Bệnh tim mạch ở trẻ em: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phân loại, Cách trị


Ngoài tim bẩm sinh, còn có bệnh tim mạch ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý: Kawasaki, viêm màng tim, thấp tim… với rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc tìm hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng tránh sẽ giúp chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bé một cách tốt hơn.

1. Tìm hiểu bệnh tim mạch ở trẻ em

Trong khi bệnh tim ở người lớn chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt và những yếu tố của môi trường bên ngoài gây hại cho cơ thể thì ở trẻ em lại chủ yếu là do bẩm sinh, di truyền hay nhiễm trùng hoặc viêm. Việc tìm hiểu kỹ về nguyên nhân và biểu hiện của bệnh sẽ giúp bạn phòng tránh cũng như bảo vệ sức khỏe tim mạch một cách tốt nhất cho bé yêu nhà mình.

Bệnh tim mạch ở trẻ em: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phân loại, Cách trị

Căn bệnh tim mạch nguy hiểm gặp phải ở trẻ (Nguồn: as.com)

2. Các bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em

2.1. Bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh xuất hiện ngay từ khi đứa trẻ vừa được sinh ra với tỷ lệ khoảng gần 1%. Bệnh chủ yếu liên quan tới những khuyết tật tim bẩm sinh như khuyết vách ngăn tim, hẹp van động mạch chủ, sa van hai lá, tứ chứng Fallot – đa khuyết tật… Tùy theo mức độ, việc dị tật có thể điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc sử dụng thiết bị hỗ trợ, tuy nhiên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ.

2.2. Xơ vữa động mạch

Bệnh xơ vữa động mạch xuất hiện cả ở người lớn và trẻ nhỏ. Theo đó, bệnh cần có một khoảng thời gian nhất định để hình thành và biểu hiện và đa số thường gặp ở những bé bị thừa cân, béo phì, ít vận động hoặc tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh với tỷ lệ rất thấp. Đồng thời biểu hiện bệnh tim mạch ở trẻ nhỏ cũng tương đối khác so với người lớn.

Bệnh tim mạch ở trẻ em: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phân loại, Cách trị

Trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải xơ vữa động mạch (Nguồn: songkhoesongtho.vn)

2.3. Chứng loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có thể khiến tim đập nhanh, chậm hơn hoặc lúc nhanh lúc chậm. Điều này sẽ khiến trẻ có những biểu hiện như mệt mỏi, chóng mặt, kén ăn hay thậm chí là ngất xỉu. Đây là bệnh lý tương đối phức tạp và ít biểu hiện ra bên ngoài nên cha mẹ cần quan sát và hỏi thăm bé thật kỹ.

2.4. Bệnh Kawasaki

Tại Mỹ, Kawasaki là căn bệnh tim mạch ở trẻ em có tỷ lệ mắc cao nhất 20%, khoảng 4000 trẻ mỗi năm. Bệnh gây nên tình trạng viêm tại các mạch máu ở khu vực tay chân và miệng. Thường thì những bé không may mắc phải căn bệnh này đều cần được điều trị tiêm tĩnh mạch trong một thời gian dài và có thể là suốt đời.

Bệnh tim mạch ở trẻ em: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phân loại, Cách trị

Bệnh Kawasaki với tỷ lệ trên tổng số ca lên tới 20% (Nguồn: vinmec.com)

2.5. Tiếng thổi tim

Nghe có vẻ khó tin nhưng thực tế các bác sĩ có thể nghe thấy “tiếng thổi” trong trái tim của bé. Những tiếng thổi này được bắt nguồn từ các dòng chảy hỗn loạn trong tim trẻ khi sốt, thiếu máu hoặc ngay cả lúc bình thường. Đa phần sẽ không phải điều trị nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, chúng lại xuất phát từ những khuyết tật ở van tim và trở thành bệnh tim mạch ở trẻ em, cần phải can thiệp ngay lập tức.

2.6. Thấp tim

Bệnh thấp tim thường xuất hiện sau khi trẻ mắc phải bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn nhưng không được điều trị kịp thời và triệt để. Biến chứng mà căn bệnh này để lại thường hết sức nguy hiểm nhưng có thể dễ dàng ngăn chặn nếu cha mẹ đưa bé đi kiểm tra sức khỏe và điều trị hoàn toàn khi mắc phải các bệnh do virus, vi khuẩn nói chung và liên cầu khuẩn nói riêng.

2.7. Viêm màng ngoài tim

Khi lớp màng ngoài bao quang tim (màng tim) bị các tác nhân như vi khuẩn, virus xâm nhập, chúng có thể bị viêm và sưng lên nhanh chóng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tim. Khi đó, dựa theo mức độ của bệnh có thể điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp sâu.

Bệnh tim mạch ở trẻ em: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phân loại, Cách trị

Bệnh lý viêm màng ngoài tim nguy hiểm ở trẻ (Nguồn: vinmec.com)

3. Nguyên nhân bệnh tim mạch ở trẻ em

3.1. Di truyền

Có khoảng 3% trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh là do di truyền. Theo đó, những trẻ có ba mẹ và người thân trong gia đình từng có tiền sử mắc bệnh tim sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn so với thông thường.

3.2. Do nhiễm độc thai nhi

Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ không may tiếp xúc với những chất có hại như rượu, bia, thuốc lá, tia phóng xạ… thì có thể gây ra những dị tật ở thai nhi, điển hình như căn bệnh tim bẩm sinh.

3.3. Mẹ nhiễm bệnh trong quá trình mang thai

Những loại virus cực kỳ nguy hiểm cho mẹ bầu như Herpes, Rubella, Cytomegalo… là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các dị tật ở thai nhi hay thậm chí là nguy cơ sảy thai, sinh non. Vì vậy, cần thường xuyên thực hiện khám thai định kỳ, theo dõi mọi diễn biến cũng như tiêm phòng trước một số loại bệnh nguy hiểm.

Bệnh tim mạch ở trẻ em: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phân loại, Cách trị

Dị tật thai nhi do mẹ bị nhiễm virus cảm cúm Rubella (Nguồn: parenting.com)

3.4. Chế độ ăn uống không cân đối

Việc ăn uống không cân đối, dung nạp quá nhiều đường là nguyên nhân của căn bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi và đặc biệt là dẫn đến các bệnh tim mạch ở trẻ em khá nguy hiểm.

3.5. Lối sống không lành mạnh

Hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, thuốc thần kinh hay nội tiết… đều có thể khiến thai nhi trong bụng mắc phải rất nhiều những dị tật về tim, đốt sống và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

3.6. Trẻ nào có nguy cơ bị tim mạch cao

Theo nghiên cứu, ngoài những yếu tố trước và trong quá trình mang thai như di truyền, sức khỏe của mẹ… thì những trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về tim cao thường sẽ là các bé bị sinh non, nhẹ cân, béo phì hoặc mắc phải những hội chứng như Down, hội chứng Turner, hội chứng Klinefelter…

Bệnh tim mạch ở trẻ em: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phân loại, Cách trị

Những trẻ nào sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao? (Nguồn: bvndtp.org.vn)

4. Biểu hiện bệnh tim mạch ở trẻ nhỏ

4.1. Các triệu chứng chung

Triệu chứng chung của bệnh tim mạch ở trẻ em sẽ là trẻ hay bị ho, thở nhanh, lồng ngực hóp nhiều, sút cân, da xanh xao và hay khóc, mệt mỏi. Bé ít đi tiểu, khóc nhiều về ban đêm và môi bị tím tái.

4.2. Các biểu hiện theo từng loại bệnh

Bệnh tim bẩm sinh

Trẻ chậm lớn, hay bị viêm phế quản, viêm phổi, đổ nhiều mồ hôi và phần lồng ngực bên trái có xu hướng nhô cao lên. Da, các đầu ngón tay và lưỡi của trẻ tím tái.

Thấp tim

Trẻ bị sốt, đau nhức và sưng ở các khớp, đau ngực, xuất hiện tiếng thổi tim và các vết xuất huyết nhẹ dưới da.

Suy tim

Nhịp thở bất thường, tăng cân rất nhanh trong khoảng thời gian ngắn, đổ nhiều mồ hôi và mệt mỏi, chán ăn…

Viêm cơ tim do virus

Nhịp thở nhanh, nếu ghé sát vào tim có thể nghe thấy âm thanh tương tự như tiếng ngựa phi và thổi nhẹ, gan to, tĩnh mạch cổ nổi…

Bệnh tim mạch ở trẻ em: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phân loại, Cách trị

Một số biểu hiện phổ biến của bệnh tim ở trẻ (Nguồn: todaysparent.com)

5. Điều trị bệnh tim ở trẻ em

5.1. Bệnh tim ở trẻ em có thể điều trị được không

Nếu được phát hiện kịp thời, bệnh tim mạch ở trẻ em hoàn toàn có thể điều trị một cách triệt để. Tuy nhiên tỷ lệ thành công và phương pháp còn tùy thuộc vào từng loại bệnh cũng như mức độ gặp phải. Bên cạnh đó, thể trạng của bé cũng là một yếu tố ảnh hưởng cực kỳ quan trọng.

5.2. Sử dụng thuốc

Điều trị bằng thuốc được áp dụng trong một số trường hợp trẻ bị viêm hoặc mới xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Hầu hết chúng đều có tác dụng kháng viêm, ổn định nhịp tim và phá vỡ các cục máu đông.

5.3. Can thiệp tim mạch

Sự can thiệp tim mạch chủ yếu sẽ nhờ vào các thiết bị hỗ trợ tim, giúp điều hòa và ổn định nhịp tim trong một số tình trạng bệnh của trẻ.

5.4. Phẫu thuật tim

Đây là phương pháp có thể điều trị triệt để căn bệnh này, các bác sĩ có thể phẫu thuật và thực hiện một số thay đổi trên trái tim của trẻ. Trong những trường hợp đặc biệt có thể thực hiện cấy ghép quả tim mới hoàn toàn.

Gần đây, phương pháp điều trị bệnh tim mạch bằng tế bào gốc đã mở ra cơ hội hồi phục lại sức khỏe cho những người bị bệnh tim lớn hơn rất nhiều.

Bệnh tim mạch ở trẻ em: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phân loại, Cách trị

Phương pháp tế bào gốc có thể giúp điều trị bệnh tim (Nguồn: benhvienquoctedna.vn)

6. Chăm sóc trẻ bị bệnh tim mạch

Để đảm bảo giữ gìn sức khỏe cũng như giúp bé chóng hồi phục khi mắc phải các bệnh tim mạch ở trẻ em, cha mẹ cần chú ý những điều như sau:

  • Chăm sóc sức khỏe răng miệng và vệ sinh cá nhân thật cẩn thận cho bé

  • Đề phòng việc nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

  • Đeo khẩu trang cho bé trước khi ra đường, tránh xa những mầm bệnh

  • Tiêm phòng đầy đủ theo quy định

  • Cân đối khẩu phần ăn, bổ sung những nguồn dinh dưỡng giàu năng lượng, tránh xa 13 loại thực phẩm gây hại cho tim.

7. Đề phòng bệnh tim mạch ở trẻ nhỏ

7.1. Trước khi mang thai

Cần khám và sàng lọc tiền hôn nhân cho cả hai vợ chồng để phát hiện các bệnh tật di truyền cùng như mầm bệnh trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến thai nhi sau này. Bên cạnh đó, nếu chưa tiêm phòng cần bổ sung các mũi vacxin phòng Rubella, quai bị, Herpes… Đảm bảo ngưng hoàn toàn các loại thuốc nội tiết, thuốc an thần hoặc điều trị dứt điểm các bệnh đái tháo đường, Lupus…

7.2. Khi mang thai

Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, tia phóng xạ, tia X và môi trường làm việc độc hại, nhiều khói bụi và mầm bệnh nguy hiểm. Sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào cũng cần có chỉ dẫn của bác sĩ, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho thai nhi và phòng tránh dị tật, cũng như các dấu hiệu bệnh tim mạch ở trẻ sơ sinh.

7.3. Trong quá trình phát triển của bé

Cần chăm sóc sức khỏe của bé một cách thường xuyên, đều đặn cho bé đi kiểm tra sức khỏe tổng quát. Tạo cho bé thói quen ăn ngủ đúng giờ, hạn chế tối đa các chất có hại như Cholesterol, đồ chiên rán trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Đồng thời, bổ sung 25 thực phẩm tốt cho tim mạch như yến mạch, cá hồi, hạt óc chó…

Bệnh tim mạch ở trẻ em: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phân loại, Cách trị

Phụ nữ mang thai cần tránh xa mọi chất độc hại (Nguồn: hellosehat.com)

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết liên quan đến căn bệnh tim mạch ở trẻ em nhằm giúp cha mẹ có thể trang bị đầy đủ các kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho con trẻ. Ngay từ bây giờ, cha mẹ có thể đưa các bé đăng ký khám, sàng lọc tim mạch tại bệnh viện chuyên khoa uy tín, để được kiểm tra cũng như chẩn đoán, điều trị một cách kịp thời, hiệu quả nhất.