Bệnh thủy đậu ở người lớn là gì, triệu chứng, cách chữa, kiêng ăn gì


Thủy đậu thường xuất hiện ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non yếu, tuy nhiên bệnh vẫn xuất hiện cả ở người lớn, thậm chí là người cao tuổi. Trong đó, bệnh thủy đậu ở người lớn có sự khác biệt với ở trẻ em và có những biến chứng mà bạn không thể chủ quan. Cùng Blog Adayroi tìm hiểu trong bài viết dưới

Kìm Lấy khóe

1. Người lớn có bị thủy đậu không?

Thủy đậu là một trong những loại bệnh truyền nhiễm do virus gây nên. Đối tượng của bệnh không chỉ là trẻ nhỏ còn là những người lớn chưa có miễn dịch với loại virus này. Bệnh lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp hay tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Biểu hiện bệnh thủy đậu thường xuất hiện ở trẻ em là sốt cao và nổi nốt dạng nốt phỏng, bệnh diễn biến lành tính nếu được giữ gìn và điều trị tốt. Khi bị bệnh, cần nhanh chóng tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh thủy đậu và cách chữa để phòng biến chứng. Đối với người có hệ miễn dịch suy giảm như phụ nữ có thai và cả trẻ sơ sinh, bệnh thủy đậu rất có thể gây ra những biến chứng nặng và có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai hay tử vong.

Bệnh thủy đậu ở người lớn là gì, triệu chứng, cách chữa, kiêng ăn gì

Bệnh thủy đậu trên người lớn cũng bắt đầu với những nốt ban cơ bản (Nguồn: conlatatca.vn)

1.1. Triệu chứng bệnh thủy đậu ở người lớn

Thông thường triệu chứng thủy đậu ở người lớn khi khởi phát, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau cơ, đau đầu,… Khi bệnh chính thức phát tác, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ trong vòng từ 12 đến 24 giờ.

Những nốt mụn này mọc khắp cơ thể với số lượng nhiều hay ít còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Khi bệnh thuyên giảm, các nốt mụn này sẽ khô đi, đóng vảy và khỏi hoàn toàn trong khoảng từ 4 đến 5 ngày.

1.2. Tác nhân gây bệnh

Tác nhân thường gây ra bệnh thủy đậu là chủng virus Herpes zoster hoặc chủng virus Varicella-zoster. Các virus này chủ yếu lây qua đường hô hấp hoặc do người lành tiếp xúc trực tiếp với dịch của người mang bệnh. Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan cho người khác và thường ủ bệnh khoảng 48 giờ trước bệnh bắt đầu phát ra các nốt mụn đỏ.

1.3. Nguồn truyền nhiễm, lây lan bệnh thủy đậu

Người là nguồn truyền nhiễm bệnh duy nhất. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi nơi trên thế giới mà không hề có rào cản. Hầu hết tất cả mọi người đều từng nhiễm virus này 1 lần trong đời. Dịch thủy đậu có tính chất chu kỳ, tương tự như dịch sởi và cũng bùng phát theo mùa.

Bệnh thủy đậu ở người lớn là gì, triệu chứng, cách chữa, kiêng ăn gì

Bệnh thủy đậu có tính chất lây lan (Nguồn: kenh14cdn.com)

2. Bệnh thủy đậu ở người lớn có nguy hiểm không

Bệnh thủy đậu được xem là bệnh lành tính tuy nhiên vẫn có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng và kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm thường gặp như: xuất huyết, viêm màng não, nhiễm trùng da, viêm gan…

Một số trường hợp do chủ quan không điều trị ngay dẫn đến tử vong. Thủy đậu đặc biệt nguy hiểm đối với mẹ đang mang thai với nhiều nguy cơ như thai dị tật, sinh non, sảy thai…

3. Bệnh thủy đậu ở người lớn có lây không

Bệnh thủy đậu là bệnh lây nhiễm cấp tính qua đường hô hấp nên các bạn cần cách ly người bệnh, tránh lây lan ra những người xung quanh.

4. Thủy đậu ở người lớn bao lâu thì khỏi

Bệnh thủy đậu sẽ trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 ủ bệnh thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần hoặc ngắn hơn nếu bệnh nhân có miễn dịch yếu. Giai đoạn 2 khởi phát kéo dài từ 1 đến 2 ngày, đây là giai đoạn các nốt mẩn ngứa xuất hiện, bệnh nhân sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi. Giai đoạn 3 toàn phát là lúc các nốt mụn nước mẩn đỏ lan rộng khắp cơ thể. Giai đoạn 4 bình phục thì tùy vào mỗi trường hợp bệnh mà thời gian có thể hơn hay kém 1 tuần.

5. Thủy đậu ở người lớn kiêng gì?

Nhiều người không biết người lớn bị thủy đậu kiêng ăn gì, câu trả lời là kiêng ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán; kiêng các thực phẩm tạo dầu cho da như sữa và các chế phẩm từ sữa; kiêng thực phẩm cay, mặn, nóng gây kích ứng da… Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần kiêng đến chỗ đông người, sử dụng chung đồ cá nhân với người khác để tránh bệnh lây lan.

Bệnh thủy đậu ở người lớn là gì, triệu chứng, cách chữa, kiêng ăn gì

Thủy đậu mọc toàn thân (Nguồn: cdn.tuoitre.vn)

6. Người lớn bị bệnh thủy đậu nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

6.1. Người lớn bị thủy đậu nên ăn gì

6.1.1. Rau củ quả, trái cây tươi sống

Rau củ, trái cây tươi rất giàu vitamin và khoáng chất. Khi cơ thể suy yếu, sử dụng trái cây và rau củ có thể hỗ trợ thêm quá trình phục hồi bệnh thủy đậu ở người lớn.

6.1.2. Tăng cường vitamin C

Vitamin C là một loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C cũng là cách tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể giúp chống lại virus gây bệnh.

6.1.3. Tăng cường uống đủ nước

Sốt cao sẽ làm cho cơ thể mất nước, bạn cần bổ sung kịp thời nguồn nước cho cơ thể. Việc bổ sung nước sẽ duy trì độ ẩm cho da, giúp cho người bệnh không bị khó chịu do bong tróc khi khô da.

6.1.4. Uống nước đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh và cam thảo

Các loại đậu thơm ngon, giàu dinh dưỡng này khi đun lấy nước uống sẽ trở thành một phương thức giải nhiệt, bù nước cực kỳ hiệu quả cho cơ thể, giảm tình trạng viêm ngứa, giúp cơ thể người bệnh dễ chịu hơn.

6.1.5. Canh thanh nhiệt

Tác dụng của loại canh này là tự nhuận giúp hạ hỏa, giải nhiệt, rất có lợi cho người bị nhiễm thủy đậu, giảm triệu chứng sốt cao và nóng trong.

6.1.6. Nước kim ngân hoa

Nguyên liệu như sau: kim ngân hoa 10g và nước mía 20ml. Bạn cho hỗn hợp trên hòa với 500ml nước, đem đun sôi khoảng 10 phút. Sử dụng nước này ngày một lần, liên tục từ 7 đến 10 ngày. Công dụng của loại nước này là thanh nhiệt, hạ sốt…

6.1.7. Cháo đậu đỏ, ý dĩ

Công thức như sau: rửa sạch đậu đỏ 30g, gạo tẻ 100g, thổ phục linh 30g, ý dĩ nhân 20g rồi đem nấu thành cháo. Bạn có thể chia ra ăn 3 lần trong ngày với đường phèn. Cháo đậu đỏ y dĩ có tác dụng giải độc đặc biệt thích hợp với những người bị thủy đậu, nước tiểu vàng, người có cơ thể mệt mỏi, kém ăn.

6.1.8. Cháo đậu, thịt heo

Món ăn tiếp theo, các bạn có thể sử dụng gạo tẻ 80g, thịt heo sạch hữu cơ xay nhỏ 50g, đậu xanh 30g, đậu đỏ 30g nấu thành cháo. Đây là loại cháo lành tính, rất dễ tiêu, tốt cho dạ dày của người bệnh thủy đậu hoặc người có triệu chứng sốt.

6.1.9. Nước rau sam

Rau sam là loại rau có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, ngừa mụn, kháng viêm, rất thích hợp cho người bị thủy đậu. Bạn chỉ cần đem từ 100 đến 120g rau sam tươi rửa sạch rồi ép lấy nước uống trong ngày, bệnh thủy đậu ở người lớn sẽ dần bị đẩy lùi.

Bệnh thủy đậu ở người lớn là gì, triệu chứng, cách chữa, kiêng ăn gì

Bà bầu mắc thủy đậu rất nguy hiểm (Nguồn: eva.vn)

6.2. Bị thủy đậu người lớn kiêng ăn gì

6.2.1. Các loại thực phẩm từ bơ, sữa

Đây cũng là thực phẩm trẻ em cần kiêng khi bị thủy đậu, mặc dù bơ sữa chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, hương vị thơm ngon nhưng không tốt cho người bị mắc bệnh thủy đậu. Bởi những thực phẩm làm từ bơ sữa sẽ khiến cho da của người bệnh tiết nhiều dầu hơn, cảm giác dính xuất hiện cùng chung với những vết mụn do thủy đậu sẽ khiến người bệnh vô cùng khó chịu và cảm thấy không thoải mái.

6.2.2. Thức ăn vặt, thức ăn nhanh

Những loại thức ăn vặt và thức ăn nhanh thường chứa rất nhiều dầu và nhiều muối không tốt cho người bị bệnh thủy đậu. Để tiêu hóa các loại đồ ăn này, dạ dày của người bệnh sẽ phải hoạt động nhiều hơn bình thường và có thể dẫn đến hiện tượng khó tiêu, trướng bụng gây bức bối cho người bệnh. Dạ dày không tiêu hóa được, các chất dinh dưỡng kém hấp thu sẽ khiến cơ thể bệnh nhân càng mệt mỏi hơn, tình trạng bệnh có thể tồi tệ hơn.

6.2.3. Nước ép trái cây

Thay vì dùng nước ép trái cây, người bệnh nên sử dụng trái cây tươi. Nguyên nhân là vì trái cây ép nước đã bị mất đi một số vitamin trong quá trình ép, chất xơ tốt cho dạ dày bị loại bỏ một cách không cần thiết.

6.2.4. Các loại trà

Khi cơ thể suy yếu, các loại trà, cà phê và các chất kích thích khác không nên cho người bệnh sử dụng. Các chất kích thích này chứa thành phần gây kích ứng, có thể khiến bề mặt da của người bệnh ngứa ngáy hơn, khó chịu hơn, làm tình trạng bệnh thủy đậu ở người lớn trở nên nghiêm trọng hơn.

6.2.4. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Những thực phẩm khác có hàm lượng chất béo bão hòa cao cũng nên hạn chế sử dụng khi bị thủy đậu. Tương tự như bơ sữa và các chế phẩm từ sữa, chất béo bão hòa có thể làm chứng viêm da của bệnh nhân thủy đậu nghiêm trọng hơn, làm chậm quá trình phục hồi và có thể để lại sẹo nếu giữ gìn không tốt. Các loại chất béo này còn khiến bệnh nhân khó tiêu hóa, kém hấp thu dinh dưỡng.

6.2.5. Trái cây giàu vitamin C

Các nốt mụn thủy đậu thường xuất hiện ở khắp cơ thể, kể cả trong miệng và cổ họng. Đối với các loại trái cây giàu C như các loại trái cây có múi họ cam, hàm lượng axit cao có thể gây đau đớn cho người bệnh khi nuốt qua những vết loét trong miệng.

