Bệnh tâm thần là gì nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Trong 5 người lớn thì có 1 người mắc bệnh tâm thần ở bất kỳ giai đoạn nào. Bệnh tâm thần có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi, từ thời thơ ấu cho đến những năm trưởng thành sau này. Hầu hết các bệnh tâm thần không tự khỏi và nếu không được điều trị

1. Bệnh tâm thần là gì?

Bệnh tâm thần, hay còn gọi là chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, đề cập đến một loạt tình trạng sức khỏe tâm thần — các chứng rối loạn ảnh hưởng đến tâm trạng, suy nghĩ và hành vi của bạn. Ví dụ về bệnh tâm thần bao gồm trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi có biểu hiện nghiện ngập.

Tùy từng thời điểm mà có nhiều người lo ngại về sức khỏe tâm thần. Tuy nhiên lo ngại về sức khỏe tâm thần trở thành bệnh tâm thần khi các dấu hiệu và triệu chứng gây ra căng thẳng thường xuyên và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động.

Bệnh tâm thần có thể gây ra đau khổ và rắc rối trong cuộc sống hàng ngày, học tập, công việc hoặc trong các mối quan hệ. Trong hầu hết các trường hợp, có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách kết hợp dùng thuốc và áp dụng liệu pháp trò chuyện (tâm lý trị liệu).

Bệnh tâm thần có thể gây ra đau khổ và rắc rối trong cuộc sống hàng ngày

Bệnh tâm thần có thể gây ra đau khổ và rắc rối trong cuộc sống hàng ngày (Nguồn: godtv.com

2. Triệu chứng bệnh tâm thần

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tâm thần có thể khác nhau, tùy thuộc vào chứng rối loạn, hoàn cảnh tác động và các yếu tố khác. Các triệu chứng của bệnh tâm thần có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Ví dụ về các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Cảm thấy buồn hoặc suy sụp
  • Suy nghĩ nhầm lẫn hoặc giảm khả năng tập trung
  • Sợ hãi hoặc lo lắng quá mức, hoặc cảm giác tội lỗi tột cùng
  • Thay đổi tâm trạng cực độ, lúc cao lúc thấp
  • Thu mình không tiếp xúc với bạn bè và rút khỏi các hoạt động
  • Vô cùng mệt mỏi, năng lượng thấp hoặc khó ngủ
  • Tách rời khỏi thực tế (ảo tưởng), hoang tưởng hoặc ảo giác
  • Không có khả năng đối phó với các vấn đề xảy ra hàng ngày hoặc căng thẳng
  • Khó hiểu và thông cảm với các tình huống và với mọi người
  • Gặp rắc rối khi sử dụng rượu hoặc ma túy
  • Thay đổi lớn trong thói quen ăn uống
  • Thay đổi ham muốn tình dục
  • Tức giận quá mức, thù địch hoặc bạo lực
  • Có ý nghĩ muốn tự tử

Đôi khi các dấu hiệu của chứng rối loạn sức khỏe tâm thần xuất hiện dưới dạng các vấn đề về thể chất, chẳng hạn như đau dạ dày, đau lưng, đau đầu hoặc đau nhức không rõ nguyên nhân khác.

Suy nghĩ và hành vi tự tử thường gặp với một số bệnh tâm thần

Suy nghĩ và hành vi tự tử thường gặp với một số bệnh tâm thần (Nguồn: pengine.netdna-ssl.com) 

3. Thời điểm cần thăm khám bác sĩ

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của bệnh tâm thần, hãy đến thăm khám với bác sĩ chăm sóc chính hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Hầu hết các bệnh tâm thần không tự khỏi và nếu không được điều trị, mà dần nặng thêm và gây ra các vấn đề nghiêm trọng.

3.1 Khi có ý nghĩ muốn tự tử

Suy nghĩ và hành vi tự tử thường gặp với một số bệnh tâm thần. Khi có dấu hiệu bạn có thể làm tổn thương chính mình hoặc cố tự tử, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức: Gọi cho chuyên gia sức khỏe tâm thần, Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ đang chăm sóc bạn, Liên lạc với người bạn bè hoặc người thân. Suy nghĩ tự sát không tự chuyển biến tốt hơn — vì vậy hãy nhận giúp đỡ.

3.2 Khi nhận thấy người thân yêu cần giúp đỡ

Nếu người thân yêu có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, hãy thảo luận cởi mở và trung thực. Không nhất thiết phải khăng khăng ép buộc họ nhận sự chăm sóc tâm lý chuyên nghiệp tại trung tâm SunnyCare, thay vào đó, hãy khuyến khích và hỗ trợ họ. Bạn cũng có thể giúp người thân tìm một chuyên gia sức khỏe tâm thần có trình độ và đặt lịch hẹn gặp. Bạn thậm chí có thể đi cùng đến cuộc hẹn.

Nếu người họ đã tự làm hại bản thân hoặc đang suy nghĩ đến việc đó hãy đưa họ đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu.

4. Nguyên nhân bệnh tâm thần

Nói chung, bệnh tâm thần có nguyên nhân từ các yếu tố di truyền và môi trường:

– Đặc điểm di truyền. Bệnh tâm thần thường gặp hơn ở những người có người thân cùng huyết thống cũng mắc bệnh tâm thần. Một số gen có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần và điều kiện sống có thể làm phát bệnh.

