Bệnh ung thư đại tràng là gì, biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị

Bệnh ung thư đại tràng đang là một căn bệnh khá phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày của bệnh nhân. Sau đây Blog Useful sẽ gửi tới mọi người những thông tin nguyên nhân cũng như những phương pháp điều trị căn bệnh nguy hiểm này.

Nội dung chính

1. Bệnh ung thư đại tràng là gì

Ung thư đại tràng có nguy hiểm không? Đây còn được gọi là bệnh ung thư đại trực tràng hay ung thư ruột kết được bắt nguồn từ ruột kết hoặc manh tràng được gây ra do sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn, lan rộng sang nhiều bộ phận khác của cơ thể.

Bệnh ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư phổ biến bậc nhất hiện nay với hàng trăm nghìn người tử vong hằng năm. Vậy, ung thư đại tràng có chữa được hay không? Căn bệnh này hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Ung thư đại tràng là một căn bệnh nguy hiểm

Ung thư đại tràng là một căn bệnh nguy hiểm (Nguồn: oicnanocurcumin.vn)

2. Biểu hiện của bệnh ung thư đại tràng

Việc phát hiện bệnh ung thư đại tràng là vô cùng quan trọng chính vì vậy mọi người cần lưu ý, nhanh chóng xem xét những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh. Cũng chính vì coi thường những biểu hiện mắc bệnh ung thư đại tràng khiến cho tỷ lệ ung thư đại tràng ở Việt Nam ngày càng tăng cao. Sau đây sẽ là những biểu hiện của bệnh mà mọi người cần lưu ý.

2.1. Tiêu chảy hoặc táo bón

Biểu hiện chỉ đi đại tiện ít hơn 3 lần trên 1 tuần thể hiện chứng táo bón, tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể là do những bệnh lý thông thường của đường tiêu hóa thông thường. Tuy nhiên nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì bạn nên thực hiện khám sức khỏe chuyên sâu về đường tiêu hóa để có thể kiểm tra xem mình có mắc bệnh hay không.

2.2. Thay đổi tính nhất quán của phân

Đây là một trong những dấu hiệu chứng tỏ trong quá trình đào thải phân ra ngoài đã có những vật cản trong đường tiêu hóa khiến tính nhất quán của phân thay đổi về hình dạng và kích cỡ. Những vật cản đó có thể kế đến là những khối u được hình thành trong ruột. Rất nhiều người hiện nay thường bỏ qua triệu chứng này khiến bệnh tình nặng hơn và tỷ lệ ung thư đại tràng ở Việt Nam ngày càng tăng lên.

2.3. Phân lỏng và hẹp

Đây cũng là một trong những dấu hiệu thể hiện sự bất thường trong hệ tiêu hóa đặc biệt là tình trạng của khối u đã được hình thành. Khi xuất hiện biểu hiện này mọi người cần đến các trung tâm y tế để chọn mua các gói tầm soát ung thư chất lượng nhằm kiểm tra, phát hiện kịp thời bệnh ung thư đại trực tràng.

2.4. Chảy máu trực tràng hoặc máu trong phân

Nếu xuất hiện máu trong phân hoặc chảy máu trực tràng thì rất có thể mọi người đã mắc phải bệnh ung thư đại tràng, tuy nhiên không ít trường hợp bệnh nhân nhầm lẫn với bệnh trĩ và không có biện pháp điều trị chính xác khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng.

Ung thư đại tràng có chữa được không

Ung thư đại tràng có chữa được không (Nguồn: medscape.com)

2.5. Đau bụng, chuột rút, đầy hơi hoặc khí

Dù chuột rút và đầy hơi là những vấn đề tiêu hóa khá phổ biến và không mấy nguy hiểm tuy nhiên nếu thường xuyên mắc phải và đầy hơi không rõ nguyên nhân thì đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Bệnh nhân khi mắc phải các trường hợp này cần phải đến các trung tâm y tế, bệnh viện chất lượng, uy tín chuyên khám tầm soát ung thư để thăm khám và nắm bắt tình trạng bệnh.

