1. Tìm hiểu về u nang buồng trứng là gì?
Bệnh lý xảy ra khi ở hai buồng trứng xuất hiện những khối u nang có chứa chất lỏng. Các chị em phụ nữ sẽ phát triển ít nhất một khối u nang ở buồng trứng trong cuộc đời. Căn bệnh nang buồng trứng sẽ không gây ra đau đớn và khó có thể phát hiện các triệu chứng.
2. Các loại u nang buồng trứng
2.1. U nang buồng trứng cơ năng
Đây là dạng nang lành tính được hình thành từ các nang noãn chứ không phải do buồng trứng bị tổn thương. Các nang sẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ở cơ thể bệnh nhân, sau đó teo nhỏ lại dần và hoại tử.
Bệnh u nang buồng trứng cơ năng bao gồm: Nang hoàng thể, nang bọc noãn và nang hoàng tuyến. Tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây ra hiện tượng xoắn hay vỡ nang.
Trong một vài trường hợp các nang có lớp vỏ mỏng sẽ thường dễ bị tổn thương hơn, gây chảy máu hoặc bị vỡ khi có áp lực lớn đè lên.
2.2. U nang buồng trứng thực thể
Bệnh lý u nang buồng trứng dạng thực thể được tạo ra do ở trong buồng trứng các mô tế bào bị tổn thương. Căn bệnh này sẽ được hình thành ở cơ thể bệnh nhân suốt một thời gian dài với 3 dạng chính thường gặp: U nang nhầy, u nang nước và u nang bì. Bệnh nhân khó có thể tự mình phát hiện, thường sẽ phải thực hiện siêu âm ổ bụng và khám sức khỏe tổng quát, toàn diện mới có thể kết luận được chính xác
3. U nang buồng trứng thường gặp ở độ tuổi nào?
Theo các kết quả điều tra y khoa trên toàn thế giới thì căn bệnh này sẽ có khả năng xuất hiện ở phụ nữ bất kỳ độ tuổi nào. Đặc biệt, những phụ nữ đã ở độ tuổi mãn kinh thì sẽ càng phải đề phòng mắc phải chứng bệnh này.
4. Nguyên nhân u nang buồng trứng
Hầu hết, phụ nữ bị mắc phải căn bệnh này có nguyên nhân là do lượng hormone bị biến đổi bất thường hoặc bị bệnh lý lạc nội mạc ở tử cung gây ra. Ngoài ra, có rất nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng ở vùng chậu hoặc đang trong thời kỳ mang thai mắc phải căn bệnh này.
5. Dấu hiệu u nang buồng trứng
5.1. Đau bụng
Đây là dấu hiệu phổ biến và điển hình ở những bệnh nhân mắc phải căn bệnh u nang buồng trứng. Đa số ban đầu bệnh nhân thường chủ quan và nghĩ rằng đây là dấu hiệu của những bệnh lý thông thường khác. Bệnh nhân sẽ thường bị đau từng cơn và liên tục đặc biệt ở vùng xương chậu hoặc tại ngang thắt lưng hay ở hai bắp chân đùi. Biến chứng này sẽ khiến bệnh nhân thường cảm thấy bị chướng bụng và rất mệt mỏi. Ngoài ra khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ cảm thấy đau thắt bụng từng cơn kèm theo triệu chứng nôn mửa và chán ăn.
5.2. Rối loạn kinh nguyệt
Có rất nhiều chị em phụ nữ mắc phải bệnh u nang buồng trứng cho biết rằng mình bị rối loạn kinh nguyệt. Nếu đang có dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt không bình thường thì có thể đã mắc phải căn bệnh nghiêm trọng này, bạn cần phải tới các trung tâm y tế để khám sức khỏe tổng quát kịp thời.
5.3. Căng tức khó chịu
Đây là dấu hiệu cũng rất phổ biến ở những chị em phụ nữ mắc phải căn bệnh u nang buồng trứng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy bụng mình trở nên to hơn, căng tức vô cùng khó chịu mà không phải nguyên nhân do mang thai hay mắc phải bệnh béo phì. Đồng thời nếu người bệnh tự lấy tay ấn vào vùng ổ bụng cũng có thể dễ dàng phát hiện ra các khối u.
5.4. Rối loạn tiểu tiện, đại tiện
Dấu hiệu này có thể xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh do khối u chèn ép lên phần bàng quang, khiến cho người bệnh cảm thấy có nhu cầu tiểu tiện và đại tiện nhiều hơn. Nhưng đặc biệt khi tiểu tiện hay đại tiện, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất bứt rứt và bị đau buốt ở âm đạo.
5.5. Đau khi quan hệ
Nếu những khối u nang đã phát triển quá nhanh chèn lên vị trí tử cung sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau rát trong quá trình giao hợp. Vậy nên nếu bạn thường xuyên bị đau ở bộ phận sinh dục sau khi thực hiện giao hợp, hãy cần đến các trung tâm y tế để thực hiện các gói khám chuyên khoa toàn diện, sàng lọc xem có mắc bệnh hay không.
5.6. Các triệu chứng toàn thân khác
Ngoài những dấu hiệu trên thì ở một số bệnh nhân mắc bệnh thường xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt cao hay chán ăn. Đa số người bệnh sẽ thường lầm tưởng rằng đây là các dấu hiệu của những bệnh lý bình thường như cảm cúm hoặc suy nhược cơ thể.
