Bệnh tiểu đường hiện nay khá phổ biến ở nước ta. Đây là bệnh không gây tử vong nhanh, nhưng những biến chứng luôn là mối nguy lo của người bệnh. Vậy, bệnh tiểu đường có chữa được không? Cùng tìm lời giải đáp nhé.
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường, hay còn được gọi nôm na là bệnh đái tháo đường. Một căn bệnh mang tính chất mạn tính. Có thể hiểu, bệnh tiểu đường gây ra rối loạn chuyển hóa ở cacbohidrat, protein và mỡ trong tuyến tụy, biểu thị lượng đường trong máu cao hơn rất nhiều so với bình thường. Khi mới bắt đầu hình thành bệnh, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như đi tiểu nhiều, tiểu đêm và thường xuyên khát nước.
Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, tổn hại đến cơ thể, có thể kể đến như tai biến mạch máu não, tim mạch vành, mù mắt, suy thận, giảm chức năng sinh dục, hoại thư, tổn thương gan,… thậm chí là tử vong nếu không kiên trì chữa trị.
Bệnh tiểu đường có chữa được không luôn là thắc mắc của người bệnh (Nguồn: vinmec.com)
2. Có chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc không?
Người mắc bệnh sẽ luôn tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “bệnh tiểu đường có chữa được không?” với mong muốn giúp cơ thể trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế, với cơ chế bệnh mạn tính, bệnh nhân sẽ không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà phải sống chung với căn bệnh này. Do đó, cách duy nhất để bảo vệ cơ thể đó là kiên trì điều trị theo phác đồ của bác sĩ, kiêng sử dụng các thực phẩm dầu, mỡ, đường,… và bổ sung các loại rau xanh giúp cải thiện và ổn định đường huyết trong quá trình chữa bệnh.
3. Lá ổi có chữa được bệnh tiểu đường không?
Theo kiến thức Đông y học, lá ổi thường có vị đắng sáp, tính nóng ấm, giải độc. Còn về phần quả sẽ có vị ngọt hơn pha lẫn vị chua sáp, công dụng thu liễm và kiện vị cố tràng. Vậy, dùng nước lá ổi, bệnh tiểu đường có chữa được không? Trong lá ổi có chứa các thành phần như chất chống oxy hóa, vitamin A, C, B2, E, K, canxi, sắt, mangan, phốt pho,… có chức năng điều trị tiểu đường. Dùng nước lá ổi có thể ức chế alpha-glucosidase, loại enzym chuyển hóa tinh bột, cacbohydrat thành đường. Các nghiên cứu cho thấy sử dụng nước lá ổi mỗi ngày sẽ cải thiện các biểu hiện của bệnh như tăng đường huyết, tăng insulin huyết, giảm cholesterol xấu trong cơ thể.
Lá ổi có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu (Nguồn: nguoiduatin.com)
4. Tỏi đen có chữa được bệnh tiểu đường không?
Các loại siêu thực phẩm tỏi đen hiện nay có khả năng cân bằng và điều chỉnh glucose có trong máu, nhờ hoạt chất isoleucine sản sinh hemoglobin guiso. Ngoài ra, tỏi đen còn giảm nồng độ triglycerid huyết thanh tốt hơn hẳn so với các loại tỏi trắng thường dùng. Chất chống oxy hóa trong tỏi đen sẽ ức chế hình thành AGEPs và tăng lượng protein bị glycation hóa liên quan đến bệnh tiểu đường. Đặc biệt, người bệnh khi sử dụng tỏi đen, cơ thể sẽ sản sinh lượng HDL – cholesterol tốt, kháng khuẩn, giảm tăng huyết áp, hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh tiểu đường như tim mạch, xơ vữa, gan,…
5. Lá sung có chữa được bệnh tiểu đường không?
Lá sung chứa hàm lượng canxi, magie, đồng, các vitamin B, C, K,… chất chống oxy hoá, có khả năng chống viêm loét, kiểm soát đường, mỡ trong máu. Ngoài ra, kali chứa trong lá sung có ích rất nhiều đối với các bệnh nhân mắc bệnh mất cân bằng huyết áp mạn tính. Khi sử dụng đều đặn trà lá sung, người bệnh có thể giảm lượng triglyceride – chất béo vốn gây bệnh béo phì, tim mạch khiến tử vong cao ở người bệnh.