– Tiếp xúc với các điều kiện không tốt khi còn trong bụng mẹ. Tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng trong môi trường, tình trạng gây viêm, độc tố, rượu hoặc thuốc/ma túy khi còn trong bụng mẹ đôi khi có thể liên quan đến bệnh tâm thần.

– Tính chất hóa học của não. Các chất dẫn truyền thần kinh là hóa chất trong não xuất hiện tự nhiên truyền tín hiệu đến các bộ phận khác trong não và cơ thể của bạn. Khi mạng lưới thần kinh bao gồm các hóa chất này bị suy yếu, chức năng của các thụ thể thần kinh và hệ thống thần kinh thay đổi, dẫn đến trầm cảm và các chứng rối loạn cảm xúc khác.

– Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần, bao gồm:

  • Tiền sử bệnh tâm thần của người có quan hệ huyết thống, chẳng hạn như cha mẹ hoặc anh chị em
  • Các tình huống gây căng thẳng trong cuộc sống, ví dụ như vấn đề tài chính, người thân yêu qua đời hoặc ly dị
  • Bệnh trạng kéo dài dai dẳng (mạn tính) chẳng hạn như bệnh tiểu đường
  • Tổn thương não do chấn thương nghiêm trọng (chấn thương sọ não), như bị đánh mạnh vào đầu
  • Trải nghiệm chịu tổn thương, có thể do tham gia chiến đấu hoặc cuộc tấn công trong quân đội
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy để thỏa mãn
  • Tiền sử bị lạm dụng hoặc bỏ bê thời thơ ấu
  • Có rất ít bạn bè và các mối quan hệ lành mạnh
  • Trước đây đã từng mắc bệnh tâm thần

Bệnh tâm thần hiện nay rất phổ biến. Trong 5 người lớn thì có 1 người mắc bệnh tâm thần ở bất kỳ giai đoạn nào. Bệnh tâm thần có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi, từ thời thơ ấu cho đến những năm trưởng thành sau này, nhưng hầu hết các trường hợp đều bắt đầu khi còn trẻ. Ảnh hưởng của bệnh tâm thần có thể tạm thời hoặc kéo dài. Bạn cũng có thể mắc nhiều hơn một chứng rối loạn sức khỏe tâm thần cùng một lúc. Ví dụ, hội chứng trầm cảm và mắc chứng rối loạn sử dụng dược chất.

5. Di chứng của bệnh tâm thần

Bệnh tâm thần là nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật. Bệnh không được điều trị có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về cảm xúc, hành vi và sức khỏe. Các biến chứng đôi khi liên quan bao gồm:

  • Cảm giác bất hạnh và giảm cảm giác hưởng thụ cuộc sống
  • Xung đột trong gia đình
  • Các mối quan hệ gặp khó khăn
  • Cách ly xã hội
  • Có vấn đề khi sử dụng thuốc lá, rượu và các loại thuốc khác
  • Không theo kịp công việc và học tập, hoặc các vấn đề khác liên quan
  • Khó khăn về pháp lý và tài chính
  • Tình trạng nghèo đói và vô gia cư
  • Tự làm hại bản thân và làm hại người khác, bao gồm tự tử hay giết người
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu khiến cơ thể không đủ khả năng chống lại nhiễm bệnh
  • Bệnh tim và các bệnh trạng y tế khác

Bệnh tâm thần không được điều trị có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng

Bệnh tâm thần không được điều trị có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng (Nguồn: wpengine.netdna-ssl.com)

6. Các biện pháp phòng bệnh tâm thần

Không có cách thức nào có thể đảm bảo phòng ngừa bệnh tâm thần. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh tâm thần, thực hiện các bước hành động để kiểm soát căng thẳng, tăng khả năng phục hồi và tăng lòng tự trọng ở mức thấp có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Thực hiện các bước sau:

– Chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo. Làm việc với bác sĩ hoặc bác sĩ trị liệu để tìm hiểu nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Lập kế hoạch hành động nếu các triệu chứng xuất hiện trở lại. Liên hệ với bác sĩ hoặc nhà trị liệu khi nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong các triệu chứng hoặc cảm nhận. Nhờ các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè cùng theo dõi các dấu hiệu cảnh báo.

– Tiếp nhận chăm sóc y tế thường xuyên. Không bỏ qua khám sức khỏe tổng quát hoặc các buổi thăm khám với bác sĩ chăm sóc, đặc biệt là khi cảm thấy không khỏe. Vì đó có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe mới xuất hiện, cần được điều trị, hoặc bạn có thể gặp tác dụng phụ của thuốc.

– Nhận trợ giúp khi cần. Tình trạng sức khỏe tâm thần sẽ khó điều trị hơn nếu bạn đợi cho đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng. Nhận tư vấn và điều trị tâm lý duy trì lâu dài cũng có thể giúp ngăn ngừa tái phát các triệu chứng.

– Chăm sóc tốt cho bản thân. Ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên là điều rất quan trọng. Cố gắng duy trì lịch trình thường xuyên. Nói chuyện với bác sĩ chăm sóc chính nếu bạn khó ngủ hoặc có thắc mắc về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất.