Người già sẽ thường cảm thấy buồn rầu, chán nản và đau khổ nếu không được người thân xung quanh quan tâm và chăm sóc. Nếu để tình trạng như vậy diễn ra quá lâu, họ sẽ thường bị mắc bệnh trầm cảm ở người già.
1. Nguyên nhân bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
1.1. Do vấn đề sức khỏe
Các bệnh lý gây nên bệnh trầm cảm: Theo ghi nhận y khoa trên thế giới, một số căn bệnh khác sẽ dẫn tới hệ lụy bệnh trầm cảm ở người già như bệnh Parkinson. Nhưng những trường hợp trầm cảm như vậy sẽ dễ dàng điều trị hơn nếu các căn bệnh kia cũng được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Ngoài ra nếu cơ thể người bệnh không đủ và bổ sung kịp thời các loại vitamin trong chế độ ăn cũng là nguyên nhân lớn mắc bệnh trầm cảm.
Mặc cảm bệnh tật: Khi đã lớn tuổi người già thường sẽ bị mắc các bệnh thực thể đặc thù như cao huyết áp, đái tháo đường, tai biến mạch máu não, trị nội, trĩ ngoại… Những loại bệnh này sẽ mất nhiều thời gian để có thể chữa khỏi, khiến người bệnh sẽ thường mặc cảm về bệnh tật. Bệnh nhân sẽ bị cáu kỉnh, lo lắng tiêu cực, nghi ngờ… trở thành nguyên nhân bệnh trầm cảm ở người cao tuổi. Trong một số trường hợp các triệu chứng của bệnh trầm cảm thường bị các triệu chứng của bệnh thực thể che giấu, khiến việc phát hiện người già bị trầm cảm sẽ khó khăn hơn.
Bệnh nhân lo sợ không thể qua khỏi các căn bệnh khác: Có nhiều bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh trầm cảm sau khi đã mắc một số căn bệnh thực thể hiểm nghèo khó có thể chữa khỏi. Bệnh nhân thường lo sợ rằng thời gian sống của mình sẽ không kéo dài được lâu sinh ra trầm cảm. Trong những trường hợp như vậy bệnh nhân rất cần sự động viên từ những người thân xung quanh mới có thể cải thiện được tinh thần.
Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi thường do sự mặc cảm bệnh tật (Nguồn: otiv.com.vn)
1.2. Tác dụng phụ của thuốc
Đa số các loại thuốc người cao tuổi sử dụng để chữa các bệnh thực thể hiện nay gây ra nhiều tác dụng phụ như bệnh trầm cảm. Có nhiều tài liệu y khoa đã ghi nhận rằng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc an thần, thuốc ngủ hay các loại thuốc chữa bệnh cao huyết, nếu sử dụng trong một thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ là bệnh trầm cảm ở người già. Nhất là trong trường hợp các loại thuốc của nhiều loại bệnh tương tác với nhau nguy cơ mắc bệnh sẽ càng cao hơn.
1.3. Bị cô đơn và bị cô độc
Đối với những người ở độ tuổi cao mà không có người thân, bạn bè xung quanh bên cạnh nhất là lúc bệnh tật hay đau ốm sẽ khiến bị mắc bệnh trầm cảm. Hoặc nếu có lối sống cách biệt giao tiếp với xã hội cũng là nguyên nhân chính của bệnh.
1.4. Điều kiện sống kém, ít được chăm sóc đúng mức
Đa số hiện nay tại Việt Nam, người lớn tuổi thường có điều kiện sống thấp. Việc lo lắng về cuộc sống hiện tại, về “cơm áo gạo tiền” sẽ khiến nhiều người cao tuổi hay phải lo lắng và suy nghĩ. Đồng thời nếu không được cộng đồng xã hội quan tâm chăm sóc về điều kiện sống cũng sẽ khiến họ bị bệnh trầm cảm ở người già.