2.6. Đau khi đi tiêu

Đau khi đi tiêu có thể dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ, tuy nhiên nguyên nhân của biểu hiện này cũng có thể là do khối u ở đại tràng gây nên. Chính vì vậy cần phải kiểm tra sức khỏe tổng quát khi có những triệu chứng nguy hiểm trên.

2.7. Liên tục thúc giục đi đại tiện

Sau khi khối u ở đại tràng phát triển lớn dần, chúng sinh ra các tiết dịch liên tục kích thích đường ruột. Phản ứng này khiến người bệnh buồn đi đại tiện nhiều hơn. Bệnh càng nghiêm trọng thì số lần đi đại tiện càng nhiều, từ đó, làm thay đổi thói quen đi ngoài hằng ngày của bạn.

2.8. Yếu đuối và mệt mỏi

Đây được coi là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư đại tràng tuy nhiên lại dễ bị bỏ qua nhất. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

2.9. Giảm cân không giải thích được

Vô tình giảm 5kg trở lên trong vòng 6 tháng có thể là dấu hiệu để báo cáo với bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Ở những người bị ung thư, việc giảm cân là do các tế bào ung thư tiêu thụ nhiều năng lượng của cơ thể. Nếu khối u lớn, nó có thể dẫn đến tắc nghẽn trong ruột kết, có thể gây ra thay đổi ruột và giảm cân hơn nữa.

2.10. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Đây là triệu chứng được gói là đại tràng co thắt. Tình trạng này gây ra những cơn đau co thắt mạnh và khiến người bệnh thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa, phân không ổn định, ăn uống không được thoải mái. Khi có biểu hiện này mọi người cần đến khám tại bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để giúp phát hiện bệnh một cách kịp thời.

2.11. Thiếu máu thiếu sắt

Nếu đang bị máu thiếu sắt thì đây có thể là biểu hiện của bệnh ung thư đại trực tràng và cần phải kiểm tra để phát hiện và điều trị một cách kịp thời. Thực trạng ung thư đại tràng tại Việt Nam nhiều người chưa để ý đến triệu chứng này khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Biểu hiện của ung thư đại tràng

Biểu hiện của ung thư đại tràng (Nguồn: hanoimoi.com.vn)

3. Nguyên nhân gây ung thư đại tràng

Hiện nay thì ung thư đại tràng vẫn chưa có nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên sau đây Blog Useful sẽ gửi đến mọi người những nhân tố chủ yếu dẫn đến bệnh cùng với đó là giải đáp thắc mắc ung thư đại tràng có nguy hiểm không để mọi người có biện pháp phòng tránh. Nên bổ sung các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa, dễ tiêu trong thực đơn hằng ngày giúp phòng chống ung thư.

3.1. Chế độ ăn uống nhiều đường, chất béo

Chế độ ăn uống ảnh hưởng một cách vô cùng lớn tới việc hình thành bệnh ung thư đại trực tràng. Chính việc ăn nhiều mỡ và thịt động vật làm tăng lượng acid mật trong đường ruột, các chất đường và chất béo không hòa tan tích tụ trong ruột cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành ung thư đại tràng.

3.2. Uống rượu, bia, chất kích thích

Rượu bia hay những chất kích thích làm tăng khả năng mắc ung thư đại tràng do chúng khó tiêu hóa và tích tụ trong ruột. Lâu ngày chúng kết hợp với những chất gây hại khác và hình thành nên những khối u gây bệnh nguy hiểm.

3.3. Ăn thịt đỏ, thịt chế biến sẵn

Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn chứa hàm lượng lớn các chất gây bảo quản và gây hại trực tiếp, ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Tích tụ lâu dài hình thành những khối u và gây ung thư đại tràng. Thay vào đó mọi người nên lựa chọn thưởng thức những loại trái cây mọng, tươi và rau củ quả giàu vitamin trong các bữa ăn để tăng cường chất xơ và hỗ trợ hệ tiêu hóa.