6. U nang buồng trứng có nguy hiểm không?
Nếu để xét về mức độ ảnh hướng tới khả năng mang thai hay sức khỏe bệnh nhân, thì căn bệnh ung thư buồng trứng ở dạng lành tính và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được phát hiện được bệnh u nang buồng trứng sớm và chữa trị kịp thời sẽ để xảy ra các biến chứng nghiêm trọng như: Vỡ nang, xoắn u nang hay khối u phát triển kích thước lớn đè áp lực lên các bộ phận khác. Những biến chứng đó sẽ gây ra hậu quả rất lớn tới cơ thể người bệnh, bạn nên để ý những dấu hiệu của bệnh vô sinh hiếm muộn, làm sảy thai nhi hoặc có thể dễ nhận thấy nhất là triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn đầu để tìm cách khắc phục sớm nhất.
7. Chẩn đoán u nang buồng trứng
7.1. Kiểm tra bằng mắt
Bệnh lý phổ biến ở phụ nữ này hoàn toàn có thể phát hiện được bằng mắt thường. Nếu bạn đang nghi ngờ mình đang mắc phải căn bệnh này hãy đến ngay bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại Vinmec sẽ tiến hành kiểm tra bằng mắt thường và kết hợp thêm các phương pháp chuẩn đoán hiện đại khác rồi kết luận xem bạn có mắc bệnh hay công.
7.2. Siêu âm
Hầu hết những bệnh lý tại các bộ phận sinh dục sẽ đều sử dụng phương pháp siêu âm. Nếu nghi ngờ mắc phải bệnh u nang buồng trứng các bác sĩ sẽ đề xuất cho bạn thực hiện siêu âm ở ổ bụng hoặc qua phần âm đạo.
7.3. Nội soi
Nếu như kết quả siêu âm vẫn chưa có thể khẳng định được rõ bạn có mắc bệnh hay không, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp nội soi bằng các ống nhỏ có đầu gắn camera. Phương pháp chẩn đoán này vẫn luôn được đánh giá là đem lại kết quả chuẩn xác nhất.
7.4. Chẩn đoán hình ảnh
Phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh qua MRI hoặc CT Scan sẽ cho được kết quả rõ ràng và chuẩn xác hơn so với việc siêu âm. Ngoài ra, khi thực hiện CT Scan còn giúp bác sĩ xác định được cụ thể tình trạng các khối u đã lây lan tới đâu.
8. Cách điều trị u nang buồng trứng
8.1. Theo dõi nếu u nang tự tiêu biến
Hầu hết các khối u nang ở buồng trứng sau một thời gian sẽ bị teo nhỏ lại và tan biến đi. Nhưng trong một vài trường hợp chúng tiếp tục phát triển với kích thước lớn và lây lan nhanh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm các phương pháp điều trị khác để có thể chấm dứt được tình trạng bệnh.
8.2. Nội soi ổ bụng
Phương pháp phẫu thuật nội soi ở ổ bụng được áp dụng nếu bệnh nhân có những khối u kích thước nhỏ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện rạch một vết cắt ở khu vực gần rốn, sau đó đưa ống nhỏ có gắn camera và dao nhỏ vào bên trong để loại bỏ hoàn toàn khối u. Bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi thực hiện nên sẽ không hề cảm thấy đau đớn.
8.3. Phẫu thuật
Đây là phương pháp được áp dụng cho những bệnh nhân có khối u ở trong buồng trứng quá lớn. Trước khi tiến hành, bệnh nhân sẽ được thực hiện sinh thiết giúp xác định khối u đã có nguy cơ phát triển thành ung thư buồng trứng hay không. Nếu kết quả sinh thiết khẳng định được rằng khối u đó lành tính, các bác sĩ sẽ loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật.
9. Cách phòng tránh u nang buồng trứng
Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Để có thể phòng tránh được căn bệnh này, các chị em phụ nữ cần thường xuyên khám sức khỏe toàn diện, tầm soát sàng lọc và thực hiện chích ngừa u nang buồng trứng định kỳ hàng năm. Riêng đối với các chị em đã phát hiện trong cơ thể có những khối u nhỏ thì đừng nên chủ quan mà phải thực hiện đăng ký các gói tầm soát ung thư cổ tử cung chuyên sâu hoặc sàng lọc ung thư buồng trứng để phát hiện và điều trị các bệnh lý đó kịp thời.
Lối sống khoa học, lành mạnh: Các chị em phụ nữ cần phải thực hiện một lối sống khoa học và thật sự lành mạnh mới có thể phòng tránh được căn bệnh nguy hiểm này. Hãy thường xuyên luyện tập thể thao để nâng cao sức đề kháng kết hợp một chế độ dinh dưỡng gồm những loại thực phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ. Ngoài ra, tuyệt đối bạn không nên lạm dụng các loại thuốc ngủ hay điều trị trầm cảm, luôn giữ được tinh thần lạc quan và vui vẻ để góp phần phòng tránh bệnh.
Điều chỉnh cân nặng: Hầu hết có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh sẽ thường bị béo phì. Theo các chuyên gia y khoa nếu trong cơ thể có quá nhiều chất béo cũng sẽ gây ra khả năng phát triển bệnh. Vì vậy, các chị em phụ nữ muốn phòng bệnh u nang buồng trứng thì trước hết phải có một cân nặng thật sự hợp lý. Lời khuyên dành riêng cho các chị em đó là hãy đừng nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo như đồ ăn nhanh, đồ ngọt hay thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ. Đồng thời bạn cần phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để đốt cháy lượng mỡ thừa. Ngoài ra, hãy thường xuyên sử dụng các thiết bị giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe để giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Hy vọng rằng với những thông tin trên các chị em phụ nữ đã hiểu rõ hơn về căn bệnh u nang buồng trứng. Phòng bệnh hơn là chữa bệnh, vì vậy Blog Useful khuyến nghị bạn hãy kiên trì tự thực hiện một lối sống lành mạnh kết hợp cùng các chế độ dinh dưỡng hợp lý để cơ thể không mắc phải căn bệnh này nhé!