1.5. Cảm giác lo âu về cuộc sống của người già
Đa số các bệnh nhân bị bệnh trầm cảm ở người già thường sợ mình phải bước vào giai đoạn lớn tuổi nhất là khi đã về hưu. Bởi họ nghĩ rằng cuộc sống của người già thường gặp nhiều khó khăn hơn về khỏe và điều kiện kinh tế.
1.6. Do biến cố, mất mát trong cuộc sống
Trong cuộc sống, chúng ta đều sẽ gặp phải những biến cố và mất mát lớn như gặp vấn đề trục trặc trong hôn nhân, bị người khác phản bội về tình cảm, danh dự… Những điều này sẽ đều là nguyên nhân lớn gây ra bệnh trầm cảm, nhất là đối với những người lớn tuổi.
Theo ghi nhận những người ly hôn ở độ tuổi 60, 70 sẽ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm nhiều hơn so với những người 30, 40 tuổi. Đối mặt với những điều đau buồn, ảnh hưởng tới tâm lý như vậy họ sẽ luôn cảm buồn bã, chán nản. Việc vượt qua khó khăn hoặc đối mặt trực tiếp với vấn đề diễn ra trước mắt là rất khó.
Người cao tuổi bị trầm cảm thường hay tự ti vào bản thân mình (Nguồn: nhathuoclongchau.com)
2. Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở người già
2.1. Dấu hiệu về tâm lý
Buồn và tuyệt vọng: Đa số những người cao tuổi bị trầm cảm ban đầu sẽ thấy buồn bã và cảm thấy mình vô dụng. Họ thường biểu đạt tâm trạng buồn rầu bằng những câu nói như “Tôi chẳng có gì để trong mong nữa” hay “Cuộc sống với tôi bây giờ thật vô nghĩa”.Có ý định về cái chết hay ý nghĩ tự tử: Đỉnh điểm của bệnh trầm cảm ở người cao tuổi, họ sẽ thường xuyên nghĩ về cái chết và thực hiện việc tự tử. Họ cho rằng cái chết sẽ là cách giải quyết duy nhất cho mọi vấn đề của mình.
Hay quên, không tập trung: Một số người cao tuổi bị mắc bệnh trầm cảm ở người già thường có trí nhớ rất kém và không tập trung tối đa để thực hiện bất kể một công việc nào trong cuộc sống.
Không còn hứng thú với sở thích và xã hội: Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở người già ở giai đoạn đầu thường là không thích tham gia vào các hoạt động xã hội. Kể cả với những người thân yêu, thú cưng hay đồ vật thân quen họ sẽ không còn quan tâm đến nữa.
Thiếu động lực và năng lực: Khi thực hiện bất kỳ một công việc nào, người già bị trầm cảm sẽ cảm thấy bản thân thiếu động lực để làm việc. Họ sẽ thường bi quan và kém tự tin để thực hiện công việc đó.
Cảm thấy mất giá trị bản thân, sợ thành gánh nặng của xã hội: Tình trạng này xảy ra thường gặp ở những người già bắt đầu về hưu. Họ cảm thấy bản thân bị mất năng lực và giá trị cống hiến cho xã hội. Đồng thời, nếu do kinh tế khó khăn hoặc bệnh tật họ sẽ sợ phải trở thành gánh nặng cho người thân và xã hội.
Những dấu hiệu bệnh trầm cảm người già rõ rệt nhất (Nguồn: thuocthang.com.vn)
2.2. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm người già về thể chất
Cảm thấy đau nhức, mệt mỏi: Những người cao tuổi bị trầm cảm thường sẽ luôn cảm thấy cơ thể đau nhức và rất mệt mỏi. Bệnh trầm cảm sẽ dẫn tới cơ thể bị đau nhức bởi bệnh tác động trực tiếp tới hệ thần kinh và có ảnh hưởng qua lại. Theo một nghiên cứu uy tín trên thế giới cho thấy, người cao tuổi mắc bệnh trầm cảm thường bị đau đầu hơn 3 lần so với người bình thường.
Rối loạn giấc ngủ: Việc khó có thể ngủ vào ban đêm hay thường xuyên bị tỉnh giấc là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Nhưng theo ghi nhận có nhiều bệnh nhân cao tuổi bị bệnh trầm cảm ở người già lại ngủ rất nhiều.
Rối loạn ăn uống: Nguyên nhân là do ở cơ thể người bộ não và hệ tiêu hóa có sự kết nối khá chặt chẽ. Đây là lý do vì sao mà nhiều người cao tuổi bị trầm cảm thường bị rối loạn ăn uống. Cảm thấy chán ăn và buồn nôn là những biểu hiện thường gặp.
Tăng dùng rượu và các loại thuốc khác: Người cao tuổi bị bệnh trầm cảm ở người già thường cảm thấy buồn phiền, mệt mỏi và khó ngủ. Việc họ tìm tới rượu hay các loại thuốc ngủ để giải quyết vấn đề là điều không hiếm gặp.
Không chăm sóc bản thân đúng cách: Đa số những người cao tuổi bị bệnh trầm cảm sẽ thường bỏ ăn, ăn không đúng bữa. Hoặc ngay cả việc vệ sinh cá nhân như đánh răng, tắm rửa họ sẽ đều bỏ qua.
Nếu bản thân bạn hoặc người thân cao tuổi mắc phải những dấu hiệu trên, hãy đưa họ đến các cơ sở y tế lớn để thực hiện khám sức khỏe tổng quát, trước khi kết luận có bị bệnh trầm cảm hay không.
Rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã bị mắc bệnh trầm cảm (Nguồn: goodnights.rest)
3. Bệnh trầm cảm người già nguy hiểm như thế nào?
Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi ảnh hưởng nhất tới sức khỏe bởi họ sẽ luôn có cảm giác chán ăn dẫn đến sụt cân, mắc bệnh thiếu máu hay loãng xương. Với những trường hợp bị mất ngủ sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, trí nhớ giảm sút, giảm tuổi thọ hoặc có thể mắc các bệnh về thần kinh. Cảm giác thất vọng và buồn chán cùng với những ý nghĩa tiêu cực như việc tự tử, sẽ khiến bệnh nhân có thể bị huyết áp cao hoặc các bệnh về tim mạch.
Nếu người già mắc phải bệnh trầm cảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống bản thân hoặc tới những người thân xung quanh. Vậy nếu có những dấu hiệu bệnh như trên hãy tới các bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để khám tổng quát, xác định bệnh và đưa ra phương hướng điều trị là điều cần rất cần thiết.
Người cao tuổi có dấu hiệu mắc bệnh trầm cảm nên thực hiện khám tâm lý tại các cơ sở y tế (Nguồn: suckhoedoisong.vn)
4. Cách điều trị bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
4.1. Tâm lý trị liệu
Người cao tuổi bị bệnh trầm cảm ở người già có thể thực hiện phương pháp tâm lý trị liệu trước khi phải dùng tới thuốc để điều trị. Theo nhiều nghiên cứu y học chỉ ra rằng việc điều trị bằng tâm lý trị liệu đem lại kết quả tốt cho những người cao tuổi bị trầm cảm ở giai đoạn đầu. Trong đó đa số các bác sĩ tâm lý sẽ sử dụng liệu pháp trị liệu hành vi nhận thức, đây là là phương pháp nói chuyện giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ và hạn chế các hành tiêu cực trong cuộc sống.
4.2. Dùng thuốc trị trầm cảm
Các nhóm thuốc chống trầm cảm được sử dụng cho cách điều trị bệnh trầm cảm ở người cao tuổi là các thuốc có chứa chất ức chế tái hấp như serotonin. Phương pháp này hoạt động bằng việc tăng chất chống trầm cảm lên não. Tuy nhiên thể để lại một số tác dụng phụ cho bệnh nhân như loãng xương hoặc có nguy cơ bị gãy xương hông. Phương pháp này chỉ được chỉ định nếu bệnh nhân bị trầm cảm ở mức độ nhẹ hoặc nếu phương pháp trị liệu tâm lý được thực hiện trước nhưng không đem lại kết quả khả thi.
