Bệnh trầm cảm ở phụ nữ nhìn chung cũng có phần nghiêm trọng hơn trầm cảm ở nam giới do tâm lý chị em mỏng manh dễ bị tổn thương. Vậy nguyên nhân do đâu, dấu hiệu thế nào và cách phòng tránh căn bệnh tâm lý này ra sao? Hãy cùng Blog Useful chia sẻ trong bài viết này.
1. Bệnh trầm cảm ở phụ nữ là gì?
1.1. Tại sao trầm cảm nữ giới cao hơn nam giới
Theo những nghiên cứu mới đây cho thấy một số khu vực não bộ của phụ nữ hoạt động hiệu quả hơn đàn ông. Đây cũng là lý do mà tại sao phái yếu thường dễ bị xao động, tổn thương và mắc hội chứng trầm cảm nhiều hơn nam giới. Ngoài ra, chị em cũng trải qua nhiều giai đoạn thay đổi hormone như mang thai, sinh nở, tiền mãn kinh hay thậm chí tuổi dậy thì đều rất dễ mắc phải chứng trầm cảm.
Nhận biết sớm những dấu hiệu trầm cảm sẽ giúp bạn tránh được những bi kịch đau lòng có thể mang đến do những cảm xúc bi quan, tiêu cực sau này.
Phụ nữ dễ mắc bệnh tâm lý hơn đàn ông (Nguồn: chuthapdo.org.vn)
1.2. Các giai đoạn trầm cảm ở nữ
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ hiện chia làm 3 giai đoạn gồm trầm cảm nhẹ, trầm vừa và trầm cảm nặng. Hai giai đoạn đầu nếu được phát hiện và điều trị kịp thời hoàn toàn có thể cải thiện. Nếu để đến giai đoạn nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng và cần nhiều thời gian điều trị. Tính đến thời điểm này phương pháp điều trị bệnh vẫn còn rất nhiều hạn chế. Cách vượt qua trầm cảm ở phụ nữ hiện tại chỉ có trị liệu tâm lý hoặc can thiệp thuốc. Chính vì vậy, việc phòng tránh bệnh trước khi nó xảy ra là điều tối cần thiết. Tham khảo các gói khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện ra bệnh sớm và điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân trầm cảm ở phụ nữ
2.1. Tuổi dậy thì
Hormone trong giai đoạn tuổi dậy thì có nhiều thay đổi dẫn tới gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Không chỉ vấn đề thay đổi hormone, tuổi dậy thì kèm theo nhiều vấn đề khác liên quan đến các mối quan hệ, áp lực thi cử hay sự không quan tâm từ gia đình cũng góp phần khiến các cô gái bị tổn thương dẫn tới chứng trầm cảm.
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ, nhất là giai đoạn tuổi dậy thì này thường cao hơn nam giới. Thông thường, những bé gái có xu hướng dậy thì sớm hơn bé trai nên chúng cũng dễ mắc bệnh hơn.
Dậy thì sớm cũng dễ mắc trầm cảm (Nguồn: vietnammoi.vn)
2.2. Kinh nguyệt
Giai đoạn kinh nguyệt thường đi kèm với các triệu chứng như lo lắng, chán chường và một số người có các triệu chứng nghiêm trọng hơn nữa được gọi là chứng rối loạn tâm lý độ tuổi cần được điều trị sớm. Những thay đổi theo chu kỳ của các hormone sinh lý trong cơ thể có thể làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của các hoạt chất não như serotonin có công dụng điều khiển tâm trạng.
2.2. Mang thai và vô sinh
Nguyên nhân trầm cảm ở phụ nữ có thể do những thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai. Ngoài ra, các vấn đề liên quan khác cũng làm tăng nguy cơ trầm cảm trong giai đoạn mang thai hoặc tiền mang thai như sảy thai, vô sinh hay mang thai ngoài ý muốn.
