Hiện nay chế độ ăn uống, sinh hoạt, môi trường ô nhiễm nặng khiến con người dễ mắc nhiều bệnh. Vậy bệnh ung thư buồng trứng ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể? Hãy cùng tìm hiểu thông tin cụ thể ở bài viết sau nhé.
1. Bệnh ung thư buồng trứng
Buồng trứng là bộ phận thuộc cơ quan sinh sản của phụ nữ, rất quan trọng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và tính mạng. Cấu tạo mỗi bên tử cung sẽ có một buồng trứng, nếu bị bệnh thì cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bệnh ung thư buồng trứng là gì? Ung thư buồng trứng là khi trong cơ quan này xuất hiện khối u ác tính nằm ở 1 hoặc cả 2 bên buồng trứng. Có 2 loại là ung thư ngoài biểu mô và ngoài biểu mô. Theo số liệu thống kê thì số lượng phụ nữ mắc căn bệnh này đang có xu hướng tăng cao.
Ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu thì bệnh không có nhiều dấu hiệu để nhận biết mà nằm ở giai đoạn sau. Do đó, nên thường xuyên đi khám sức khỏe tổng quát để hiểu được tình trạng sức khỏe cơ thể và những mầm bệnh bên trong để can thiệp kịp thời. Căn bệnh này phải qua kiểm tra, xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng thì mới phát hiện chính xác, dễ nhầm lẫn với bệnh phụ khoa khác.
Các dịch vụ kiểm tra như siêu âm vùng bụng, siêu âm âm đạo, chụp CT, chụp MRI, chụp X quang. Ung thư buồng trứng có 4 giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn I – Mới đầu phát hiện ra khối u nằm trong buồng trứng
- Giai đoạn II – Tế bào ung thư bắt đầu phát triển, lây lan sang các vùng khác như vùng chậu
- Giai đoạn III – Ung thư lan rộng ra tới màng bụng, ruột, mạch máu, hạch bạch huyết
- Giai đoạn IV – Ung thư tiến triển tới giai đoạn nặng, lan rộng khắp vùng bụng, gan, phổi, hạch bạch huyết khiến cơ thể suy yếu nhanh chóng
Ung thư buồng trứng là bệnh gì? (Nguồn: vtimes.com.au)
2. Tìm hiểu căn bệnh ung thư buồng trứng
2.1. Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư buồng trứng, khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám. Tìm hiểu bệnh ung thư buồng trứng biết được chính xác những nguyên nhân gây nên bệnh và hướng điều trị phù hợp. Mỗi người sẽ có tình trạng bệnh và gặp vấn đề khác nhau. Chủ yếu là các nguyên nhân sau:
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh: Phụ nữ có người thân bị ung thư buồng trứng thì tăng nguy cơ mắc bệnh hơn người thường
- Tiền sử bệnh của bản thân: Người có tiền sử bệnh ung thư vú, đại tràng cũng dễ mắc ung thư buồng trứng.
- Nằm trong nhóm tuổi dễ mắc bệnh: Phụ nữ càng cao tuổi thì dễ mắc bệnh ung thư hơn, nhiều nhất là trên 50 tuổi trong thời kỳ mãn kinh. Phụ nữ trẻ tuổi hơn thì tỷ lệ mắc ít hơn.
- Phụ nữ đang mang thai và sinh con: Phụ nữ khi có em bé thì nội tiết tố thay đổi, mẹ nuôi con không bằng sữa mẹ thì có nguy cơ mắc bệnh gấp 3 lần người thường.
- Người đã và đang sử dụng thuốc kích thích phóng noãn
- Người sử dụng hormon thay thế: Một số loại thuốc hormon khi đưa vào cơ thể khiến buồng trứng hoạt động khác thường, lâu dần sẽ tạo nên khối u.
- Phụ nữ sử dụng bột Talc: Bột này là chất độc hại cho cơ thể nên cũng dễ mắc bệnh ung thư buồng trứng.
Dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng:
- Bụng đầy hơi hoặc sưng: Người bệnh sẽ thấy vùng bụng khó chịu, khó chịu, chán ăn và to lên
- Nhanh chóng cảm thấy no khi ăn
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Dù không áp dụng cách giảm cân nhưng người yếu dần, mệt mỏi và gầy rộc đi
- Khó chịu ở vùng xương chậu: Vùng chậu bị ảnh hưởng tế bào ung thư nên đau buốt, đi lại hay nằm ngồi không linh hoạt
- Thay đổi thói quen đại tiện, chẳng hạn như táo bón
- Thường xuyên phải đi tiểu
Người có tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn (Nguồn: thanhnien.vn)
2.3. Ung thư buồng trứng thường ở tuổi nào?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y học thì người có tuổi từ trung niên đổ lên dễ mắc bệnh ung thư buồng trứng hơn. Khi đó cơ thể yếu dần, cơ quan sinh sản hoạt động không còn hiệu quả, đặc biệt là buồng trứng. Do thói quen sinh hoạt, ăn uống, cơ địa và đột biến nên xuất hiện khối u ác tính lớn lên nhanh chóng.
Theo số liệu thống kê được thì độ tuổi tầm 50 trở lên mắc bệnh cao hơn hẳn người ít tuổi. Tỷ lệ người mắc bệnh chiếm khoảng 4,6/100.000 phụ nữ trên thế giới, con số này đang có dấu hiệu tăng lên theo năm tháng. Bạn nên đăng ký khám sức khỏe tổng quát tại Vinmec để phát hiện các mầm bệnh sớm.
2.4. Tỷ lệ ung thư buồng trứng ở Việt Nam
Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao. Theo thống kê hàng năm từ các nước trên thế giới thì có thêm hơn 20.000 người mắc căn bệnh này. Hơn nữa, bệnh này không có dấu hiệu phát bệnh sớm nên nhiều người phải ở giai đoạn sau mới biết bệnh.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế thì định kỳ khoảng 6 tháng/lần, chị em nên thăm khám, siêu âm phụ khoa an toàn, chính xác để biết được tình trạng cơ thể. Nếu có mầm mống bệnh thì sớm điều trị có thể chữa khỏi được.
2.5. Các bệnh liên quan đến ung thư buồng trứng
Từ ung thư buồng trứng, phụ nữ rất dễ bị biến chứng sang nhiều căn bệnh khác nếu không điều trị kịp thời. Các cơ quan trong cơ thể có liên quan mật thiết với nhau. Tế bào ung thư khi phát triển sẽ lan rộng sang vùng bên cạnh làm tổn thương các cơ quan nhưng phổi, gan, xương.
Ung thư đi vào xương tủy, mạch máu, xâm nhập vào hệ bạch huyết di căn dẫn tới ung thư những cơ quan đó. Ví dụ: viêm gan, sưng hạch bạch huyết, viêm phổi,…
2.6. Ung thư buồng trứng có lây không?
Bệnh ung thư buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm nhưng theo nghiên cứu y khoa thì lại không dễ lây lan từ người này sang người khác. Khi sinh hoạt chung với người bị ung thư buồng trứng như ăn uống, ngủ cùng nhà, ngồi cũng không gian cũng không bị lây.
Có một số trường hợp căn bệnh này do yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con. Phần lớn người mắc bệnh ung thư do nhiều nguyên nhân khác gây ra và bản thân sẽ không lây truyền cho người sống bên cạnh.
Thực chất ung thư là do cơ thể bị tổn thương về gen bên trong. Ví dụ như yếu tố bên ngoài như môi trường, thói quen sinh hoạt, thuốc, ăn uống tác động lâu dần khiến cơ thể suy nhược và dễ mắc bệnh hơn. Đa phần những nguyên nhân này không phải do di truyền mà là trong quá trình lớn lên con người tự mắc phải.
2.7. Ung thư buồng trứng có đau không?
Chắc chắn một điều là bệnh nhân khi mắc ung thư sẽ đau đớn hơn bình thường, chỉ là tới giai đoạn nào thì dấu hiệu đau sẽ xuất hiện nhiều và dày đặc hơn. Đôi khi bệnh này ở giai đoạn đầu có những dấu hiệu dễ nhầm với rối loạn tiêu hóa hay cơ thể mệt mỏi.
Người bệnh sẽ bị đau ở vùng xương chậu kéo dài, đau thúc và nhói từng cơn liên tục, cơ thể khó chịu, đi lại khó khăn. Khối u phát triển lan rộng sang vùng lân cận gây tổn thương nên vùng bụng thường xuyên đau nhức bất thường. Kèm theo chứng khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, đầy bụng ợ hơi kể cả khi ăn rất ít.
Đi tiểu tiện đau buốt, táo bón, kiệt sức, cơ thể thiếu sức sống, gầy nhanh chóng. Người bệnh làm việc nhiều sẽ đau lưng, đau nhức các khớp. Vùng âm đạo bị chảy máu bất thường kể cả khi không phải trong kỳ kinh nguyệt kèm đau đớn. Khi quan hệ tình dục thì khó chịu, đau buốt khó chịu xung quanh khu vực vùng chậu.
3. Ung thư buồng trứng có nguy hiểm không?
Ung thư buồng trứng có chết không? Ung thư dù là bệnh gì cũng đều vô cùng nguy hiểm, ung thư buồng trứng không chỉ hủy hoại chức năng của bộ phận này mà còn ảnh hưởng tới vùng khác. Từ đó nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng. Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư buồng trứng có thể bị tử vong nếu phát hiện ở giai đoạn muộn.
Mỗi năm ở nước ta thì có khoảng hơn 1000 người bị chẩn đoán bị ung thư buồng trứng, khi được phát hiện điều trị thì tuổi thọ kéo dài khoảng 5-7 năm sau đó chỉ chiếm 5%. Số trường hợp tử vong rất cao vì kiến thức về bảo vệ sức khỏe không tốt mà bệnh thì tiến triển nhanh.
Định kỳ khoảng 6 tháng/lần bạn nên tham gia khám tổng quát sức khỏe cho phụ nữ để biết tình trạng cơ thể. Khi phát hiện bệnh đừng chủ quan, người bệnh cần điều trị ngay lập tức theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều trị đúng cách kịp thời thì mới có cơ hội để chữa trị khỏi và kéo dài tuổi thọ. Bạn có thể đăng ký tầm soát ung thư buồng trứng tại các cơ sở uy tín giúp bảo vệ sức khỏe.
Ung thư buồng trứng rất nguy hiểm với sức khỏe con người (Nguồn: bloganchoi.com)
4. Cách chữa trị ung thư buồng trứng
Căn bệnh này được liệt kê vào một trong những căn bệnh nguy hiểm, phổ biến nên các chuyên gia y khoa luôn quan tâm và tìm cách chữa trị tốt nhất. Ung thư có nhiều giai đoạn, phát hiện càng sớm khả năng chữa khỏi càng cao. Tùy mỗi loại ung thư thì sẽ có liệu pháp điều trị phù hợp.
Thông thường ung thư biểu mô thì sẽ được điều trị bằng cách phẫu thuật loại bỏ khối u, hóa trị liệu, bức xạ. Ung thư ngoài biểu mô thì chữa trị bằng phẫu thuật, hóa học trị liệu cho người bệnh.
Phẫu thuật thường là nội soi vùng ổ bụng, người bệnh sẽ được gây mê để thực hiện. Ngày nay khoa học hiện đại nên mổ nội soi nhanh lành và không quá đau đớn, bình phục tốt thì người bệnh có thể về nghỉ ngơi. Phát hiện khối u lan rộng thì bác sĩ sẽ phải cắt bỏ buồng trứng chứa nó, ống dẫn trứng, phần tử cung, mạc nối, hạch bạch huyết bị tổn thương. Trường hợp phụ nữ còn muốn sinh con thì cắt buồng trứng và ống dẫn.
Hóa trị được áp dụng khi bệnh ở giai đoạn đang trên đà phát triển, ở giai đoạn đầu hoặc sau khi thực hiện phẫu thuật. Nhằm triệt tiêu những tế bào gây bệnh, ngăn chặn khối u phát triển lớn lên. Ngoài ra còn có cách chữa bệnh ung thư bằng tế bào gốc mà bạn có thể tham khảo.
Xạ trị được chỉ định khi khối u đang nằm ở khu vực vùng chậu và chưa lây lan rộng sang vùng lân cận. Mục tiêu để triệt tiêu các tế bào ung thư còn lại sau khi đã thực hiện phẫu thuật cắt bỏ. Tốt nhất bạn nên tiến hành tầm soát ung thư buồng trứng để phát hiện có mầm bệnh không?
Quá trình phẫu thuật cắt bỏ khối u buồng trứng (Nguồn: benhvienungbuounghean.vn)
5. Mắc ung thư buồng trứng phải làm gì?
5.1. Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Bệnh ung thư buồng trứng nguy hiểm nên khi phát hiện, người bệnh nên tham gia chữa trị ngay tại cơ sở y tế uy tín. Tuân theo phác đồ điều trị riêng cho từng bệnh nhân, không lựa chọn cách chữa bừa bãi hay lạm dụng thuốc, ngắt quãng chữa trị. Tham khảo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt, chất lượng hàng đầu để nhận tư vấn, hỗ trợ y khoa chu đáo, nhiệt tình nhất.
