Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sớm thì Polyp đại tràng sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh ung thư. Vì thế, hãy cùng với Blog Useful tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng nhận biết cũng như cách chữa căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Polyp đại tràng là gì
Mặc dù đã từng nghe nhiều đến Polyp đại tràng nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ ràng và chính xác về khái niệm này. Thực ra, đây chính là cụm từ thuộc chuyên môn của ngành y học dành để chỉ các tổ chức tân sinh được tạo ra do sự tăng sinh quá mức rồi phát triển thành khối u lồi vào trong lòng đại tràng. Phần lớn, nó thường là tổ chức lành tính chứ không phải ung thư và thường hay gặp ở những người trên 50 tuổi.
Polyp ở bộ phận đại tràng (Nguồn: benhvienducgiang.com)
2. Các loại Polyp đại tràng
Hiện nay, chúng ta thường hay gặp 2 dạng Polyp là Polyp tăng sản và Polyp tuyến. Cụ thể:
2.1. Polyp tăng sản
Đây là loại Polyp sở hữu kích thước nhỏ, không quá to. Thông thường, nó sẽ xuất hiện ở gần cuối đoạn đại tràng là đại tràng sigmoid và trực tràng, đồng thời rất hiếm khi biến thành ác tính.
2.2. Polyp tuyến
Thực ra, ⅔ Polyp đại tràng chính là Polyp tuyến. Dựa theo hình dáng, kích thước bên ngoài kèm theo đặc tính mô học thông qua việc làm sinh thiết mà người ta đã phân loại chúng. Dù không phát triển thành ung nhưng nếu kích thước chúng càng lớn thì ung thư hóa có nguy cơ cao hơn. Vì vậy, chúng cần phải loại bỏ dứt điểm hoặc làm sinh thiết.
2.3. Cách phân loại xác định Polyp đại tràng
Để có thể phân loại được chính xác các Polyp thì đa số mọi người sẽ dựa vào một số đặc điểm về hình thái, kích thước, số lượng hay tính chất như sau:
- Hình thái: Polyp không có cuống hoặc có thể có cuống trông như cây nấm nhỏ.
- Kích thước: Dao động từ vài mm đến vài cm.
- Số lượng: Có thể có rất nhiều Polyp hoặc duy nhất 1 Polyp.
Ngoài ra, còn có Polyp đại tràng mang tính di truyền từ gia đình và nó sẽ kèm theo những bệnh lý ở cơ quan, bộ phận khác trên cơ thể. Hoặc do hậu quả của quá trình đột biến gen sẽ làm xuất hiện Polyp nhưng lại không mang tính di truyền…
Polyp đại tràng rất nguy hiểm nếu như đó là Polyp tuyến (Nguồn: khoahocdoisong.vn)
3. Nguyên nhân bị Polyp đại tràng
Polyp có thể xuất hiện ở cả nam và nữ chứ không trừ một đối tượng nào cả. Vậy những nguyên nhân nào khiến cho con người mắc Polyp? Có thể kế đến, chính là:
3.1. Ăn uống không lành mạnh, khoa học
Nếu bạn có chế độ ăn uống không lành mạnh, khoa học như ăn quá nhiều thịt đỏ, chất béo rồi ăn ít chất xơ… thì càng làm tăng khả năng và nguy cơ bị Polyp.
3.2. Do tuổi tác
Ít ai biết rằng, ung thư trực tràng rất hiếm gặp ở những người có độ tuổi trước 40 mà có tận 90% các trường hợp xảy ra sau tuổi 50. Vì vậy, lời khuyên tốt nhất là mọi người nên thường xuyên đi khám tầm soát ung thư trực tràng định kỳ tại Vinmec để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
3.3. Do di truyền
Bên cạnh tuổi tác hay chế độ ăn uống… thì di truyền cũng là một trong 10 nguyên nhân gây nên bệnh ung thư đại tràng, Polyp đại tràng. Bởi nếu trong gia đình bạn, anh chị em hay các thế hệ đi trước đã từng mắc bệnh này thì bạn cũng có khả năng, nguy cơ cao mắc bệnh này.
3.4. Những nguyên nhân khác
Ngoài ra, còn có khá nhiều những nguyên nhân khác, khiến con người bị Polyp dễ dàng hơn như sở hữu những thói quen không lành mạnh, khoa học như uống rượu bia, hút thuốc, lười vận động hay có các triệu chứng của viêm ruột từng vùng, viêm loét đại tràng… Đặc biệt, nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi thì cũng có khả năng bị Polyp là tương đối cao.
