Thiếu máu não thường bị nhầm lẫn với một số chứng bệnh khác do có cùng những triệu chứng. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kịp thời có thể gây tổn thương não vĩnh viễn và để lại những hệ quả hết sức nặng nề. Vậy triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh là gì?
1. Thiếu máu não là gì?
Thiếu máu lên não là tình trạng lượng máu lên não không đủ để để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất dẫn đến thiếu oxy lên não. Thiếu máu não kéo dài có thể dẫn đến nhồi máu não, chết mô não, đột quỵ do thiếu máu cục bộ… Điều này ảnh hưởng đến sự hoạt động và phát triển của hệ thần kinh trung ương.
2. Triệu chứng của thiếu máu não
Các triệu chứng của bệnh thiếu máu lên não rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của căn bệnh khác. Do đó, nếu để lâu dài sẽ khiến não bộ càng tổn thương hơn. Bệnh thiếu máu lên não có các triệu chứng từ nặng đến nhẹ, kéo dài từ vài dây cho đến vài phút hoặc trong một thời gian dài. Một số biểu hiện đặc trưng của thiếu máu lên não có thể kể đến như:
Suy giảm thị lực, chuyển động và nói: bạn sẽ cảm thấy mình bị hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm. Đây là những biểu hiện thường thấy ở giai đoạn đầu của bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy di chuyển khó khăn, choáng váng và việc nói cũng trở nên hạn chế hơn.
Hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện thường thấy của thiếu máu lên não (Nguồn: adayroi.com)
Bất tỉnh: Khi tình trạng nặng hơn, bạn có thể bị bất tỉnh do não bị thiếu máu, thiếu oxy, không đủ cung cấp cho hệ thần kinh hoạt động. Tần suất và thời gian bất tỉnh tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Bị mù: thiếu máu não ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác. Nếu để lâu ngày, bệnh sẽ khiến bạn từ hoa mắt chóng mặt có thể dẫn đến mù lòa.
Gặp khó khăn trong việc phối hợp: hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, bạn dễ cảm thấy việc đi lại khó khăn, tay chân phối hợp không được nhịp nhàng, phản ứng của cơ thể cũng không còn nhanh nhạy như trước.
Yếu cơ thể: khi bị thiếu máu lên não bạn luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức, tê bì chân tay đặc biệt là ở các đầu ngón tay, ngón chân. Ngoài ra, bạn có thể bị đau dọc xương sườn, đau vai gáy, lạnh sống lưng… rất khó chịu.
3. Nguyên nhân thiếu máu não
3.1. Cột sống bị tổn thương
Cột sống cơ thể đặc biệt là cột sống cổ bị tổn thương do bẩm sinh hoặc do tác động từ môi trường, do tai nạn…đều có thể khiến bạn bị thiếu máu lên não. Lúc này, lòng máu lên não bị thu hẹp, giảm lưu lượng máu dẫn đến giảm khả năng cung cấp oxy cho não.
3.2. Bệnh tim mạch
Bạn có biết, chỉ một cơn đau tim cũng có thể khiến bạn bị thiếu máu lên não? Điều này là do tim và huyết áp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Những người bị huyết áp thấp thường sẽ khiến thiếu oxy nuôi các mô, đau tim khiến lượng máu ít đi, lưu lượng chậm lại dẫn đến ngăn chặn dòng máu lên não. Do đó, đau tim, huyết áp thấp đều có thể khiến não bị thiếu máu, thiếu oxy.
3.3. Xơ vữa động mạch
Có tới 80% trường hợp thiếu máu lên não là do xơ vữa và lão hóa động mạch. Các mảng bám trong động mạch dẫn đến thiếu máu cục bộ và làm thu hẹp lối đi của dòng máu. Dòng máu bị thu hẹp, bị ngăn chặn lưu thông khiến máu lên não kém.
Xơ vữa động mạch khiến máu lưu thông kém (Nguồn: linhchitruongsinh.vn)
4. Thiếu máu lên não có nguy hiểm không?
Não bộ tuy chỉ chiếm 2% trọng lượng của cơ thể nhưng lại cần tới 15% khối lượng máu từ tim. Do đó, nếu não bị thiếu máu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Thiếu máu lên não được cho là hội chứng bệnh lý có thể gây tử vong lớn thứ 3 hiện nay sau ung thư và các bệnh về tim mạch. Các trường hợp tai biến mạch máu não hiện nay có tới 25% nguyên nhân là từ thiếu máu lên não. Tai biến mạch máu não có thể để lại các di chứng nặng nề như liệt nửa người, đột tử, ngừng tim, tổn thương não…
Ngoài việc cần lượng máu lớn từ tim thì não bộ còn cần đến 20% tổng lượng oxy có trong máu và cần đến 25% lượng glucose để sản sinh ra năng lượng nuôi dưỡng các tế bào thần kinh hoạt động bình thường. Nếu trong 10 giây não bộ không được cung cấp đủ máu và oxy thì các mô não có thể bị rối loạn. Các tế bào thần kinh sẽ bị hủy hoại vĩnh viễn nếu thiếu máu lên não trong vòng bốn phút.
Như vậy có thể thấy, thiếu máu lên não là chứng bệnh rất nguy hiểm. Đặc biệt là khi các triệu chứng của nó dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Chính vì vậy, khi có những biểu hiện bất thường, bạn cần kiểm tra chuyên khoa sử dụng thiết bị y khoa hiện đại sớm để chủ động phòng tránh.
5. Bệnh thiếu máu não có chữa được không?
Thiếu máu lên não là chứng bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa và điều trị nếu áp dụng các phương pháp hợp lý. Thông thường, sau khi phát hiện bệnh bác sĩ sẽ can thiệp bằng thuốc để giảm các triệu chứng. Bạn cũng có thể sử dụng thuốc kháng sinh Tây Y hoặc Đông Y, nhưng trước đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất.
Đa số bệnh nhân sẽ được kê thuốc để chữa trị thiếu máu lên não (Nguồn: medscape.com)
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bạn cần kết hợp chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học. Trong việc ăn uống, bổ sung các thực phẩm nhiều sắt là tốt nhất. Sắt có tác dụng tốt với việc cải thiện các vấn đề về máu. Ngoài ra, bạn nên ăn thêm các trái cây, thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường khả năng hấp thu sắt cho cơ thể. Vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12 có tác dụng rất tốt trong việc tạo máu.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế việc nạp các chất béo có nguồn gốc từ động vật cũng giúp cải thiện bệnh đáng kể, ngăn ngừa các bệnh về huyết áp và tim mạch.
6. Bệnh thiếu máu não khám ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều địa chỉ bệnh viện có thể thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh thiếu máu lên não. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên đến các cơ sở lớn, uy tín, chuyên khoa để được thăm khám, điều trị và chăm sóc bởi hệ thống bác sĩ giàu kinh nghiệm, máy móc hiện đại và dịch vụ chất lượng. Một số địa chỉ chữa thiếu máu lên não tốt hiện nay có thể kể đến như:
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Khoa Thần kinh của Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Bệnh viện Việt Đức
Địa chỉ: Số 16-18 đường Phủ Doãn, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chuyên khoa thần kinh, phòng khám số 1 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: Số 1 đường Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
Chuyên khoa Thần kinh – Bệnh viện Đa khoa Trí Đức
Địa chỉ: Số 219 Lê Duẩn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: Số 201B đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Tp Hồ Chí Minh
Bệnh viện Nhân Dân 115
Địa chỉ: Số 527 đường Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh
Bệnh viện Đại học Y Dược TpHCM
Địa chỉ: Số 111 đường Trần Đình Xu, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TpHCM.
Thiếu máu não là chứng bệnh nguy hiểm, có thể để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Do đó, bạn cần cảnh giác, thăm khám ngay khi có các biểu hiện bất thường. Não bộ hoạt động rất nhiều vì thế bạn cần quan tâm bổ sung đầy đủ dinh dưỡng bằng việc tiêu thụ đa dạng các nguồn thực phẩm sạch, nguồn gốc rõ ràng, bổ dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
Thực hiện theo chế độ ăn uống khoa học, kết hợp vận động hợp lý, sinh hoạt lành mạnh chính là chiếc chìa khóa vàng cho sức khỏe không chỉ của não bộ mà toàn bộ cơ thể bạn nhớ nhé!