Chế độ ăn thiếu cân bằng, không lành mạnh là những nguyên nhân gây bệnh sỏi thận. Bệnh sỏi thận nên ăn gì, kiêng gì là thông tin bạn cần nắm rõ nếu gia đình có người mắc bệnh để chăm sóc cho bệnh nhân một cách tốt nhất.
1. Bệnh sỏi thận nên ăn gì
1.1 Uống nhiều nước
Người mắc chứng sỏi thận cần uống ít nhất 2 – 3 lít nước một ngày giữ cho nước tiểu loãng. Điều này rất cần thiết giúp giảm nồng độ khoáng chất gây hình thành sỏi trong nước tiểu. Ngoài chọn uống nước lọc tinh khiết thiên nhiên, bạn có thể mua trái cây tươi ngon, giàu vitamin ép lấy nước uống theo sở thích.
Uống đủ nước giúp cơ thể thải độc hiệu quả (Nguồn: pinkribbons.vn)
1.2 Uống nước cam, chanh
Cam, chanh là loại trái cây Việt Nam được nhiều người yêu thích với hàm lượng vitamin, dưỡng chất và công dụng giải khát cao. Đây là một trong 10 trái cây ngon bổ có tác dụng giảm đau, phòng ngừa sỏi thận dễ kiếm và có giá thành khá rẻ. Cam bạn có thể vắt lấy nước, chanh pha cùng nước ấm hoặc thêm mật ong nguyên chất dễ uống và mang lại hiệu quả cao hơn.
1.3 Bổ sung canxi từ thực phẩm
Bệnh sỏi thận nên ăn gì ngăn ngừa tạo sỏi? Bạn vẫn nên bổ sung canxi từ nguồn thực phẩm mỗi ngày. Bổ sung 15 thực phẩm giàu canxi tốt cho xương vào chế độ ăn hàng ngày giúp cung cấp đủ hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Đối với người bị sỏi thận nên hạn chế bổ sung canxi qua đường dược phẩm vì thận đang tổn thương không đào thải được chất độc và khó hấp thụ canxi từ thuốc.
1.4 Tăng cường rau xanh và trái cây
Tăng cường sức khỏe cho bản thân bằng cách chọn mua rau xanh tươi sạch, giàu dinh dưỡng, rõ nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua bữa ăn hàng ngày giúp hạn chế gánh nặng nên thận và hấp thụ lượng vitamin, canxi dồi dào trong đó. Nước ép trái cây chanh, dưa hấu, bưởi táo cũng là nhóm thực phẩm tốt chống sự hình thành sỏi.
Nhóm thực phẩm giàu canxi (Nguồn: bloganchoi.com)
2. Bệnh sỏi thận kiêng gì?
2.1 Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều oxalat
Rau củ quả là nhóm thực phẩm tuyệt vời tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với bệnh nhân sỏi thận nên tránh chọn các loại rau xanh có hàm lượng oxalate cao như cần tỏi tây, đậu bắp, rau bina, cải xoăn… Nếu chế biến món ăn từ các loại rau quả chứa nhiều chất này bạn cần bổ sung thêm lượng canxi tương tự từ thực phẩm để trung hòa.
Hạn chế nhóm thực phẩm giàu oxalat (Nguồn: opcpharma.com)
2.2 Không ăn mặn
Người ăn mặn dễ bị sỏi thận hơn với người ăn nhạt. Lượng natri khiến cơ thể tích nước khó đào thải natri ra ngoài làm tăng canxi và giảm chất ức chế sỏi thận.
2.3 Không nhịn tiểu
Nhịn tiểu lâu ngày dễ dẫn tới viêm đường tiết niệu và các chất dư thừa không được đào thải ra ngoài gây sỏi thận. Đối với trường hợp bệnh nhân bí tiểu có thể tham khảo 36 thực phẩm lợi tiểu, giảm đau do sỏi thận.
2.4 Kiểm soát lượng đạm, protein nạp vào cơ thể
Thịt động vật là nhóm thực phẩm giàu đạm, protein thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày. Có thể bạn đã biết, nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận và khiến bệnh chuyển biến nặng thêm. Đạm trong thịt động vật chứa chất khiến lượng oxalate trong cơ thể tăng cao dẫn tới sỏi thận. Cách tốt nhất là bạn nên thay đổi chế độ ăn từ thịt động vật chuyển sang lựa chọn các thủy hải sản giàu dưỡng chất, tươi ngon. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên ăn ở mức vừa phải, tránh ăn quá nhiều.
Hạn chế dung nạp đạm (Nguồn: thucphamsachhd.com)
2.5 Không sử dụng chất kích thích
Rượu bia, thuốc lá là những thứ bạn nên hạn chế tránh gây áp lực lên thận và các cơ quan trong cơ thể. Trong những chất kích thích này có chứa purin – nguyên nhân khiến axit uric xuất hiện trong nước tiểu. Chính vì vậy, chúng chính là nguyên nhân tăng nguy cơ gây sỏi thận. Do đó, để tránh trường hợp bệnh tình tiến triển xấu bạn nên kiêng hoàn toàn các chất độc hại này khỏi cơ thể.