4. Triệu chứng của Polyp đại tràng
Không giống như nhiều căn bệnh khác, Polyp thường không có các dấu hiệu nhận biết rõ ràng mà chỉ có thể thông qua một số triệu chứng như dưới đây để sớm nhận biết được bệnh một cách sớm nhất.
4.1. Máu lẫn trong phân
Nếu bạn đi đại tiện mà bắt gặp những vệt máu tươi hay màu nâu đen loang ra, xen lẫn trong phân thì hãy chú ý, bởi đây chính là triệu chứng đầu tiên của Polyp mà không phải ai cũng biết.
4.2. Phân bất thường
Tức là đi đại tiện mà phân bị lỏng. Nhất là những Polyp to hoặc bị loét mà có vị trí nằm gần hậu môn hay những đoạn trực tràng thấp thì sẽ còn xuất hiện các dấu hiệu như đi tiểu rất nhiều lần trong ngày kèm thêm sự đau đớn, quặn thắt lại…
4.3. Rối loạn đại tiện
Bất ngờ bạn bị rối loạn đại tiện, thường xuyên bị táo bón kéo dài hơn 1 tuần hoặc thời gian dài hơn nữa mà không rõ nguyên nhân – đích thị là triệu chứng của Polyp đại tràng.
4.4. Đau bụng thường xuyên
Nhiều Polyp có kích thước quá lớn, sẽ làm xuất hiện hiện tượng bán tắc hoặc tắc ruột hoàn toàn. Lúc ấy, sẽ làm cho bệnh nhân cảm thấy đau bụng thường xuyên kèm theo buồn nôn rất nguy hiểm..
Bệnh Polyp đại tràng khi nào thì phải phẫu thuật cắt? (Nguồn: phapluatdansinh.vn)
5. Polyp đại tràng có nguy hiểm không
Vậy với những dấu hiệu, triệu chứng như trên thì nhiều người đang vô cùng hoang mang liệu Polyp có gây ra nguy hiểm không? Nhiều bác sĩ cho rằng: có hai loại Polyp đại tràng phổ biến thường gặp hiện nay là Polyp u tuyến và Polyp tăng sản. Nếu như các Polyp tăng sản lành tính, không có nguy cơ biến chứng thành ung thư thì Polyp u tuyến lại chính là tiền thân của bệnh ung thư đại tràng. Vì thế có thể khẳng định, Polyp thực sự rất nguy hiểm đối với bất kỳ ai, nhất là những khối Polyp kích thước lớn…
Do đó, ngay sau khi thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể mình thì tốt nhất người bệnh nên đến thăm khám và điều trị sớm tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, hiện đại.
6. Xét nghiệm Polyp đại tràng như thế nào
Khi bạn nghi ngờ hoặc bắt gặp cơ thể mình có những yếu tố, nguy cơ như trên thì nên tiến hành xét nghiệm Polyp phát hiện bệnh sớm nhất – trước khi trở thành ung thư trực tràng để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình một cách tốt nhất.
6.1. Xét nghiệm máu ẩn trong phân
Ở giai đoạn sớm, Polyp có thể gây chảy máu nhưng với số lượng ít ỏi mà mắt thường không thể nào thấy được. Vì thế, xét nghiệm máu ẩn trong phân chính là giúp phát hiện ra sớm những tổn thương tại đại trực tràng, phòng ngừa ung thư đại tràng sớm nhất.
6.2. Nội soi
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của thiết bị y khoa tiên tiến, hiện đại ngày này thì nội soi được biết đến là phương pháp tuyệt vời nhất để theo dõi sự phát triển của các Polyps. Bởi nó cho phép bác sĩ nhìn thấy được toàn bộ các Polyp cũng như bộ phận niêm mạc đại tràng. Do đó, rất nhiều bệnh viện đang tiến hành thực nghiệm phương pháp này. Bạn có thể đăng ký tầm soát ung thư đại trực tràng không gây mê tại BVĐK Hồng Phát… Một số kỹ thuật mới hỗ trợ phát hiện Polyp và tầm soát ung thư, có thể kể đến như nội soi đại tràng ảo bằng cách sử dụng công nghệ MRI hoặc MSCT hay xét nghiệm phân tử gen…
6.3. Chẩn đoán hình ảnh
Bên cạnh đó, các Polyp cũng có thể được phát hiện bằng phương pháp chẩn đoán hình ảnh tức là chụp lại đại tràng cản quang, tuy nhiên mức độ chuẩn xác không cao lắm.
