Bệnh trầm cảm sau sinh là gì, nguyên nhân, hậu quả, cách chữa hiệu quả

Sau sinh phụ nữ sẽ phải đối diện với nguy cơ mắc phải chứng bệnh trầm cảm sau sinh. Đây là bệnh lý nguy hiểm với phụ nữ cũng như mang lại nhiều hệ luỵ cho gia đình, người thân. Vì vậy, bạn nên chủ động phòng chống bệnh ngay từ đầu.

1. Chứng trầm cảm sau sinh là gì

Trầm cảm được khẳng định là sự thay đổi trong tâm lý của mẹ bầu sau sinh. Nếu ở thể nhẹ thì bạn có thể chỉ có những thay đổi trong sinh hoạt như thay đổi tâm trạng, buồn bã bất chợt, thỉnh thoảng lại khóc lóc, lo lắng và khó ngủ hay diễn ra. Tuy nhiên khi chuyển sang thể nặng hơn thì bạn sẽ đối diện với tình trạng rối loạn tâm trạng đến mức cực đoan. Tình trạng này được các chuyên gia gọi tên là rối loạn tâm thần sau sinh.

Trầm cảm sau sinh gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng

Trầm cảm sau sinh gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng (Nguồn: babyology.com.au)

2. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh

Để có thể phòng chống, ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm sau sinh thì bạn nên nắm rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh trầm cảm sau sinh:

2.1. Thay đổi thể chất cho mẹ sau sinh

Sau sinh cơ thể của mẹ có những thay đổi đáng kể. Đặc biệt, vấn đề liên quan đến hóc môn cần được quan tâm nhất. Những hóc môn liên quan đến tình cảm, tinh thần của mẹ bị suy giảm lượng khá lớn so với mức bình thường. Điều này dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh. Thêm nữa với lượng hóc môn do tuyến giáp sinh ra cũng bị suy giảm đã khiến cho cơ thể của phụ nữ sau sinh thêm phần mệt mỏi, khó chịu, kiệt sức… Nhiều phụ nữ còn phải đối diện với tình cảnh chán chường nặng nề.

2.2. Thay đổi cảm xúc, tình cảm

Những chuyển biến thay đổi trong cảm xúc tình cảm khá rõ rệt. Bạn chỉ cần quan sát thói quen sinh hoạt hàng ngày để có thể so sánh và nhận biết. Giấc ngủ sau sinh không được đủ đầy khiến phụ nữ sau sinh mệt mỏi. Tinh thần sau sinh cũng không có sự cân bằng cần thiết.

Lúc này nhiều phụ nữ sau sinh cảm thấy lo lắng về bản thân, về việc chăm sóc con nhỏ không được chu đáo, tự ti nhiều về sự thay đổi vóc dáng của bản thân, không còn giữ được tính cách, cá tính riêng biệt của mình, có những nỗi khổ sau sinh khó nói… Đây chính là những nguyên nhân này ngày càng gây ra áp lực vô hình lên chính cuộc sống của phụ nữ sau sinh. Làm ngày càng đẩy nhanh chứng trầm cảm xuất hiện.

Tuỳ vào từng người mà có thời gian trầm cảm khác nhau

Tuỳ vào từng người mà có thời gian trầm cảm khác nhau (Nguồn: baohaspavinhphuc.vn)

3. Trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu        

Hậu quả mà bệnh trầm cảm sau sinh mang lại cho phụ nữ cũng như cho chính gia đình là rất nguy hiểm. Nhưng chẳng may vướng phải thì nhiều người muốn biết bao lâu thì mới cải thiện được tình hình. Đặc biệt, chứng trầm cảm sau khi sinh này sẽ kéo dài bao lâu? Có chữa trị dứt điểm được hay không?

Các chuyên gia đã thống kê rằng, chứng trầm cảm sẽ kéo dài từ 4 – 6 tuần sau sinh. Chứng bệnh không thể tự cải thiện được mà cần có những tác động vào để thay đổi. Tuy nhiên các chuyên gia cũng lưu ý rằng, chứng trầm cảm của mỗi phụ nữ là khác nhau.  Vẫn có trường hợp, mẹ sau sinh hơn 1 năm mới bắt đầu đối diện với bệnh trầm cảm. Do đó, trong khoảng thời gian 4 -6 tuần sau sinh, nếu có dấu hiệu trầm cảm thì bạn cần can thiệp kịp thời để chữa chạy hiệu quả.

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trầm cảm (Nguồn: ziaruldeiasi.ro)

4. Hậu quả của trầm cảm sau sinh

Như đã chia sẻ, khi bản thân người phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm sau sinh thì người phụ nữ phải đối diện với nhiều vấn đề. Bên cạnh đó, người thân và gia đình cũng là người phải nhận những hệ luỵ theo đó cũng nghiêm trọng không kém.

Với phụ nữ, khi mắc bệnh trầm cảm sau sinh thì thường mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, sức khỏe giảm sút nhanh chóng. Bản thân phụ nữ sau sinh không còn đủ tỉnh táo và minh mẫn để thực hiện sinh hoạt hàng ngày. Phụ nữ hàng ngày sẽ phải đối diện tình trạng lo lắng, thấp thỏm không an lòng. Nhiều trường hợp, phụ nữ sau sinh suy nghĩ bi quan, tiêu cực dẫn đến tự tử, giết hại con của mình, đe dọa hay gây nguy hại đến trẻ nhỏ rất nguy hiểm.

Lúc này, hầu như mẹ đã không kiểm soát được hành vi của mình được nữa nên mọi hành vi đều có thể xảy ra. Đối với người thân trong gia đình, những ảnh hưởng từ việc người phụ nữ sau sinh mắc chứng trầm cảm cũng nghiêm trọng. Những đứa trẻ không nhận được sự chăm sóc, nuôi nấng, ôm ấp của mẹ. Có mẹ sau sinh mắc bệnh còn kiên quyết từ chối cho con bú sữa. Mẹ không có được sự giao tiếp sinh hoạt vui vẻ với mọi người trong gia đình như trước kia nữa nên tình cảm vì thế mà bị sứt mẻ.

Hậu quả của việc trầm cảm sau sinh khá nghiêm trọng

Hậu quả của việc trầm cảm sau sinh khá nghiêm trọng (Nguồn: asset-a.grid.id)

5. Cách chữa trầm cảm sau sinh

Dù không muốn nhưng nếu đã mắc phải chứng bệnh trầm cảm sau sinh thì bạn nên tập trung chữa trị. Không những để cải thiện tình trạng sức khỏe và tinh thần cho chính phụ nữ sau sinh mà còn đảm bảo ngăn chặn những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Bạn có thể chọn một hoặc kết hợp nhiều các chữa trị chứng bệnh này. Dù chọn cách nào để thực hiện thì bản thân bạn cũng cần đảm bảo kiên trì theo liệu trình để nhanh chóng cải thiện tình hình và có được kết quả điều trị tương ứng.

5.1. Nói chuyện với một người mà bạn tin cậy

Hãy tìm đến một người mà bạn có thể tin cậy để sẻ chia những vấn đề mà bạn đang phải trải qua một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Bạn không phải giấu giếm những gì mình đang phải chịu đựng cả. Hãy cùng tôn trọng chính cảm xúc của bản thân. Chọn người có thể lắng nghe bạn, không la mắng hay trách móc.

Người này có thể là bạn bè, là chồng, ba mẹ, anh chị em… Việc có thể chia sẻ tâm tình còn vướng mắc trong lòng sẽ giúp ích và có tác động tích cực cho bạn. Các chuyên gia đã khẳng định rằng không chỉ là một trong những liệu pháp hữu ích giúp giảm stress khi mang thai hiệu quả mà sau sinh bạn cũng nên thường xuyên áp dụng để tránh trầm cảm.

Chọn người chia sẻ những điều khó nói

Chọn người chia sẻ những điều khó nói (Nguồn: cloudfront.net)

5.2. Tìm chuyên gia trị liệu

Không ai hết mà là những chuyên gia sẽ là người hiểu vấn đề mà bạn đang gặp phải. Ở góc nhìn chuyên gia với những kiến thức khoa học sẽ đảm bảo hỗ trợ bạn một cách tích cực nhất. Những chuyên gia sẽ có chuyên môn, kinh nghiệm giúp bạn cân bằng những thay đổi đang chuyển biến trong thời gian này. Bạn có thể tìm thấy chuyên gia cho mình tại các trung tâm sức khỏe, các đơn vị tổ chức hỗ trợ phụ nữ…. Đặc biệt nếu bạn đã từng sử dụng gói dịch vụ thai sản trọn gói của Bệnh viện Vinmec thì việc cần tư vấn từ các bác sĩ quen cũ sẽ cực dễ dàng.

5.3. Không làm hết mọi việc một mình

Ngay lúc này đây bạn không nên tách mình một mình trong các hoạt động hàng ngày. Nên chia sẻ và làm cùng mọi người. Hãy chia sẻ rằng bạn đang cần giúp đỡ, bạn đang quá tải nghiêm trọng. Việc nhà hay việc chăm sóc con đều có thể chia sẻ. Hơn nữa, với trẻ nhỏ, không phải chỉ có mình bạn phải chịu trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng.

5.4. Nhờ mọi người hỗ trợ làm việc nhà

Quỹ thời gian của bạn rất hạn hẹp, vì vậy bạn sẽ không thể ôm đồm quá nhiều thứ lúc này được. Hãy lên tiếng để được san sẻ. Đặc biệt là các công việc nhà. Ngoài việc chăm sóc em bé của bạn thì bạn cũng còn cần chăm sóc bản thân mình sau sinh nữa. Vì vậy, bạn có thể nhờ người san sẻ việc nhà. Nhờ sự hỗ trợ của người thân là 1 trong những cách giúp làm giảm căng thẳng sau sinh cho các bà mẹ trẻ hiệu quả nhất.

Chia nhỏ việc nhà thành nhiều công đoạn khác nhau. Có thể bạn không nhờ hết tất cả nhưng vẫn có thể nhờ nhận hỗ trợ một hay vài phần cụ thể. Thậm chí, bạn cũng có thể nhờ chăm em bé để bạn có thể ngủ thẳng giấc 15 -30 phút để phục hồi sức khỏe tốt hơn.

5.5. Dành thời gian nghỉ ngơi

Như chia sẻ, bạn cần được nghỉ ngơi. Bản thân bạn không có sức khỏe, không có được sự minh mẫn thì cũng chẳng thể chăm sóc con cái hay chăm sóc chính bản thân của bạn được. Khi có người chăm con cái thay cho mình thì bạn nên tranh thủ nghỉ ngơi. Nhiều phụ nữ lại dùng khoảng thời gian này để hoàn thành những công việc khác. Điều đó hoàn toàn không tốt. Ngoài ra, bạn còn phải học cách nghỉ ngơi. Bạn hãy ngủ khi em bé ngủ. Hoặc khi cơ thể muốn nghỉ ngơi thì bạn cần tạo điều kiện cho cơ thể nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi thêm bằng cách mở chiếc máy nghe nhạc tận hưởng âm thanh hoàn hảo, không gian thư giãn hay chọn cho mình một vài trò chơi tiêu khiển như trò chơi đơn giản trên điện thoại… Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng chỉ nên chơi trò chơi đơn giản mà bạn có thể vừa chơi vừa trông con của bạn được.

Yêu thương bản thân mình hơn

Yêu thương bản thân mình hơn ( Nguồn: tildacdn.com)

5.6. Ăn uống đầy đủ

Dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ và kết hợp điều trị chứng trầm cảm. Bạn cần đảm bảo dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể phát triển và đủ năng lượng cho hoạt động hàng ngày.  Hơn nữa bạn vẫn đang phải cho con bú nên bắt buộc phải ăn uống điều độ và đủ chất. Hãy lựa chọn các loại thực phẩm sạch bổ dưỡng nguồn gốc rõ ràng, tuyệt đối tránh xa thực phẩm không tốt cho sức khỏe của bạn: chất kích thích, chất có cồn.

5.7. Tập thể dục

Hoạt động thể dục thể thao sẽ hỗ trợ bạn điều trị chứng trầm cảm hiệu quả. Bạn nên lựa chọn cho mình những hoạt động nhẹ nhàng, không cần bắt cơ thể hoạt động quá mức mà vô tình gây nên tác dụng ngược. Nếu không bạn cũng có thể dùng các loại máy massage toàn thân giúp thư giãn cơ thể sau thời gian dài ít hoạt động.

5.8. Cố gắng giữ tinh thần lạc quan

Tinh thần lạc quan sẽ nhanh chóng làm nhẹ các triệu chứng của trầm cảm. Vì vậy hãy tự động viên bản thân mình mọi lúc mọi nơi rằng chứng trầm cảm này chỉ là tạm thời và bạn đang khắc phục rất tốt. Không tạo cơ hội để đầu óc suy nghĩ theo hướng sàng lọc tiêu cực sẽ rất nguy hiểm cho bạn. Tránh xa việc phân tích khái quát hoá bất cứ vấn đề nào mà bạn gặp phải trong sinh hoạt hàng ngày.  Thử tìm đến một vài dịch vụ chăm sóc sau sinh uy tín để thư giãn bản thân.

Hy vọng những chia sẻ về bệnh trầm cảm sau sinh trên đây sẽ giúp bạn có được thông tin phòng chống và ngăn ngừa bệnh hiệu quả.