2.6 Hạn chế thực phẩm nhiều đường
Nếu bạn vẫn băn khoăn bệnh sỏi thận nên ăn gì, kiêng ăn gì thì trước tiên nên điều chỉnh ngay lượng đường bổ sung vào cơ thể mỗi ngày. Đây chính là nguyên nhân thường gặp dẫn tới chứng bệnh sỏi thận. Lượng đường dư thừa khiến cho lượng insulin trong cơ thể tăng cao, canxi lắng đọng trong đường tiết niệu, thận cũng không thể đào tiết hết ra ngoài và hình thành sỏi canxi-oxalat. Thêm nữa, chất fructose và sucrose có trong thực phẩm nhiều đường cũng khiến các triệu chứng sỏi thận càng nặng thêm. Chính vì vậy, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn hạn chế tối đa bánh ngọt, đường mía, mật ong hay các loại nước giải khát có ga.
2.7 Không lạm dụng vitamin C
Vitamin C có nhiều trong trái cây có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, khi vitamin C dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành chất oxalate không hề tốt cho thận. Đối với bệnh nhân đã mắc chứng tiểu đường đang cần giảm tối đa lượng oxalate trong các khẩu phần ăn hàng ngày nên hạn chế nhóm thực phẩm giàu vitamin C trong thực đơn.
Lượng vitamin C cần bổ sung mỗi ngày chỉ khoảng 50 – 100mg qua đường thực phẩm, tránh sử dụng thực phẩm chức năng gây áp lực lên thận khiến tinh thể tạo sỏi lắng đọng nhanh hơn.
Hạn chế nhóm thực phẩm nhiều đường (Nguồn: bloganchoi.com)
3. Chăm sóc người bệnh sỏi thận
3.1 Chế độ sinh hoạt cho người bệnh sỏi thận
Người bệnh sỏi thận cần đặc biệt chế độ ăn uống hàng ngày và thói quen sinh hoạt. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến điều trị và khả năng hồi phục của bệnh nhân.
Bệnh sỏi thận nên ăn gì, kiêng gì bạn có thể nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa bệnh viện uy tín để điều chỉnh sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Nhìn chung, thực đơn cho người mắc chứng sỏi thận cần chú ý uống nhiều nước, hạn chế đạm, ăn nhiều rau tươi, hạn chế đường, muối…
Cần nắm rõ bệnh sỏi thận nên ăn gì, kiêng gì (Nguồn: edugreen.vn)
3.2 Chăm sóc người bệnh sau mổ sỏi thận
Kích thước sỏi thận thường tùy thuộc vào thời gian bệnh và thể trạng của người bệnh. Có rất nhiều phương pháp lấy sỏi thận như tán sỏi qua da, tán sỏi nội soi, tán sỏi ngoài cơ thể hầu hết không gây đau đớn cho người bệnh và thời gian hồi phục khá nhanh. Tuy nhiên, đối với những ca sỏi thận kích thước quá lớn, phát hiện quá muộn có thể phải mổ thận lấy sỏi. Ca mổ này có thể xuất hiện các biến chứng như thận ứ nước, nhiễm trùng huyết hay biến chứng tắc mạch chi. Một số biến chứng nhỏ khác hầu như bệnh nhân sau mổ nào cũng gặp phải là són tiểu, tiểu không tự chủ.
Chăm sóc người bệnh sau quá trình mổ sỏi thận là khâu rất quan trọng quyết định khá nhiều đến sự phục hồi của bệnh nhân. Người nhà cần chủ động theo dõi dẫn lưu, ghi chép số lượng, màu sắc của nước tiểu và những bất thường như mủ, sỏi qua dẫn lưu. Cần đảm bảo rằng hệ thống ống thông niệu nối an toàn hoàn toàn vô trùng và đúng kỹ thuật.
Ngoài ra, người nhà nên hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc bản thân, chú ý khi ngồi dậy khóa ống nối tránh dịch trào ngược vào trong. Khi tình hình ổn hơn gia đình có thể hỗ trợ người bệnh tự đi tiểu và hỏi bác sĩ chế độ ăn uống phù hợp với người sỏi thận.
Mổ sỏi thận cần nhiều sự chăm sóc từ gia đình (Nguồn: baomoi.com)
Với các thông tin hữu ích về bệnh sỏi thận nên ăn gì, việc xây dựng chế độ ăn uống là cần thiết giúp ngăn ngừa diễn biến bệnh sau khi chữa trị. Khi bệnh nhân xuất viện về nhà, thường lúc này người bệnh vẫn phải mang dẫn lưu về nhà nên cần biết cách chăm sóc ống và vệ sinh cơ thể đúng cách khi vướng ống. Chú ý cần đi lại nhẹ nhàng tránh sút ống và khám sức khỏe định kỳ theo đúng lịch hẹn để kiểm tra lại vết thương. Bạn có thể đặt lịch khám sàng lọc bệnh tiết niệu, sỏi thận tại Vinmec để phòng chống và phát hiện bệnh sớm tại Adayroi với rất nhiều gói khám từ các bệnh viện uy tín đáng thử.