2.3. Trầm cảm sau sinh
Hầu hết phụ nữ sau khi sinh đều cảm thấy buồn bực, cáu giận vì những thay đổi của cơ thể, sự đau đớn sau sinh và đôi khi là cảm thấy bản thân chưa thích ứng được với vai trò làm mẹ. Có thể đây là dấu hiệu bình thường mà mọi phụ nữ nếu như nó giảm dần trong vòng 1 hay 2 tuần sau sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này cứ kéo dài và càng ngày càng trở nên nghiêm trọng bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ tâm lý và điều trị kịp thời.
Những bài tập thể dục sau sinh giúp giảm căng thẳng, điều tiết tinh thần có thể giúp bạn lấy lại vóc dáng, tốt cho cơ thể và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm phải kể đến như bạn có ý định tự tử, tê bại chân tay, mất ngủ kéo dài hay nghiêm trọng hơn là có ý định gây hại cho em bé.
Trầm cảm sau sinh dẫn tới nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và con (Nguồn: tidy.vn)
2.4. Trầm cảm giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ thường xảy ra nhiều ở giai đoạn mãn kinh khi mức hormone thay đổi thất thường. Hầu hết phụ nữ đều gặp hiện tượng bốc hỏa, căng thẳng ở giai đoạn mãn kinh nhưng chỉ một phần nhỏ tiến triển thành bệnh trầm cảm.
Một số dấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh trầm cảm giai đoạn này là ngủ không sâu giấc, mất ngủ kéo dài, căng thẳng hay tăng cân mất kiểm soát.
2.5. Thay đổi về sinh học hormone
Phụ nữ có nhiều giai đoạn thay đổi về hormone sinh lý. Sự thay đổi này có thể dẫn tới chứng bệnh trầm cảm nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
2.6. Áp lực công việc
Công việc gặp nhiều khó khăn khiến tâm lý stress, mệt mỏi. Tỷ lệ trầm cảm do áp lực công việc ở phụ nữ nhiều hơn nam giới do các yếu tố sinh học. Các tình huống hàng ngày cả trong công việc lẫn cuộc sống, các mối quan hệ khiến phái yếu gặp nhiều vấn đề về yếu tố tâm lý.
Trầm cảm do áp lực từ công việc (Nguồn: baodansinh.vn)
2.7. Luôn ám ảnh về vóc dáng hình thể
Vóc dáng cơ thể luôn là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ. Quá gầy hay quá béo cũng khiến chị em lo lắng đến mất ăn mất ngủ và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý. Ngoài ra, chế độ ăn giảm cân kém dinh dưỡng hay thậm chí nhịn ăn cũng khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược khiến chứng bệnh trầm cảm có nguy cơ phát tác. Thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, ít chất béo tốt cho cơ thể có thể giúp bạn vừa có vóc dáng như ý lại không ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
2.8. Căng thẳng chăm sóc con cái gia đình
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ nguyên nhân chính có thể là do công việc quá tải. Người phụ nữ hiện đại không chỉ cần làm tốt công việc cơ quan còn phải lo chu toàn việc nhà, dạy dỗ con cái. Ngoài ra, đối với phụ nữ làm mẹ đơn thân thì công việc họ cần làm càng nhiều hơn gấp bội.
2.9. Bị bạo hành, lạm dụng, đối xử bất bình đẳng
Phụ nữ hay lo lắng và bất an hơn nam giới trong cả các mối quan hệ, công việc và gia đình. Ở một số vùng miền, phụ nữ còn phải đối mặt với tình trạng phân biệt chủng tộc và đối xử bất bình đẳng giới tính. Điều này khiến họ có cảm giác tiêu cực, ảnh hưởng đến lòng tự trọng hay nín nhịn lâu ngày dẫn tới các chứng bệnh về tâm lý.
Bạo hành gia đình dẫn tới hội chứng trầm cảm (Nguồn: koolstyle.com)
2.10. Các bệnh lý dẫn đến trầm cảm
Những người đang gặp vấn đề về não bộ như chấn thương sọ não hay tai biến mạch máu não rất dễ mắc phải bệnh trầm cảm do chức năng não bị tổn thương ảnh hưởng đến dây thần kinh.