3.4. Người bị béo phì

Người bị béo phì có nguy cơ cao mắc phải bệnh ung thư ruột kết và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tử vong. Thừa cân khiến mỡ tích tụ, giảm hiệu quả hoạt động của đường tiêu hóa.

3.5. Lười tập thể dục

Người lười vận động khiến hệ tiêu hóa hoạt động không còn hiệu quả. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng số lượng người ít vận động có nguy cơ mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa nhiều hơn so với người thường xuyên tập luyện thể thao 5 buổi/tuần.

3.6. Uống quá ít nước

Nước là tác nhân giúp làm mềm phân hiệu quả, giảm đi áp lực cho quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Chính vì điều này, những người uống ít nước thường có nguy cơ mắc phải cao hơn.

3.7. Bị nhiễm khuẩn Streptococcus bovis / gallolyticus

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị nhiễm vi khuẩn Sg có nhiều khả năng bị bệnh ung thư trực tràng, một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong rất cao.

Thức ăn nhiều dầu mỡ là nguyên nhân dẫn đến ung thư đại tràng

Thức ăn nhiều dầu mỡ là nguyên nhân dẫn đến ung thư đại tràng (Nguồn: kientrangplus.vn)

4. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng

Dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mắc phải bệnh tuy nhiên sau đây Blog Useful sẽ giúp cho mọi người biết thêm về những đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh ung thư này.

4.1. Người lớn tuổi

Ung thư ruột kết có thể được chẩn đoán ở mọi lứa tuổi, nhưng phần lớn những người bị ung thư ruột già hơn 50. Tỷ lệ ung thư ruột kết ở những người dưới 50 tuổi đang gia tăng, nhưng các bác sĩ không chắc tại sao.

4.2. Chủng tộc người Mỹ gốc Phi

Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết cao hơn những người thuộc chủng tộc khác. Các đối tượng này cần thường xuyên thăm khám và tầm soát ung thư tại bệnh viện để kiểm tra tình trạng bệnh.

4.3. Từng bị viêm ruột

Các bệnh viêm mãn tính của đại tràng, như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn, có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.

4.4. Yếu tố di truyền trong gia đình

Giải đáp thắc mắc của nhiều người về việc ung thư trực tràng có di truyền không? Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc mắc phải ung thư trực tràng. Gia đình có người mắc bệnh thì mọi người cần phải thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện và điều trị một cách kịp thời.

4.5. Một số đột biến di truyền

Một số đột biến gen được truyền qua các thế hệ của gia đình bạn có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết đáng kể. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ ung thư ruột kết được liên kết với các gen di truyền.

4.6. Thói quen ăn uống ít chất xơ, nhiều chất béo

Ung thư ruột kết và ung thư trực tràng có thể liên quan đến chế độ ăn kiêng phương Tây điển hình, ít chất xơ và nhiều chất béo và calo. Nghiên cứu đã tìm thấy tăng nguy cơ ung thư ruột kết ở những người ăn chế độ ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến. Mọi người nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu, nhuận tràng để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hóa.

4.7. Từng xạ trị ung thư

Liệu pháp xạ trị hướng vào bụng để điều trị ung thư trước đó làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết.

4.8. Người từng bị tiểu đường

Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc kháng insulin dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

4.9. Người béo phì

Những người béo phì có nguy cơ mắc ung thư ruột kết và tăng nguy cơ tử vong vì ung thư ruột kết khi so sánh với những người được coi là cân nặng bình thường.

4.10. Có thói quen hút thuốc, uống rượu, dùng chất kích thích

Rượu bia hay những chất kích thích làm tăng khả năng mắc ung thư đại tràng do chúng khó tiêu hóa và tích tụ trong ruột. Lâu ngày chúng kết hợp với những chất gây hại khác và hình thành nên những khối u gây bệnh nguy hiểm.

4.11. Thói quen ít vận động

Những người không hoạt động có nhiều khả năng phát triển ung thư ruột kết. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư ruột kết.

