phải tiếp xúc nên có phương án bảo hộ an toàn.
5. Viêm da tiếp xúc có lây không?
Như đã nói ở trên, viêm da do tiếp xúc không phải là bệnh lý nguy hiểm, bệnh nếu được điều trị bệnh đúng cách thì rất nhanh chóng phục hồi. Viêm da tiếp xúc không nguy hiểm và cũng không có khả năng lây nhiễm, bệnh hình thành do da tiếp xúc với các chất gây kích thích và dị ứng chứ không phải do virus lây nhiễm nên không có khả năng lây lan. Bệnh thường sẽ hình thành trên từng cá nhân với những nguyên nhân riêng biệt, dựa loại chất mà người đó thường xuyên tiếp xúc.
Viêm da tiếp xúc sẽ không lẫy nhiễm (Nguồn: thuocdantoc.org)
6. Cách điều trị viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc không phải bệnh lý nguy hiểm, rất dễ điều trị, khả năng hồi phục cũng rất nhanh và hiệu quả. Khi mắc bệnh chỉ cần làm đúng các hướng dẫn sau bệnh sẽ cải thiện rất tốt.
6.1. Tự chăm sóc bản thân
Khi bị viêm da tiếp xúc người bệnh cần vệ sinh da thật sạch sẽ, để da được khô thoáng. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin cho cơ thể. Không sử dụng mỹ phẩm tuy nhiên nên dùng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần thiên nhiên giúp da đỡ khô rát.
Ngưng tiếp xúc với các hóa chất độc hại, gây kích ứng da. Hãy thường xuyên rèn luyện thân thể để nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó cần ăn mặc thật thoáng mát để giúp da được an toàn, bệnh viêm da tiếp xúc nhanh hồi phục.
6.2. Chăm sóc y tế
Bên cạnh việc tự chăm sóc bản thân thì người bệnh cần nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia da liễu để cải thiện tốt tình hình. Các bác sĩ sẽ giúp bạn kê đơn thuốc phù hợp, hướng dẫn bạn các vấn đề cần kiêng cữ để bệnh phục hồi nhanh và hiệu quả hơn.
6.3. Điều trị bổ sung
Để làn da có thể láng mịn như cũ, không bị thâm sẹo do bị viêm da thì các bạn có thể sử dụng thêm các phương pháp điều trị bổ sung. Dị ứng da nếu nghiêm trọng sẽ khiến da bị viêm nhiễm và tổn thương sâu, các phương pháp điều trị bổ sung sẽ giúp da cải thiện và phục hồi chuyên sâu.
Để viêm da tiếp xúc phục hồi hiệu quả cần thăm khám để nhận điều trị (Nguồn: media.healthplus.vn )
7. Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì
Viêm da tiếp xúc sẽ nhanh chóng hồi phục hơn nếu người bệnh điều trị kịp thời, chăm sóc tốt và kiêng cử hợp lý.
7.1. Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất
Người bệnh không nên tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng da. Đối với người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng nếu tiếp xúc với hóa chất sẽ khiến viêm da trở nên nghiêm trọng, tái phát.
7.2. Tránh tiếp xúc với không khí lạnh, khô
Thời tiết có tác động rất lớn đến làn da của người bị bệnh viêm da tiếp xúc. Thời tiết lạnh khô không tốt cho làn da nói chung và người bị viêm da nói riêng. Nó làm da bị mất đi độ ẩm, gây khô và tróc vẩy, làm người bị viêm da tiếp xúc cảm thấy ngứa ngáy hơn. Vì vậy nếu có sử dụng điều hòa bạn đừng quên sử dụng kết hợp với chiếc máy phun sương tạo ẩm tốt.
7.3. Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời
Người bị viêm da tiếp xúc nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt, nắng nóng sẽ khiến da mẫn cảm, ngứa ngáy và khó chịu. Nắng nóng khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi, làn da trở nên ẩm ướt, gây ngứa ngáy khó chịu.
7.4. Giảm Stress
Mệt mỏi, căng thẳng cũng có tác động xấu đến làn da của người bị viêm da tiếp xúc. Khi stress cơ thể sẽ tiết ra nhiều yếu tố gây nên kích ứng da, khiến cho tình trạng của bệnh trầm trọng hơn. Bạn hãy áp dụng các cách giảm stress hiệu quả, nhanh chóng chỉ sau 30s để loại bỏ tác động xấu của nó đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng.
7.5. Tránh xa bụi bẩn và các kích ứng nhỏ
Da rất dễ bị kích ứng bởi môi trường xung quanh. Bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa,… đều khiến da trở nên kích ứng, ngứa ngáy, viêm da và mẩn đỏ kéo dài. Vì thế bạn nên lắp đặt máy lọc không khí tốt, công suất phù hợp với không gian sống sẽ giúp không khí trong nhà luôn được sạch sẽ, hạn chế tối ưu vi khuẩn gây hại
7.6. Hạn chế ăn thực phẩm gây kích ứng, dị ứng
Người bị bệnh viêm da tiếp xúc nên tránh ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng, ngứa ngáy. Để bảo vệ làn da an toàn, bạn không nên sử dụng một số loại thực phẩm như hải sản, tôm, cua, cá, đồ đóng hộp, các loại hạt, thức ăn nhiều gia vị cay nóng,…
7.7. Tránh xa rượu bia
Rượu bia cũng là thức uống mà người mắc viêm da tiếp xúc cần tuyệt đối tránh. Rượu bia có chứa nhiều ethanol khiến da mẩn ngứa khó chịu. Bên cạnh đó, các thức uống có cồn còn ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, khiến viêm da trở nên tồi tệ hơn.
7.8. Không sử dụng quần áo, vật dụng gây kích ứng, dị ứng
Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh không nên mặc áo quần bó sát, loại quần áo dễ gây ngứa. Không nên mặc các loại áo quần có nhiều lông, vải lên, không nên đeo trang sức, nó dễ khiến da bị kích ứng và ngứa ngáy.
Viêm da do tiếp xúc là bệnh lý rất nhiều người mắc phải, tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm sẽ khiến người bệnh rất khó chịu và làn da cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Hy vọng với những chia sẻ trên mọi người sẽ hiểu hơn về bệnh viêm da tiếp xúc , từ đó biết cách phòng tránh cũng như điều trị bệnh phù hợp.