Việc sử dụng trái cây giàu C trong trường hợp này có thể làm những nốt mụn trong khoang miệng bị kích ứng, sưng tấy và làm chậm quá trình hồi phục. Những thực phẩm khác có chứa axit citric cũng có thể gây hậu quả tương tự.

Bệnh thủy đậu ở người lớn là gì, triệu chứng, cách chữa, kiêng ăn gì

Những loại trái cây giàu vitamin C tuy tốt cho sức đề kháng nhưng có thể làm các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn (Nguồn: thuoctot.net)

6.2.6. Thức ăn cay, nóng, mặn

Cay, nóng, mặn là 3 vị có thể gây nên tình trạng kích ứng cho các vết loét trong khoang miệng, khiến chúng trở nên nghiêm trọng hơn, khó xử lý hơn. Ăn đồ cay nóng cũng khiến cơ thể sinh nhiệt, không tốt cho việc hạ sốt, giảm viêm nên các bạn cần tránh các loại đồ ăn này trong thời gian điều trị bệnh thủy đậu ở người lớn. Các bạn không cần kiêng muối mà chỉ nên ăn ở lượng vừa đủ, tránh gây tổn hại thêm cho cơ thể.

6.2.7. Thực phẩm nguồn Arginine

Arginine là một loại axit amin. Chất này có thể thúc đẩy sự sinh sôi và phát triển của virus. Arginine thường có trong socola, các loại hạt như đậu phộng, nho khô… Đây là những món ăn khoái khẩu của người lành bình thường nhưng khi bệnh nhân thủy đậu sử dụng có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn và thời gian điều trị kéo dài hơn thông thường.

6.2.8. Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa là một loại chất béo nhân tạo không có lợi cho dạ dày. Chất béo này gây khó khăn cho người bệnh trong việc hấp thu chất dinh dưỡng và mang lại nhiều nguy cơ cao về các loại bệnh tim mạch.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm đã qua chế biến như ngũ cốc, bánh mì, khoai tây chiên… có hàm lượng chất béo chuyển hóa rất cao. Nếu bệnh nhân bị thủy đậu ăn phải và không thể tiêu hóa được các chất này sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm gia tăng và ảnh hưởng đến sự hồi phục bệnh thủy đậu ở người lớn

Bệnh thủy đậu ở người lớn là gì, triệu chứng, cách chữa, kiêng ăn gì

Người lớn bệnh thủy đậu cần tìm đến bác sĩ để có được cách chữa thủy đậu nhanh nhất (Nguồn: windows.net)

7. Cách chữa thủy đậu ở người lớn nhanh nhất

Các bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp, uy tín để thăm khám ngay khi có những triệu chứng bệnh thủy đậu đầu tiên. Các y bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh để cho chỉ định điều trị thích hợp.

Hiện nay để điều trị triệu chứng bạn có thể dùng dung dịch xanh methylen bôi vào các nốt mụn bị dập vỡ. Các loại thuốc kháng Histamin như chlopheniramin, loratadine… dùng để giảm ngứa. Nếu bệnh nhân sốt cao có thể dùng Acetaminophen, tuyệt đối không dùng Aspirin. Mỗi ngày nhỏ mắt và mũi sát khuẩn từ 2-3 lần.

Bệnh thủy đậu ở người lớn là gì, triệu chứng, cách chữa, kiêng ăn gì

Điều trị thủy đậu với xanh methylen (Nguồn: adayroi.com)

Thủy đậu là bệnh không khó chữa và sẽ không để lại di chứng gì cho người bệnh nếu được chăm sóc tốt. Các bạn nên thận trọng vào những thời điểm giao mùa và oi nóng như mùa hè vì đây là khoảng thời gian rất dễ bùng phát bệnh thủy đậu ở người lớn. Hãy thường xuyên theo dõi sức khỏe của mình và vệ sinh thật tốt để phòng bệnh nhé!