Nội soi đại tràng với trang thiết bị hiện đại, tân tiến (Nguồn: benhviendakhoatinhphutho.vn)
7. Cách chữa Polyp đại tràng
Vậy với những biến chứng phức tạp, gây nguy hiểm như vậy thì Polyp có thể chữa trị tận gốc như thế nào?
7.1. Phẫu thuật cắt Polyp
Như đã nói, Polyp u tuyến được biết đến là tiền thân của ung thư đại trực tràng – căn bệnh gây tử vong nhiều thứ 2 và chiếm 14% trường hợp tử vong do ung thư ở nước ta. Do đó, khi phát hiện ra các Polyp đại tràng thông qua nội soi hay xét nghiệm máu lẫn trong phân thì chúng đều được cắt bỏ ngay để ngăn ngừa ung thư. Kể cả những Polyp nhỏ, vì qua một thời gian lâu dài, nó có thể dần dần thay đổi cấu trúc và biến thành ác tính khi nào không ai hay biết.
Đối với những người mà trong gia đình, người thân có tiền sử mắc căn bệnh này thì cần đi khám sức khỏe tổng quát sàng lọc định kỳ hoặc người bình thường, thấy có dấu hiệu, triệu chứng bất thường cũng nên đi khám để được điều trị kịp thời.
Sau khi cắt Polyp, trong 2 tuần bệnh nhân nên tránh dùng các loại thuốc kháng đông máu như aspirin, naproxen… Nếu muốn, có thể sử dụng warfarin nhưng nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước. Người bệnh nên tái khám thường xuyên để biết kết quả của cuộc giải phẫu cũng như được bác sĩ tư vấn cho cách thức theo dõi Polyp đại tràng sau này.
7.2. Chăm sóc theo dõi sau phẫu thuật
Thực ra, bệnh nhân bị Polyp u tuyến thường có nguy cơ tái phát cao hơn, cụ thể sau 3 năm kể từ ngày cắt Polyp lần đầu, khả năng tái phát là 25-30%. Thế nhưng, khoảng cách giữa 2 lần nội soi còn phụ thuộc vào một số yếu tố như gen di truyền, kích thước, đặc điểm, số lượng Polyp…
Do đó, sau khi phẫu thuật xong, người bệnh cần được theo dõi chế độ đặc biệt, từ dinh dưỡng đến luyện tập, nghỉ ngơi. Đồng thời, nếu thấy có điều gì bất thường, cần báo ngay với bác sĩ.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt Polyp (Nguồn: giadinhmoi.vn)
8. Đề phòng Polyp tiến triển thành ung thư đại tràng sau điều trị
Để Polyp khó có thể phát triển thành bệnh ung thư đại tràng cực kỳ nguy hiểm thì sau khi điều trị, mọi người có thể phòng ngừa bằng chế độ ăn uống lành mạnh khoa học kết hợp với luyện tập thể dục thể thao và khám sức khỏe định kỳ, thường xuyên.
Đầu tiên, các bạn có thể tập thói quen, xây dựng cho mình một chế độ ăn uống thật hợp lý, bằng cách bổ sung thực phẩm tốt cho đại tràng phòng ung thư hay chất dinh dưỡng từ những rau củ quả giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa… Kết hợp với đó là kế hoạch sinh hoạt lành mạnh, ăn – ngủ – nghỉ đúng giờ, đúng giấc, thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao. Đặc biệt, tuyệt đối nên tránh xa những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
Dường như ai cũng biết, Polyp đại tràng rất khó phát hiện ra. Vì thế, mọi người cần thăm khám sức khỏe định kỳ, 2 lần/1 năm để phát hiện cũng như bảo vệ sức khỏe cho mình một cách tốt nhất.
Mong rằng với những kiến thức hữu ích mà bài viết đã tổng hợp và chia sẻ về Polyp đại tràng như trên thì mỗi người sẽ có thêm được nhiều kiến thức mới mẻ, thú vị. Từ đó, biết cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân mình và những người thân trong gia đình một cách tốt nhất. Luôn giữ thói quen khám chuyên khoa chuyên sâu bác sĩ tận tình, ngăn ngừa mọi rủi ro, căn bệnh nguy hiểm nhé.