Dùng thuốc điều trị là biện pháp sau cùng nếu việc trị liệu tâm lý không thành công (Nguồn: khoahocyhoc.com)
4.3. Phương pháp kích thích não
Trước đây phương pháp kích thích não dùng để điều trị bệnh Parkinson, đến nay đã được triển khai thực hiện cho những bệnh nhân bị trầm cảm. Phương pháp này sử dụng đồng thời hóa chất và dòng điện để điều trị các hiện tượng rối loạn thần kinh ở não. Theo kết quả ghi nhận trên thế giới có tới 70% người cao tuổi bị trầm cảm không thể chữa khỏi bằng thuốc hoặc phương pháp trị liệu lại thuyên giảm khi sử dụng phương pháp đặc biệt này. Có nhiều bệnh nhân cao tuổi bị trầm cảm suốt nhiều năm sau 8 tuần bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm bởi áp dụng phương pháp kích thích não.
4.4. Các liệu pháp khác về tinh thần
Bệnh nhân cao tuổi bị trầm cảm nên tập bộ môn yoga hàng ngày để giúp xoa dịu căng thẳng, dự lo lắng và phiền muộn. Yoga tương tự như liệu pháp tập thiền, giúp cơ thể được thư giãn và nâng cao năng lượng trong cơ thể. Ngoài ra có thể thực hiện châm cứu bấm huyệt hoặc sử dụng liệu pháp massage, rất hữu ích đối với những người cao tuổi mắc bệnh trầm cảm, căng thẳng đầu óc hay do stress dài ngày,
4.5. Sự trợ giúp từ người thân, bạn bè
Gia đình, bạn bè, những người thân xung quanh đóng vị trí vô cùng quan trọng khi gia đình có người cao tuổi mắc bệnh trầm cảm. Người thân nên luôn ở bên cạnh người bệnh và đừng để họ ở một mình hoặc có suy nghĩ rằng bản thân bị mọi người yêu thương bỏ rơi. Hãy chia sẻ, nói chuyện và động viên họ thực hiện khám sức khỏe tổng quát, giúp bệnh nhân có thể phát hiện sớm và thoát khỏi căn bệnh trầm cảm nhanh chóng.
Đôi khi sẽ có những người thân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và chán nản bởi những triệu chứng của bệnh trầm cảm người cao tuổi. Tuy nhiên hãy thật kiên trì và đừng bỏ cuộc vội và đừng bỏ cuộc sớm.
Người cao tuổi bị trầm cảm luôn cần sự động viên của những người xung quanh (Nguồn: duocphamaau.com)
4.6. Tự lực của người đang trầm cảm
Người cao tuổi bị trầm cảm hãy cố gắng vận động ngoài trời hoặc tham gia vào một bộ môn thể thao có đông người chơi và được giao tiếp với mọi người. Đối với những người bị trầm cảm nói chung thì việc bước ra ngoài và gặp gỡ mọi người sẽ là điều rất khó khăn, nhưng hãy cố gắng ra ngoài mỗi ngày một tiếng dù chỉ là đi bộ thôi.
Nếu có điều kiện và sức khỏe cho phép hãy du lịch trong nước hay nước ngoài với người thân xung quanh. Đừng nên nhốt mình mãi trong nhà rồi nảy sinh ra những suy nghĩ tiêu cực và hãy cố gắng thực hiện những sở thích, thú vui của bản thân trước đây.
Hãy tham gia một số câu lạc bộ dành riêng cho người cao tuổi, tham gia thật đều đặn cho dù ban đầu bạn sẽ có thể cảm thấy chán ghét. Nhưng nên cố gắng nỗ lực để tham gia vì đây là cách rất hữu hiệu cho căn bệnh trầm cảm của bạn.
Ngoài ra nếu bạn mắc bệnh trầm cảm khi đã vào giai đoạn “tuổi cao sức yếu” hãy cố gắng ăn uống thật đầy đủ để bổ sung vitamin và các khoáng chất. Nếu cơ thể không đủ chất bạn sẽ không muốn cơ thể vận động, khiến bệnh ngày càng trở nên nặng hơn.
5. Chăm sóc người cao tuổi bị trầm cảm điều gì cần chú ý nhất?
5.1. Kiên trì với người bệnh
Nếu người thân của bạn bị mắc bệnh trầm cảm khi về già, hãy thật kiên trì và kiên nhẫn lắng nghe tâm tư và suy nghĩ của họ. Hãy lắng nghe những câu chuyện của họ dù cho nó có tiêu cực và buồn bã đến mức như thế nào đi chăng nữa. Lưu ý rằng đừng quá vội vàng, kiên trì thuyết phục họ nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực hơn. Nếu bạn không kiên trì với người cao tuổi bị trầm cảm, việc điều trị khỏi bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn.
5.2. Không nên trách mắng họ
Trong trường hợp bạn không thể kiên trì hơn trong việc nói chuyện và chia sẻ với họ. Cũng đừng nổi nóng, cãi vã hay trách mắng họ, điều này có thể dẫn tới tình trạng bệnh trầm cảm ở người cao tuổi trở nên nặng thêm.
5.3. Thường xuyên liên lạc và chia sẻ với người bệnh
Việc người thân trong gia đình hay bạn bè thường xuyên chia sẻ với người cao tuổi bị trầm cảm sẽ giúp việc điều trị bệnh trở nên dễ dàng hơn. Hãy để người bệnh biết rằng người thân và bạn bè xung quanh vẫn ở bên cạnh giúp đỡ và quan tâm tới họ. Đặc biệt phải cho họ hiểu rõ rằng bệnh trầm cảm ở người già có thể điều trị khỏi hoàn toàn và nên suy nghĩ tích cực hơn.
Việc chăm sóc người già bị trầm cảm điều gì cần chú ý nhất để khiến họ có niềm tin hơn vào cuộc sống? (Nguồn: heropharm.com)
5.4. Tuân thủ liệu trị điều trị của bác sĩ
Người thân và bạn bè xung quanh nên đồng hành cùng trong quá trình người cao tuổi chữa bệnh trầm cảm. Hãy giúp đỡ và động viên người bệnh thường xuyên, cho dù là cùng nhau chế biến những món ăn, tập thể dục và sinh hoạt hàng ngày theo liệu trình các bác sĩ đã đưa ra. Đi cùng bệnh nhân tới bệnh viện hoặc phòng khám tâm lý theo lịch hẹn của bác sĩ để họ không cảm thấy cô đơn trong hành trình chống chọi với bệnh tật. Nếu có thể, bạn hãy tham gia cùng người già mắc bệnh trầm cảm các buổi điều trị bằng liệu pháp tâm lý nếu như bác sĩ khuyến nghị.
5.5. Sinh hoạt kết nối cộng đồng
Hãy khuyến khích và tham gia cùng người cao tuổi các sinh hoạt kết nối cộng đồng như các câu lạc bộ người cao tuổi, tham gia vào các dịch vụ giải trí hay các phong trào tình nguyện… Cho dù bạn có không thích những sinh hoạt cộng đồng như vậy, nhưng hãy nghĩ tới mục tiêu chính là để người thân yêu của bạn có thể thoát khỏi căn bệnh trầm cảm.
Đối với riêng bản thân những người đang phải chăm sóc sức khỏe cho người thân cao tuổi bị bệnh trầm cảm cũng cần phải được hỗ trợ. Có thể trò chuyện và nghe lời khuyên từ bác sĩ xem phương hướng điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân là gì.
Hãy cố gắng cho người bệnh biết rằng, dù bây giờ sự tuyệt vọng mà họ đang cảm nhận cũng có thể sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn nếu họ chịu mở lòng ra và quên đi được mọi chuyện. Hướng người bệnh tìm kiếm một phương pháp điều trị hợp lý, tích cực tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và người thân xung quanh hãy luôn đồng hành cùng họ trong quá trình chữa bệnh, đến một thời điểm nào đó chắc chắn căn bệnh trầm cảm sẽ qua đi và mọi việc sẽ bình thường trở lại như cũ.