Thường xuyên vận động giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Thường xuyên vận động giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư (Nguồn: kienthuctieuduong.vn)

5. Chẩn đoán ung thư đại tràng

Đây là bước vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh. Nếu phát hiện sớm bệnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.  Thực trạng ung thư đại tràng tại Việt Nam nhiều người chưa quan tâm đến điều này khiến bệnh trở nên nghiệm trọng và gây nguy hiểm đến tính mạng.

5.1. Khám và khai thác tiền sử, bệnh sử

Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử, bệnh sử của bạn, nếu bạn có càng nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh, hay có các biểu hiện gợi ý của bệnh như đã nêu ở trên thì nguy cơ càng cao. Thăm khám lâm sàng bao gồm đánh giá tình trạng sức khỏe chung, khám phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ: Khối ở bụng, khối ở hậu môn trực tràng, hạch ở các vị trí cơ thể. Bằng cách truy cập Useful và chọn mua gói khám sức khỏe tổng quát trọn gói, giá ưu đãi sẽ giúp nhanh chóng phát hiện và điều trị kịp thời.

Khám và khai thác tiền sử bệnh

Khám và khai thác tiền sử bệnh (Nguồn: bacninh.gov.vn)

5.2. Xét nghiệm máu ẩn trong phân ( FOBT)

Bình thường trong phân không có máu, khi trong phân có máu thì đó là những gợi ý chỉ dấu bất thường, có thể là ung thư. Máu trong phân nhiều có thể phát hiện qua mắt thường. Tuy nhiên, trường hợp máu trong phân nhỏ rất khó để phát hiện. Chính vì vậy, việc nếu có máu trong phân thì việc xét nghiệm sẽ có độ nhạy cao, có giá trị gợi ý để làm các thăm dò khác sâu hơn.

5.3. Xét nghiệm DNA trong phân

Tìm kiếm một số đoạn bất thượng của DNA của ung hay tế bào polyp ở trong phân. Ung thư đại trực tràng hay tế bào polyp thường có DNA đột biến ở một số gen, các tế bào đột biến này thường có trong phân ở người bị ung thư. Nếu kết quả là dương tính khi tìm thấy DNA đột biến thì nên tiến hành nội soi đại trực tràng để chẩn đoán. Xét nghiệm này nên làm mỗi 3 năm 1 lần.

5.4. Nội soi đại trực tràng

Phương pháp này giúp quan sát toàn bộ mặt trong của hậu môn, trực tràng, đại tràng, giúp chẩn đoán tốt. Có thể thực hiện sinh thiết lấy bệnh phẩm hoặc điều trị đốt, cắt bỏ polyp khi có chỉ định, một phương pháp vừa giúp chẩn đoán và điều trị. Thời gian tiến hành khá nhanh, ít gây biến chứng, có thể thực hiện nhiều lần.

5.5. Chụp cắt lớp vi tính đại trực tràng

Chụp cắt lớp vi tính đại trực tràng và tiểu khung, cho phép quan sát các tổ chức bất thường, khối u, ung thư ở đại trực tràng, đánh giá tình trạng xâm lấn khối ung so với xung quanh, đánh giá tình trạng hạch ổ bụng nếu nghi ngờ di căn.

Hiện nay mọi người có thể đến với bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec để tham gia các được chẩn đoán một cách chính xác với những trang thiết bị y tế chất lượng, hiện đại tại đây.

Nội soi trực tràng là biện pháp chẩn đoán hiệu quả

Nội soi trực tràng là biện pháp chẩn đoán hiệu quả (Nguồn: ungthuvietnam.com)

Hy vọng với những thông tin hữu ích mà bài viết vừa mang đến sẽ giúp mọi người hiểu thêm về căn bệnh ung thư đại tràng , biết được nguyên nhân, biểu hiện cùng với đó là các phương pháp chẩn đoán để sớm phát hiện ra bệnh. Mua ngay gói tầm soát ung thư đại tràng tại Vinmec, mang đến cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu, chẩn đoán bệnh chính xác.