Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì, nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 3 trên thế giới, chỉ đứng sau ung thư và bệnh tim mạch. Hiện nay, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa do chất lượng cuộc sống nâng cao, người trẻ ít vận động, thừa cân rồi lâu dần chuyển hóa thành tiểu đường.

Nội dung chính

1. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn có tên gọi khác là đái tháo đường loại 2, tiểu đường type 2, là căn bệnh rối loạn chuyển hóa lâu dài xuất phát từ nhiều tác nhân như tỉ lệ đường huyết cao, kháng hoặc thiếu hụt insulin.

Một trong triệu chứng thường gặp đó là thường xuyên cảm thấy khát nước, tiểu đêm nhiều lần, sút cân không rõ nguyên nhân, nhanh đói, cảm thấy mỏi mệt và chậm lành các vết thương hay vết bầm tím. Căn bệnh này nếu không được chữa trị, xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng lâu dài như mù lòa, tim mạch, suy thận, đột quỵ, võng mạc tiểu đường. Cần phải thực hiện tầm soát bệnh tiểu đường ngay khi có các triệu chứng bệnh như dưới đây.

Bệnh tiểu đường type 2 rất nguy hiểm cần phát hiện và điều trị khoa học

Bệnh tiểu đường type 2 rất nguy hiểm cần phát hiện và điều trị khoa học (Nguồn: vinmec.com)

2. Nguyên nhân tiểu đường type 2

2.1. Lối sống

Một trong những nguyên nhân tiểu đường type 2 chủ yếu đó là lối sống hiện đại ngày nay, thiếu đi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, cung cấp quá nhiều năng lượng vào cơ thể, dẫn đến béo phì, thừa cân và ít vận động thể chất.

2.2. Di truyền

Đa phần các ca mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đều liên quan nhiều đến hệ gen và với mỗi gen lại đóng một phần nhỏ vào việc tăng khả năng chuyển hóa thành tiểu đường. Chẳng hạn như nếu một người trong cặp sinh động bị mắc bệnh tiểu đường thì người anh em còn lại của họ sẽ có khả năng mắc tiểu đường rất cao, lên đến hơn 90%. Với những anh chị em trong một gia đình thì tỉ lệ ấy tầm 25 – 50%.

Bệnh tiểu đường có di truyền gen từ bố mẹ, anh em trong gia đình

Bệnh tiểu đường có di truyền gen từ bố mẹ, anh em trong gia đình (Nguồn: vinmec.com)

2.3. Điều kiện y tế

Hiện nay, có nhiều loại thuốc và các vấn đề về sức khỏe lại có thể gây ra bệnh. Có thể kể đến như thiazide, glucocorticoid, chen beta, thuốc chống loạn thần atypical antipsychotics và statin. Đối với những phụ nữ mang thai từng bị tiểu đường thai kỳ thì việc mắc phải tiểu đường loại 2 là khá cao. Không những thế, các căn bệnh như hội chứng đầu to, cushing, cường giáp, u tủy tuyến thượng thận, thiếu testosterone cũng đều liên quan đến căn bệnh đáng báo động này.

3. Cơ chế gây bệnh tiểu đường type 2

Lượng đường chứa trong thức ăn hàng ngày sau khi đi vào cơ thể sẽ bị bẻ gãy tạo thành glucose. Chúng lưu hành trong máu, vào tế bào nhằm tạo thành nguồn năng lượng cần dung nạp cho cơ thể hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, Insulin là loại hormone được cấu thành bởi các tế bào β của tuyến tụy, có nhiệm vụ chính là chuyển glucose vào tế bào của cơ thể. Sau khi lượng glucose tăng cao, tuyến tụy sẽ bài tiết ra đủ insulin để vận chuyển glucose vào tế bào và ngược lại nếu glucose máu thấp thì sẽ ngừng bài tiết insulin.

Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, hầu như là do các tế bào trong cơ thể kháng lại các insulin hoặc do glucose đưa vào cơ thể quá nhiều, hormone insulin không tist ra đủ để đáp ứng nhu cầu của chúng. Kết quả là lượng đường máu tăng cao, đào thải qua nước tiểu và dẫn đến tình trạng đái tháo đường. Trên đây chính là cơ chế gây bệnh tiểu đường type 2 bạn nên nắm rõ để đề phòng, theo dõi bằng máy đo đường huyết chính xác, điều trị và chăm sóc cơ thể bản thân thật tốt.

Người già là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

Người già là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường (Nguồn: kienthuctieuduong.vn)

4. Triệu chứng bệnh tiểu đường type 2

4.1. Chứng đi tiểu thường xuyên

Đây là triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 thường gặp nhất, chứng đi tiểu thường xuyên còn gọi là đa niệu chứng tỏ lượng đường trong máu của bạn đã ở mức cao, xâm nhập vào cả đường tiết niệu. Nếu như đường quá cao thì thận khó có thể hoạt động hiệu quả nên chúng trữ nước khiến người bệnh đi tiểu nhiều lần.

4.2. Khát nước nhiều

Khi lượng đường trong máu tăng cao, đi kèm với việc di tiểu nhiều lần dẫn đến mất nước, cần được cung cấp nước bù lại lượng nước mất đi.

4.3. Hay đói và bị sút cân

Chứng thèm ăn hay cảm thấy đói mọi lúc mọi nơi cũng là một dấu hiệu đáng chú ý khi mắc căn bệnh tiểu đường. Bạn đói khi đường máu của bạn lên quá cao hoặc quá thấp trong khi đường lại đảm nhận vai trò nuôi tế bào trong cơ thể. Mặt khác, nếu như cơ thể không chịu tiếp nhận lượng đường do thiếu insulin thì cơ thể sẽ phát tín hiệu cần nạp thêm đường, sinh ra cơn đói cồn cào.

4.4. Có tiền sử mờ mắt

Thông thường, khi gặp tình trạng mờ mắt ở người bị tiểu đường thì đều không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi lẽ lượng đường trong máu cao sẽ dẫn đến tinh thể của mắt dịch chuyển. Thế nhưng, hiện tượng này sẽ tự động khỏi nếu cân bằng được lượng đường về mức bình thường.

Bị mờ mắt đột ngột là một dấu hiệu thường thấy của bệnh tiểu đường

Bị mờ mắt đột ngột là một dấu hiệu thường thấy của bệnh tiểu đường (Nguồn: suckhoedoisong.vn)

4.5. Ngứa

Lượng đường tăng cao, cơ thể mất nước, đi kèm với đó là các dây thần kinh bị thương tổn khiến cho hệ bài tiết mồ hôi bị rối loạn, ngứa ngáy da. Nhiều trường hợp người bệnh gãi nhiều quá dẫn đến trầy xước da nhiễm trùng rồi rất khó lành, dẫn đến đái tháo đường.

4.6. Đau thần kinh ngoại biên

Tê chân tay, các ngón tay, bàn chân đau nhức là một dấu hiệu thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường. Nếu bệnh nhân gặp phải trường hợp này mà không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng như tê bì, sưng đau chân tay mức nặng.

4.7. Nhiễm trùng âm đạo tái phát

Người mắc bệnh tiểu đường thường xuất hiện cùng với các hội chứng nhiễm trùng âm đạo, nấm sinh dục, viêm đường tiết niệu do đường trong máu cao. Trong khi hệ miễn dịch đã bị suy giảm do kiểm soát glucose trong mô. Đây cũng chính là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bạn kiểm soát đường huyết kém.

4.8. Thường xuyên mệt mỏi

Như đã nói, bản chất của căn bệnh này đó là tế bào cơ thể không tiếp insulin nên đồng nghĩa với việc khả năng sử dụng glucose bổ sung năng lượng cũng không còn. Vì vậy, cơ thể sẽ tự chuyển sang dùng mỡ hoặc một phần nào đó tạo năng lượng. Kết quả cuối cùng đó là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, rệu rã hàng ngày.

5. Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

Để trả lời câu hỏi trên đây, chúng ta cần hiểu rõ rằng đây là căn bệnh đứng vị trí thứ 3 tỉ lệ tử vọng, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Vì vậy, chỉ vì sự chủ quan, chỉ cần một sai lầm nhỏ trong cách điều trị, chăm sóc cũng đủ để bạn dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Có thể kể đến như hạ đường huyết, hôn mê sâu và thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu nhanh chóng.

6. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?

Có thể khẳng định rằng, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được kiểm soát bởi chế độ ăn uống, luyện tập thể dục và ngăn ngừa stress, căng thẳng. Trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, mức đường huyết chưa cao thì tỉ lệ điều trị thành công cao hơn. Bạn có thể điều trị chúng bằng cách áp dụng thực đơn cho người bệnh tiểu đường type 2 và luyện tập đều đặn. Đồng thời, có cần dùng thuốc gì hay không sẽ cần phải nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Béo phì, thừa cân cũng là một tác nhân dẫn đến bệnh tiểu đường

Béo phì, thừa cân cũng là một tác nhân dẫn đến bệnh tiểu đường (Nguồn: bacsitieuhoa.com)

7. Cách điều trị bệnh tiểu đường type 2

7.1. Chẩn đoán tiểu đường tuýp 2

Điều đầu tiên cần phải làm trong cách điều trị bệnh tiểu đường type 2 đó chính là chẩn đoán bệnh với các triệu chứng ban đầu và thực hiện các xét nghiệm tầm soát tiểu đường. Hai phương pháp thường được áp dụng để chẩn đoán bệnh đó là đo glucose đường huyết lúc nhịn ăn ≥ 7,0 mmol/l (126 mg/dl) hoặc xét nghiệm dung nạp glucose sau hai giờ bổ sung glucose.

7.2. Phác đồ điều trị bệnh

7.2.1. Sử dụng thuốc điều trị

Trên thị trường hiện nay, có bán một số loại thuốc phòng ngừa bệnh tiểu đường như Metformin với khuyến cáo là thuốc điều trị đầu tiên, giảm nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, với loại thuốc này, bạn cần đảm bảo bản thân không mắc các vấn đề về gan và thận.Các loại thuốc khác như sulfonylurea, thiazolidinedione, chất ức chế dipeptidyl peptidase-4 và peptide-1 dạng glucagon. Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng nên bổ sung thêm vitamin D vào cơ thể để cải thiện dấu hiệu kháng insulin và HbA1c. Tuy nhiên, phương pháp được sử dụng nhiều hơn cả đó là tiêm insulin hai lần mỗi ngày nhằm tăng độ kiểm soát tốt hơn.

7.2.2. Phẫu thuật

Thông thường, nhiều người chọn phương thức phẫu thuật giảm cân nếu đang bị béo phì, thừa cân. Đây là giải pháp khá hiệu quả trong điều trị căn bệnh tiểu đường. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu bạn muốn lựa chọn tùy chọn này thì cần xem xét kỹ chỉ tiêu trọng lượng và lượng đường có nằm trong sự kiểm soát hay không nhé!

8. Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách

8.1. Biến chứng cấp tính

Đối với biến chứng đầu tiên này, người bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp phải nguy cơ hạ huyết áp, tụt đường huyết, nhịp tim nhanh, nhiễm toan ceton, hôn mê, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

8.2. Biến chứng thận

Bệnh tiểu đường thường gây ra những tổn thương nhất định đến thận khiến cho bộ phận này hoạt  động kém hiệu quả hoặc suy thận. Theo nhiều con số cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh thận ở người bị tiểu đường cao hơn hẳn so với người bình thường. Cho nên, bạn cần phải đều đặn kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng như khám chuyên khoa kết quả chuẩn xác để ngăn ngừa được những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

Đái tháo đường tuýp 2 làm suy giảm chức năng thận

Đái tháo đường tuýp 2 làm suy giảm chức năng thận (Nguồn: vppharm.vn)

8.3. Bệnh thần kinh do đái tháo đường

Biến chứng của bệnh tiểu đường type 2 còn thể hiện rõ ở bệnh nhân tiểu đường đó là sự rối loạn thần kinh, đau mỏi khắp cơ thể hoặc mất cảm giác. Điều này không chỉ dẫn đến những mối nguy hại đến tiêu hóa, chức năng sinh dục mà còn có thể nhiễm trùng nặng đến mức phải cắt cụt chi.

