Bệnh tim mạch là một căn bệnh phổ biến hiện nay ở nhiều lứa tuổi. Bệnh không có dấu hiệu rõ ràng nhưng lại gây hậu quả nghiêm trọng, dễ dẫn đến tử vong. Vậy làm thế nào để phát hiện bệnh sớm, điều trị như thế nào? Cùng Blog Useful tìm hiểu ngay nhé!
1. Bệnh tim mạch là gì?
Bệnh tim mạch là tên gọi của nhóm bệnh liên quan đến mạch máu, tim. Trong đó bao gồm bệnh về động mạch vành, đau tim, nhịp tim bất thường, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, bệnh về động mạch chủ… Bệnh tim mạch làm giảm khả năng cung cấp oxy đến các bộ phận khác trong cơ thể như não, phổi… phá hủy các bộ phận khác trong cơ thể. Đây cũng là căn bệnh thầm lặng gây tử vong cao tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các căn bệnh về tim mạch có thể xảy ra ở bất cứ giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp nào. Trong đó, đối tượng người căng thẳng thần kinh, sống trong môi trường ô nhiễm, người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh 13 bệnh tim mạch cao nhất hiện nay.
Các bệnh về tim mạch là những căn bệnh phổ biến gây nên các tác hại nguy hiểm (Nguồn: elleman.vn)
2. Các loại bệnh tim mạch phổ biến hiện nay
2.1. Bệnh động mạch vành
Động mạch đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho các bộ phận trong cơ thể. Bệnh động mạch vành còn được gọi là CAD là tình trạng tích tụ cholesterol, mảng xơ vữa lên thành động mạch khiến hẹp, cứng thành động mạch. Điều này khiến hạn chế việc lưu thông máu, cung cấp oxy đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Bệnh về động mạch vành gây nguy hiểm cho tình trạng sức khỏe tim mạch (Nguồn: verywellhealth.com)
2.2. Đau tim
Khi tim mạch gặp các vấn đề dễ dẫn tới tình trạng đau tim với các biểu hiện như khó thở, choáng váng. Đau tim cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp ở các bệnh nhân bị tổn thương tim, tim thiếu oxy. Người bệnh cần quan sát các dấu hiệu của cơ thể, khi phát hiện có những cơn đau tim cần khám và điều trị kịp thời.
2.3. Nhịp tim bất thường
Một trái tim khỏe là trái tim đập đều khoảng 60 – 100 lần mỗi phút. Khi trái tim đập rất chậm hoặc rất nhanh là biểu hiện cho tình trạng rối loạn nhịp tim. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy tim khó chịu như đánh trống ngực, cảm giác khó chịu khi thở thì cần đi khám bác sĩ ngay để biết được cách điều trị phù hợp. Nhịp tim bất thường có thể được hạn chế bằng việc uống bổ sung thực phẩm hỗ trợ tim mạch, giảm mỡ máu tốt cho cơ thể.
2.4. Suy tim
Suy tim là căn bệnh nguy hiểm của tim mạch. Đây là lúc tim mạch đã bị phá hủy, không hoạt động tốt như trước kia thậm chí ngừng hoạt động. Người bị suy tim thường có cảm giác khó thở, mệt mỏi, tim sưng, máu bị ứ lại trong tim… Suy tim gây tỷ lệ tử vong cao, tiên lượng người bệnh khó có thể đoán trước. Bệnh suy tim có thể được điều trị thuyên giảm kịp thời, nên lựa chọn danh sách thuộc top 6 thực phẩm tốt điều trị suy tim hiệu quả giúp có được trái tim khỏe mạnh.
Suy tim là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh (Nguồn: benh.vn)
2.5. Bệnh liên quan tới van tim
Các bệnh liên quan đến van tim bao gồm hở van hai lá khi van giữa bên trái của bạn không đóng, hẹp động mạch chủ, thiếu van hai lá. Bệnh nhân mắc các bệnh về van tim thường gặp các triệu chứng như rối loạn mạch tim, tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu phổi… Bệnh hở van tim cần có chế độ ăn uống khoa học với danh sách các thực phẩm hỗ trợ cho bệnh van tim tốt, người bệnh nên chọn mua và ăn thường xuyên để có được tim khỏe mạnh, điều trị các chứng hở van tim hiệu quả.
2.6. Bệnh tim bẩm sinh
Bệnh tim bẩm sinh thường được xảy ra từ lúc mẹ mang thai. Những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh thường có khiếm khuyết một hoặc nhiều cấu trúc tim, mạch máu. Tỉ lệ trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh là 8/1000. Bệnh tim bẩm sinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như yếu tố di truyền, trong quá trình mang thai người mẹ tiếp xúc với các loại chất độc hại, nhiễm virus, sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh có thể khỏi trước tuổi trưởng thành hoặc kéo dài đến hết cuối đời.
Bệnh tim do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống (Nguồn: hellobacsi.com)
2.7. Bệnh cơ tim
Bệnh cơ tim là tổng hợp các bệnh về cơ tim như tim mở rộng, lớn bất thường, tim dày lên hoặc cứng lại. Những biểu hiện này khiến tim gặp khó khăn trong quá trình bơm máu. Tình trạng này kéo dài dẫn đến các chứng về suy tim, nhịp tim bất thường. Ảnh hưởng đến tim và các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh cơ tim có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như huyết áp cao, tiểu đường, béo phì, hạn chế các thực phẩm không tốt cho người bệnh tim, nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh về chuyển hóa, nhiều bệnh nhân mắc bệnh do mang các gen di truyền.
2.8. Bệnh màng phổi
Bệnh màng phổi là một trong những biểu hiện bệnh tim mạch phổ biến. Bệnh này thường do người bệnh mắc phải các chứng về suy tim dẫn đến tràn dịch màng phổi gây ra nhiễm trùng phổi. Người bệnh mắc các bệnh về màng phổi khá nguy hiểm, cần được khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.
2.9. Bệnh về động mạch chủ và hội chứng Marfan
Bệnh về động mạch chủ là những bất thường về động mạch chủ gây ra phình, mở rộng hoặc rách. Điều này khiến cơ thể dễ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, hội chứng Marfan ảnh hưởng đến xương, tim mạch, mắt, huyết áp cao, xơ cứng bì, viêm xương… Đây là một tình trạng bệnh nguy hiểm cần được điều trị bởi những bác sĩ giàu kinh nghiệm theo một phác đồ cụ thể, người bệnh không tự ý dùng thuốc không theo chỉ định.
2.10. Bệnh mạch máu
Bệnh mạch máu bao gồm các biểu hiện về động mạch, lượng máu lên não. Bệnh làm tổn thương các mạch máu đến các chi trên cơ thể, đặc biệt gây nguy hiểm cho chân, bàn chân trong quá trình di chuyển. Một số trường hợp ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh.
6 nguyên tắc vàng phòng tránh ung thư, tim mạch (Nguồn: googleusercontent.com)
3. Tỷ lệ bệnh tim mạch ở Việt Nam
Bệnh tim mạch được cho là gánh nặng của xã hội bởi gây tỷ lệ tử vong cao. Không những thế, chi phí để điều trị bệnh cao, khó chữa trị dứt điểm. Theo nghiên cứu hội tim mạch Việt Nam, 25% dân số mắc bệnh về huyết áp và tim mạch. Không những thế, tỷ lệ này ngày càng trẻ hóa. Lên tới 47% người mắc bệnh trên 25 tuổi. Tuy nhiên thực tế nhiều người hiện nay thường chủ quan, không tìm hiểu kiến thức về bệnh, không bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt.
4. Nguyên nhân gây bệnh tim mạch
Bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong cuộc sống hiện đại, tỉ lệ người mắc bệnh liên quan đến tim mạch tăng cao thường do các thói quen sinh hoạt không tốt cho sức khỏe hàng ngày:
- Ngửi hoặc hút thuốc lá: Các chất có hại trong thuốc lá như nicotine, carbon monoxide là những nguyên nhân chính gây các bệnh về động mạch, ảnh hưởng đến mạch máu. Người hút thuốc hoặc ngửi khói thuốc nhiều dễ co thắt các mạch máu, động mạch xơ vữa.
- Chế độ ăn uống nhiều cholesterol, ăn mặn, nhiều chất béo: Đây là những nguyên nhân chính gây nên phá hủy động mạch, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi máu của tim. Người có thói quen ăn các thực phẩm chiên rán nhiều lần, nhiều dầu mỡ, ăn mặn còn dễ mắc các bệnh khác về hệ tiêu hóa, phổi hơn so với người bình thường. Mua loại hoa quả phòng ngừa các bệnh tim mạch, bổ sung trong menu hằng ngày là cách hiệu quả giúp tim luôn mạnh khỏe.
- Việc béo phì, thừa cân: Là một nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch. Người béo phì thường bị các đường mỡ trong máu ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất của tim.
- Những người thường xuyên stress, căng thẳng là các nguyên nhân làm trầm trọng hơn về bệnh tim.
- Người ít vận động thể dục thể thao: Thói quen vận động thể dục thể thao giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, chống lại bệnh tật tốt. Những người lười vận động thường dễ mắc các bệnh về tim mạch hơn so với người tập luyện thường xuyên. Đăng ký ngay khóa tập luyện với bài tập phù hợp giúp bạn đẩy lùi sự chây lì, có thêm động lực tham gia các chương trình rèn luyện sức khỏe.
- Cholesterol trong máu tăng cao, mắc các bệnh về huyết áp, đái tháo đường là những nguyên nhân thu hẹp các mạch máu, gia tăng các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra một số nguyên nhân khác đến từ tuổi tác, yếu tố di truyền cũng là các nguyên nhân gây nên bệnh về tim mạch.
Đến ngay các trung tâm tim mạch uy tín để điều trị các bệnh về tim mạch (Nguồn: tuoitrethudo.com.vn)
5. Các yếu tố rủi ro dẫn đến bệnh tim mạch
Có nhiều yếu tố rủi ro dẫn đến các bệnh về tim mạch. Trong đó bao gồm:
- Yếu tố di truyền học: những người có người thân trong gia đình mắc các bệnh về tim mạch thường có nguy cơ cao mắc bệnh cao hơn nhiều so với người thông thường.
- Yếu tố về tuổi tác: khi tuổi tác càng cao, các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hơn, động mạch dễ bị chèn ép gây ra bệnh tim cao hơn so với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
- Yếu tố giới tính: theo thống kê tỷ lệ nam giới mắc các bệnh về tim mạch thường cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, nữ giới thường có các biểu hiện nặng hơn, dễ dẫn đến tử vong hơn so với nam giới.
- Bên cạnh đó, những người làm việc trong các môi trường độc hại, ô nhiễm thường có nguy cơ mắc bệnh tim hơn so với người thông thường. Nên mua top các máy lọc không khí tạo ion âm khử mùi diệt khuẩn, giảm thiểu các nguyên nhân gây bệnh hô hấp.
- Các yếu tố khác gia tăng rủi ro về tim mạch bao gồm lười vận động, chế độ ăn không đảm bảo, ô nhiễm không khí, những người mắc các tiền sử bệnh tim mạch.
6. Triệu chứng của bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch không có các triệu chứng rõ rệt vì thế người bệnh thường nhầm tưởng với các bệnh cảm, mệt mỏi thông thường. Trong đó, một số dấu hiệu bệnh phổ biến như:
- Khó chịu khi thở, đau tức ngực: là triệu chứng thường xuất hiện ở các bệnh thần kinh, hô hấp, bệnh tim. Người bệnh gặp khó khăn trong việc thở, thở đau hơn so với bình thường, lồng ngực khó chịu.
- Khó thở đặc biệt khi nằm xuống, khi lao động nặng
- Chân hoặc cánh tay đau tê, yếu hơn so với thông thường, đau cổ, họng: lúc này tim gây nên các biến chứng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Vì thế người bệnh dễ bị đau nhức khắp người.
- Nhịp tim bất thường: nhịp tim bất thường như tim đập nhanh hơn, chậm hơn là những biểu hiện bệnh tim. Thông thường mỗi phút tim bình thường đập từ 60 – 100 nhịp. Tuy nhiên, khi tim gặp vấn đề thì nhịp tim sẽ nhiều hơn 100 hoặc ít hơn 60. Gây những khó chịu khi thở, làm việc.
- Đau ngực, chóng mặt, ngất xỉu: đây là những triệu chứng khi máu từ tim đến não bị gián đoạn, người bệnh cảm thấy khó chịu, gặp khó khăn khi thở.
Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tim mạch (nguồn: doppelherz.vn)
7. Bệnh tim mạch có nguy hiểm không
Bệnh tim mạch có nguy hiểm không phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Hiện tại, đây là căn bệnh gây tử vong với tỷ lệ cao trên thế giới, nguy hiểm hơn ung thư. Bệnh xảy ra ở cả các quốc gia đã và đang phát triển. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh về tim mạch lên đến 25% ở người trưởng thành. Trong đó, mỗi năm có khoảng 200 nghìn ca tử vong do các bệnh về tim mạch. Hiện nay, tỷ lệ tử vong do bệnh ngày càng gia tăng, là căn bệnh nguy hiểm với sức khỏe. Bệnh lý tim mạch hiện nay gặp ở cả người lớn tuổi, người trẻ, tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa là một trong những nỗi lo hiện nay trong xã hội.
8. Hậu quả của bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch gây ra các hậu quả khó chữa như người bệnh bị thiếu chất dinh dưỡng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể do cơ thể không nhận đủ oxy trong quá trình bơm máu. Một số trường hợp máu bị ứ lại ở các mô, trong tim. Dịch tụ trong cơ thể làm sưng chân, ống chân, dịch tụ trong phổi gây nên phù phổi. Các bệnh về tim mạch, bệnh mạch vành, cơ tim, rối loạn nhịp tim…. đều có thể khiến người bệnh suy tim gặp các vấn đề về tim mạch.
Tập luyện thể dục giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa các bệnh tim mạch (Nguồn:blog.btaskee.com)
9. Cách phòng bệnh tim mạch
9.1. Cách ngăn ngừa bệnh tim dành cho đối tượng từ 20 – 30 tuổi
Ở độ tuổi từ 20 – 30 tuổi là độ tuổi thanh thiếu niên , cholesterol trong động mạch thấp. Tuy nhiên, người có lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ăn nhiều thực phẩm chiên rán, béo phì cũng sẽ có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao. Để ngăn ngừa bệnh tim độ tuổi này cần kiểm tra huyết áp, đường trong máu, cholesterol thường xuyên. Bên cạnh đó ăn bổ sung thực phẩm kiểm soát rối loạn nhịp tim; ngũ cốc, protein ít béo, các loại dầu ô liu, bơ. Bên cạnh đó loại bỏ các thói quen hút thuốc, rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
9.2. Ngăn ngừa bệnh tim ở độ tuổi 40 – 50 tuổi
Ở độ tuổi 40 là giai đoạn huyết áp tăng, cơ thể nhiều cholesterol, xơ vữa động mạch. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh bằng cách kiểm tra huyết áp đúng cách bằng các máy đo chuyên dụng, an toàn cho sức khỏe, kiểm tra lượng cholesterol thường xuyên, chụp CT tim để kiểm tra động mạch, chú ý về chế độ ăn cần phù hợp, không nhiều chất calo gây béo phì. Dành thời gian 30 – 45 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục. Loại bỏ một số thói quen xấu như hút thuốc lá, uống bia rượu. Bổ sung gạo ngũ cốc bột dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch, để đề phòng bệnh tốt hơn.
9.3. Phòng ngừa bệnh tim ở tuổi 60 trở lên
Ở độ tuổi 60 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc các bệnh về tim mạch thường tăng cao hơn thông thường. Các cơ quan bắt đầu hoạt động kém hơn trước đây. Để phòng ngừa bệnh tim mạch nên: tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, có thể mua sẵn các dụng cụ thể dục thể thao hỗ trợ tập luyện, theo dõi lượng đường, chỉ số BMI, cân nặng, huyết áp, lên thực đơn ăn uống lành mạnh, giảm chất béo, tăng vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Thăm khám thường xuyên để nhận được sư tư vấn tốt nhất về tim mạch từ bác sĩ (Nguồn: media-ak.static)
Trên đây là những thông tin tổng quát về bệnh tim mạch. Hy vọng bạn giữ cho mình thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hạn chế các bệnh lý liên quan đến tim mạch tốt. Click mua voucher khám sức khỏe tim mạch tại Useful để biết được các bệnh lý về tim và có phương pháp điều trị kịp thời nhé.