2.11. Tiền sử di truyền từ gia đình
Ít người biết rằng bệnh trầm cảm cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Một số nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng khi gia đình có người thân mắc chứng bệnh này thì nguy cơ co cái mắc phải sẽ cao hơn.
2.12. Biến cố lớn trong cuộc sống
Biến cố trong cuộc đời khiến bạn có cái nhìn tiêu cực và trở nên tuyệt vọng, tức giận ngay cả với những vấn đề nhỏ nhặt thường ngày.
2.13. Tác dụng phụ từ thuốc điều trị, tránh thai
Một số loại thuốc điều trị bệnh hay thuốc tránh thai thường có tác dụng phụ khiến hormone thay đổi và gián tiếp dẫn tới chứng trầm cảm.
Trầm cảm có khả năng di truyền (Nguồn: baomoi.vn)
3. Cách vượt qua trầm cảm ở phụ nữ như thế nào?
3.1. Đối diện với tiêu cực
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ rất nguy hiểm nếu để lâu mà không được điều trị kịp thời. Bệnh tâm lý hiện chỉ có phương pháp hỗ trợ, kết quả ra sao phụ thuộc phần nhiều vào tinh thần của người bệnh. Bạn nên đến các địa chỉ điều trị tâm lý uy tín để nhận lời khuyên từ bác sĩ có chuyên môn và có phác đồ điều trị phù hợp.
3.2. Ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn dinh dưỡng và cân bằng là điều bạn có thể làm để hỗ trợ quá trình điều trị trầm cảm. Bạn không cần thiết phải cố gắng giảm cân trong giai đoạn này vì đây là lúc cần thiết để bạn nuông chiều cơ thể cải thiện cả thể chất và tinh thần. Tăng cường thêm hoa quả và rau xanh trong thực đơn thay vì ăn nhiều đồ ăn nhanh và thức ăn nhiều dầu mỡ thanh lọc cơ thể tốt hơn.
Chế độ ăn ảnh hưởng đến tâm trạng (Nguồn: thegioitiepthi.vn)
3.3. Nhờ sự giúp đỡ từ gia đình và mọi người
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ có thể nghiêm trọng hơn nếu không có sự hậu thuẫn, chia sẻ từ gia đình và bạn bè. Đặc biệt, phụ nữ sau quá trình sinh nở hay mang thai là đối tượng có tỷ lệ trầm cảm cao nhất và nguy hiểm nhất. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên tham khảo các dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh để giảm thiểu những mệt mỏi về sức khỏe và giảm bớt gánh nặng về tinh thần.
3.4. Sử dụng các liệu pháp thư giãn
Để phòng tránh chứng bệnh trầm cảm ở phụ nữ cần nhiều sự nỗ lực không ngừng từ chính bản thân người bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn cần những liệu pháp thư giãn để đẩy nhanh quá trình hồi phục tâm lý. Để biết chính xác tình trạng bệnh và phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên tham khảo các địa chỉ khám bệnh tâm lý uy tín và nghe tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm.
3.5. Xây dựng các mối quan hệ
Các mối quan hệ lành mạnh có thể mang lại cho bạn những lời khuyên bổ ích. Duy trì mối quan hệ, gặp gỡ thường xuyên là điều bạn nên làm để cải thiện tâm trạng.
3.6. Thường xuyên tập thể dục
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ có thể được cải thiện nếu bạn có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện đúng cách. Tham khảo những khóa học yoga thư giãn hay mua các loại máy tập thể dục đa năng, tiện ích tại nhà và kiên trì tập luyện có thể cải thiện chứng bệnh tâm lý này.
Rèn luyện thể thao đều đặn mỗi ngày (Nguồn: hellobacsi.com)
Bệnh trầm cảm ở phụ nữ không nên xem nhẹ. Đây là chứng bệnh tâm lý nguy hiểm có thể gây nhiều hậu quả đau lòng như ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Nắm rõ nguyên nhân và những dấu hiệu của bệnh. Đồng thời tham gia khám sức khỏe tổng quát định kỳ thường xuyên sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh và chữa trị kịp thời.