8.4. Bệnh võng mạc mắt do đái tháo đường

Đa phần người bệnh mắc tiểu đường thường lây lan sang các bệnh về mắt, suy giảm thị lực hoặc thậm chí là mù lòa. Khi mà lượng đường trong máu tăng liên tục cùng với chỉ số cholesterol cao thì nguy cơ mắc bệnh lý võng mạc tăng gấp bội.

8.5. Biến chứng tim mạch

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là nguyên nhân chính làm gia tăng một cách đáng kể các vấn đề về tim mạch như đau ngực, động mạch vành, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và huyết áp cao.

8.6. Các biến chứng trong thời kỳ mang thai

Đối với các bệnh nhân là phụ nữ mang thai, bệnh tiểu đường sẽ khiến cho mẹ có thể gặp phải những nguy hiểm trong tai biến sản khoa nguy hiểm, hạ đường huyết sau sinh đột ngột ở trẻ và đồng thời phơi nhiễm bệnh này cho bé trong tương lai. Nên đăng ký các gói thai sản trọn gói để được chăm sóc và theo dõi chỉ số tiểu đường phòng ngừa bệnh.

9. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

9.1. Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường

Nếu như bố mẹ hoặc anh chị của bạn mắc tiểu đường thì bạn cũng có thể bị di truyền gen lặn của bệnh tiểu đường, dẫn đến dễ mắc bệnh này như những người khác. Tóm lại, bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có xác suất di truyền cao hơn so với loại 1.

9.2. Tiền sử đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ chiếm tỉ lệ khá phổ biến từ 3 – 20% số trường hợp mang thai. Nếu bác sĩ phát hiện và điều trị kịp thời thì mẹ bầu và em bé vẫn có thể bình thường, khỏe mạnh. Vì vậy, các thai phụ nên thường xuyên đi khám thai định kỳ, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và tập thói quen sống lành mạnh.

Đái tháo đường thai kỳ tuýp 2 rất nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời

Đái tháo đường thai kỳ tuýp 2 rất nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời (Nguồn: procarevn.vn)

9.3. Tuổi cao

Hiếm ai nghĩ rằng tuổi cao cũng là một tác nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, sự thật khoa học đã chứng minh, người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh này nhiều nhất. Đặc biệt, độ tuổi thường mắc tiểu đường cũng đang dần trẻ hóa do lối sống ít vận động thể chất, ăn uống bất hợp lý và di truyền từ gia đình.

9.4. Dân tộc

Trên thực tế, có một số dân tộc có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao. Chẳng hạn như ở Mỹ, bệnh tiểu đường phổ biến ở người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha hơn các chủng tộc khác. Hoặc như 60 – 80% ca mắc bệnh ở châu Âu và châu Phi, 30% người gốc Hoa và Nhật, 100% ca ở người da đỏ Pima.

9.5. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Lý do khiến cho bệnh tiểu đường type 2 ngày càng trẻ hóa một phần là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Hầu như mọi người đều bổ sung quá nhiều thịt, thiếu đi rau xanh, ăn các thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ nên nguy cơ béo phì tăng cao, lâu dần dẫn đến đái tháo đường.

9.6. Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai

Hầu hết các trường hợp mắc tiểu đường khi mang thai đều do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, mẹ kén ăn, không dung nạp đủ năng lượng cho bé phát triển.

9.7. Ít hoạt động thể chất

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn nằm trong những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi tham gia phòng tập luyện tập thể dục, thể thao đều đặn, bạn sẽ có thể giảm cân hiệu quả, giữ vóc dáng đẹp, đồng thời, cũng chuyển hóa tốt glucose thành năng lượng nạp cho cơ thể. Vì vậy, 30 – 45 phút thể dục mỗi ngày nên được bổ sung ngay vào kế hoạch mỗi ngày của bạn.

9.8. Thừa cân

Bệnh tiểu đường do béo bụng, vòng eo nam giới từ 90cm, nữ giới từ 80cm. Nếu cơ thể quá béo, insulin trong cơ thể, nội tiết rối loạn, kết quả dẫn đến bệnh tiểu đường.

9.9. Tăng huyết áp

Mối quan hệ qua lại giữa tăng huyết áp và bệnh tiểu đường tuýp 2 được giới y học công nhận và chỉ định dùng thuốc nhằm ổn định huyết áp. Đường huyết tăng cao là nguyên nhân giảm dưỡng chất nitric oxide dẫn đến xơ vữa động mạch. Mặt khác, bệnh tăng huyết áp lại cản trở máu lưu thông đến thận, làm bệnh tiểu đường nặng thêm.

9.10. Rối loạn dung nạp glucose

Vấn đề liên quan đến sức khỏe này thường được phát hiện sớm nhờ xét nghiệm máu. Bác sĩ dễ dàng xác định được nồng độ cholesterol HDL và triglycerides trong máu. Từ đó, xem xét, chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chuẩn xác và can thiệp kịp thời.

10. Cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2

Ngoài những sự điều chỉnh cụ thể trong lối sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập, các bạn cần phải biết cách chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2 thông qua gói quản lý ngoại trú tiểu đường – tăng mỡ máu. Bạn sẽ không chỉ được tầm soát bệnh tiểu đường chuẩn xác, nhanh chóng, được tư vấn và điều trị bệnh theo lộ trình khoa học mà còn nhận được những ưu đãi tuyệt vời về giá. Thêm vào đó, bạn sẽ được miễn phí 10 lần khám với bác sĩ nội tiết, miễn phí tối đa 12 lần xét nghiệm, giảm 10% phí lưu viện và dịch vụ xét nghiệm phát sinh ngoài gói.

Chăm sóc đôi bàn chân cho người đái tháo đường típ 2

Chăm sóc đôi bàn chân cho người đái tháo đường típ 2 (Nguồn: chamsocsuckhoeviet.com.vn)

11. Bệnh tiểu đường type 2 nên ăn gì?

Câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi trên đó chính là bệnh nhân tiểu đường cần biết lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, cân đối giữa chất xơ và chất bột đường để ổn định đường huyết. Bạn nên tham khảo danh sách các loại rau xanh ngon giàu chất xơ cải thiện đường huyết, bổ sung thực phẩm giàu Omega-3 (cá hồi, óc chó, hạt chia), uống sữa ít chất béo, chứa đường palatinose và chất xơ hòa tan, các loại gạo nâu, lúa mì nguyên chất, Quinoa, bột yến mạch và đậu lăng.

Đồng thời, bệnh nhân tiểu đường cũng cần nên tránh các thực phẩm carbohydrate đơn giản, được chế biến, chẳng hạn như đường, mì ống, bánh mì trắng, bột mì và bánh quy, bánh ngọt, các loại thịt đóng hộp, thức ăn nhanh, gà rán, khoai tây chiên, thịt xông khói. Các thực phẩm chế biến sẵn thường nhiều muối và đường không những làm tăng đường huyết sau ăn mà còn ảnh hưởng chỉ số huyết áp.

Tìm hiểu các thông tin về tiểu đường loại 2 để có cách phòng tránh

Tìm hiểu các thông tin về tiểu đường loại 2 để có cách phòng tránh (Nguồn: alobacsi.vn)

Hi vọng với những tổng hợp chi tiết, tỉ mỉ trên đây về bệnh tiểu đường tuýp 2, các bạn đã có thể hình dung rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm nhưng rất phổ biến ở mọi lứa tuổi hiện nay. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiên cứu thêm về hiệu quả của cách điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc mới nhất cũng như sử dụng thẻ bảo hiểm sức khỏe bớt gánh nặng tài chính nữa nhé!