6. Lá xoài có chữa được bệnh tiểu đường không?
Trong các bài thuốc cổ truyền có ghi chép, lá xoài có tính ngọt, chua, có thể hạ nhiệt, điều trị viêm, sưng và sa phủ tạng. Thành phần của lá xoài non chứa anthxyanhdin có khả năng giúp người bệnh hạ đường huyết, tránh các biến chứng diễn ra ở mắt và mạch máu gây tổn hại cơ thể. Tuy nhiên, xét cho cùng, đây chỉ là bài lá thuốc dân gian chưa được khoa học kiểm chứng việc có thể giúp bệnh tiểu đường có chữa được không. Do đó, cách tốt nhất vẫn là hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ trước khi sử dụng loại lá này.
Tuy nhiên lá xoài là bài thuốc truyền miệng chưa được kiểm chứng điều trị (Nguồn: baomoi.vn)
7. Cách trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất
7.1 Điều chỉnh chế độ ăn
Theo các nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng, các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc 2, đều không cần kiêng ăn khắt khe, mà trong chế độ ăn cần đảm bảo đủ các loại thực phẩm hữu cơ sạch, bổ sung đủ các nhóm thực phẩm như bột, đạm, chất béo, chất xơ theo tỷ lệ nhất định: 1/2 trái cây ít ngọt gồm bưởi, cam, quýt,.. và rau củ quả giàu chất xơ như bông cải, cà rốt, diếp cá,… 1/4 các loại ngũ cốc như gạo lứt, vừng, các loại đậu,… và 1/4 thịt nạc và chất béo có lợi, nguồn gốc từ các loại cá, dầu đậu nành 100% nguyên chất, dầu gạo,…
Về cách phân chia bữa ăn, người bệnh có thể chia nhỏ nhiều bữa ăn, ăn nhiều rau xanh và canh trong bữa để giảm quá trình hấp thụ đường. Tuyệt đối hạn chế ăn sau 20h và không nên ăn trái cây sau khi ăn tinh bột để tránh tăng đường huyết nhanh hơn.
7.2 Vận động thể dục thể thao
Vận động mỗi ngày là cách cân chỉnh lượng đường trong máu không thuốc hiệu quả và đơn giản nhất. Hãy ít nhất duy trì một bộ môn thể thao hàng ngày để rèn luyện lối sống lành mạnh như yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, dưỡng sinh,… Ở bệnh nhân mắc chứng tim mạch, có thể bắt đầu với bộ môn đi bộ chậm để cân bằng hệ tuần hoàn cơ thể, giúp ngoài việc kiểm soát lượng mỡ dư thừa còn giảm đau thắt ngực và ổn định huyết áp.
7.3 Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định bác sĩ
Cần tuyệt đối nghiêm túc sử dụng các loại thuốc được chỉ định bởi bác sĩ, song song với việc vận động thể thao, chế độ ăn hợp lý. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, 2 và tiểu đường thai sẽ cần sử dụng insulin để điều chỉnh đường huyết, giảm biến chứng suy gan, thận nặng. Các loại thuốc chia thành nhiều nhóm và dùng cho các nhóm bệnh nhân khác nhau. Khi xuất hiện các biểu hiện bất thường, cần báo với bác sĩ khám phụ trách để được cân chỉnh loại thuốc phù hợp nhất trong quá trình điều trị bệnh.
7.4 Khám, kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Bạn có thể tự kiểm tra thường xuyên lượng đường trong cơ thể bằng cách sử dụng các máy đo đường huyết thông dụng hiện nay. Hãy cẩn thận ghi chép các chỉ số và đưa bác sĩ theo dõi xem lượng đường huyết ổn định hay không. Ngoài ra, khi điều trị bệnh tiểu đường, bạn cần ghi nhớ và đến khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định lịch của bác sĩ.
Việc kiểm tra sức khoẻ đường huyết nói riêng và thể trạng cơ thể nói chung, sẽ giúp ích rất nhiều cho bệnh nhân trong việc kiểm soát lượng cholesterol xấu, mỡ thừa hay các biến chứng nguy hiểm khác của bệnh. Trong quá trình khám, nếu có bất cứ thắc mắc, hỏi ý kiến sử dụng lá thuốc dân gian, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn để liệu trình điều trị diễn ra an toàn nhất.
Bệnh nhân cần đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn: coracaoevida.com.br)
Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã có thể giải đáp được cho mình thắc mắc liệu bệnh tiểu đường có chữa được không? Khi bắt đầu thấy cơ thể có các biểu hiện của bệnh, hoặc để an tâm hơn về sức khỏe cơ thể, hãy tự bảo vệ mình bằng cách đăng ký gói khám tổng quát tại các bệnh viện uy tín trong nước để theo dõi sức khỏe một cách toàn diện nhất.