5.2. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Người bệnh bị ung thư cơ thể sẽ suy nhược nghiêm trọng, gầy yếu và sức đề kháng suy giảm. Vì thế nên bản thân và người nhà nên chú ý để thiết lập thực đơn bồi bổ để phục hồi và tẩm bổ cơ thể. Ăn đầy đủ thịt cá, rau xanh, củ quả, dùng nước ép các loại để bổ sung vitamin, khoáng chất. Ngoài ra, cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B2 phòng ngừa đột quỵ, ngăn chặn ung thư.
Không dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc chứa chất độc hại, rửa sạch đồ nấu chín đun sôi. Không dùng chất kích thích như cafe, rượu bia, thuốc lá làm hại cơ thể. Hạn chế đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, chất béo và đồ thức ăn đóng hộp để lâu ngày.
5.3. Tập thể dục duy trì sức khỏe
Kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi đủ giấc thì người bệnh cũng nên tham gia thể dục thể thao nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe. Cơ thể sẽ khỏe khoắn, tinh thần phấn chấn, không uể oải, các cơ quan cũng hoạt động hiệu quả. Các dưỡng chất đi vào cơ thể hấp thụ dễ dàng và bồi bổ hiệu quả hơn chống chọi lại bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
5.4. Giữ tinh thần lạc quan, chia sẻ với mọi người
Tinh thần có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và tiến triển của bệnh tật, nên bác sĩ luôn dặn dò bệnh nhân luôn lạc quan, vui vẻ. Tránh áp lực quá lớn trong công việc, gia đình, cuộc sống, không suy nghĩ nhiều và tiêu cực khiến cơ thể mệt mỏi, bệnh nặng thêm. Người bệnh nên tham gia gặp gỡ mọi người, giao lưu để thoải mái tư tưởng hơn.
5.5. Liên hệ với bác sĩ ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường
Không phải là căn bệnh thông thường, ung thư buồng trứng là một căn bệnh nặng nên nếu thấy cơ thể bất thường thì bạn nên tới gặp bác sĩ ngay. Hiện nay trên cả nước có nhiều cơ sở khám chữa bệnh quy mô lớn uy tín khám chữa bệnh hiệu quả.
Phát hiện bệnh sớm và điều trị theo phác đồ chuẩn thì người bệnh có khả năng chữa khỏi cao hơn và tuổi thọ được kéo dài. Căn bệnh này khó phát hiện ở giai đoạn đầu nhưng chắc chắn khi nhận thấy cơ thể khác lạ, đừng quên định kỳ kiểm tra sức khỏe để phát hiện mầm bệnh và can thiệp.
Hiện tại ở bệnh viện Vinmec hệ thống y tế đạt chuẩn 5 sao có cung cấp dịch vụ khám tầm soát ung thư tổng thể dành cho chị em phụ nữ. Bạn nên tham gia để xem tình trạng sức khỏe như thế nào để can thiệp. Với cơ sở y tế hiện đại, đầy đủ thiết bị tiên tiến nhất, môi trường chữa bệnh sạch sẽ, đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiệt tình, chăm sóc bệnh nhân bằng cả tâm huyết nên nếu bạn gặp bất cứ vấn đề nào hãy đến để khám và nghe tư vấn cụ thể. Các phương pháp điều trị mới nhất, nghiên cứu các cách tốt để chữa trị khỏi bệnh, bảo vệ sức khỏe bệnh nhân.
Ngoài ra, bệnh viện còn nhiều dịch vụ khám sản phụ khoa khác như tầm soát ung thư cổ tử cung, ung thư vú. Luôn áp dụng các phương pháp kiểm tra tối tân như xét nghiệm tế bào bằng Liqui Prep, HPV genotype PCR tự động, siêu âm tử cung, buồng trứng.
Giờ đây, bạn có thể đăng ký gói tầm soát ung thư buồng trứng của bệnh viện Vinmec tại Useful. Sau đó, đăng nhập và tìm kiếm thông tin của gói dịch vụ này, chọn thời gian thăm khám cụ thể.
Đăng ký gói tầm soát ung thư buồng trứng (Nguồn: Useful.vn)
Qua bài viết trên đây, quý bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi xoay quanh về bệnh ung thư buồng trứng. Hy vọng bạn sẽ đầy đủ hiểu biết về căn bệnh này để phòng tránh và bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh