Bệnh Lupus ban đỏ gây nguy hiểm cho nhiều bộ phận trên cơ thể. Trong đó, biến chứng của bệnh Lupus ban đỏ ảnh hưởng nghiêm trọng nhất tới thận. Thực chất bệnh Lupus ban đỏ biến chứng thận có nguy hiểm không? Dấu hiệu nhận biết ra sao? Cùng tìm hiểu bài viết sau nhé!
1. Bệnh Lupus ban đỏ biến chứng thận là gì?
Bệnh Lupus ban đỏ có nguy hiểm không? Lupus ban đỏ vốn là bệnh tự miễn dịch và ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Đặc biệt nhất là thận, tim, phổi, gan, não, khớp… Bệnh còn có 2 dạng khác rất nguy hiểm là Lupus ban đỏ dạng đĩa và Lupus ban đỏ hệ thống. Theo đó bệnh Lupus ban đỏ biến chứng thận sẽ làm suy giảm chức năng thận, thậm chí là suy thận.
Lupus ban đỏ có biến chứng nguy hiểm không? (Nguồn: medicalnewstoday)
1.1. Cơ chế gây bệnh Lupus ban đỏ
Tính đến thời điểm hiện tại chưa có nguyên nhân rõ ràng nào gây ra bệnh Lupus ban đỏ. Tuy nhiên cơ chế gây bệnh Lupus ban đỏ được cho là hệ quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố khác nhau.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng
1.2.1. Di truyền
Những người có tiền sử gia đình đã có người mắc bệnh Lupus ban đỏ thì nguy cơ mắc bệnh này sẽ cao gấp 20 lần so với người bình thường.
1.2.2. Môi trường
Môi trường có chứa nhiều loại hóa chất độc hại, không khí bị nhiễm khuẩn hay ánh nắng mặt trời gay gắt cũng là nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ.
1.2.3. Nội tiết
Trong trường hợp này, bệnh Lupus ban đỏ thường tái phát ở nữ giới đang trong giai đoạn sinh sản. Ngoài ra một số loại thuốc tránh thai khẩn cấp cũng được ghi nhận là có vai trò trong việc tác động đến bệnh Lupus ban đỏ.
Bệnh Lupus ban đỏ gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan trên cơ thể (Nguồn: baomoi.com)
2. Lupus ban đỏ biến chứng thận có nguy hiểm không?
Đây là căn bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Bệnh thường tiến triển theo từng đợt, đợt sau sẽ nặng hơn đợt trước. Điển hình nhất là bệnh Lupus ban đỏ biến chứng thận sẽ phá hủy cầu thận. Sau đó chúng gây ra các phản ứng viêm cầu thận Lupus ban đỏ dẫn đến suy thận.
Nếu không được điều trị kịp thời những biến chứng của Lupus ban đỏ sẽ gây nhiều nguy hiểm khác cho các cơ quan nội tạng. Cụ thể như sau:
Tại tim: bệnh Lupus ban đỏ sẽ gây viêm cơ tim, tràn dịch màng tim.
Tại phổi: gây khó thở, viêm phổi, suy hô hấp cấp do việc tràn dịch màng phổi.
Tại hệ thần kinh: gây co giật, rối loạn tâm thần.
Tại hệ tạo máu: gây xuất huyết, thiếu máu.
Bệnh Lupus ban đỏ sẽ phá hủy cầu thận và gây suy thận (Nguồn: anbac.info)
3. Dấu hiệu Lupus ban đỏ bị suy thận
Giai đoạn mới phát bệnh Lupus ban đỏ biến chứng thận thường xuất hiện rất ít dấu hiệu bất thường. Theo đó, các dấu hiệu cụ thể của bệnh như sau:
3.1. Ban đỏ trên da
Có đến ¾ bệnh nhân nhận thấy những nốt ban đỏ nổi bất thường trên da. Theo đó, những nốt mẩn đỏ này có hình cánh bướm mọc ở mặt, cổ, bàn tay, bàn chân… Nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các nốt ban đỏ trên da sẽ gây ngứa rát.
3.2. Có biểu hiện ở tim như khó thở, suy tim
Ngoài các nốt ban đỏ trên da, bệnh Lupus còn gây ra các triệu chứng khó thở, suy tim, đau ngực, viêm cơ tim. Thậm chí, trong những trường hợp phát hiện bệnh muộn còn dẫn đến tình trạng suy tim nặng.
3.3. Triệu chứng của viêm phổi, suy hô hấp
Viêm phổi, suy phổi hay viêm màng phổi cũng là dấu hiệu của bệnh Lupus ban đỏ gây ra.
3.4. Triệu chứng thiếu máu
Đa số những người xuất hiện triệu chứng thiếu máu từ nhẹ đến nặng, da xanh, môi tái nhợt, niêm nhạt đều có nguy cơ mắc bệnh Lupus ban đỏ. Đặc biệt thông qua xét nghiệm huyết đồ bạn sẽ thấy hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu đều bị giảm do ảnh hưởng của bệnh Lupus.
3.5. Viêm thận
Viêm thận là biến chứng điển hình nhất của những người mắc bệnh Lupus. Nếu không điều trị bệnh kịp thời, Lupus sẽ phá hủy cầu thận và gây ra tình trạng suy thận.
3.6. Bệnh về tâm thần kinh
Theo đó, những người mắc bệnh Lupus ban đỏ sẽ xuất hiện thêm một số biểu hiện của bệnh tâm thần kinh như: rối loạn phương hướng, mất trí nhớ, giảm tri giác, đau đầu dữ dội, co giật toàn thân… Đặc biệt các triệu chứng này sẽ càng nặng hơn khi sử dụng các loại thuốc có thành phần Corticoid.
Hiện nay để kiểm soát bệnh Lupus ban đỏ biến chứng thận ngoài việc sử dụng các loại thuốc đặc trị từ bác sĩ, người bệnh nên chủ động phòng bệnh càng sớm càng tốt. Hãy đăng ký dịch vụ khám sức khỏe tổng quát tại những cơ sở y tế uy tín để theo dõi và phát hiện bệnh Lupus ban đỏ kịp thời. Bên cạnh đó việc chủ động tìm kiếm những thông tin liên quan đến bệnh Lupus ban đỏ: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị, kiêng ăn gì rất cần thiết.
Thêm nữa, người bệnh nên bổ sung nhiều loại rau củ quả tốt nhiều dưỡng chất tốt cho da, ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Mỗi ngày hãy bổ sung vào cơ thể từ 2 đến 2,5 lít nước hoặc uống các loại nước ép trái cây nguyên chất tốt cho sức khỏe là điều bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng.
Bổ sung nhiều loại rau xanh trong bữa ăn hàng ngày là cách phòng bệnh Lupus hiệu quả (Nguồn: lifestyle.cfyc.com.vn)
Bệnh Lupus ban đỏ biến chứng thận là bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều tổn thương cho cơ quan thận. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có được những thông tin hữu ích liên quan đến căn bệnh này. Đừng quên đăng ký dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên sâu trên Adayroi để theo dõi tình hình sức khỏe hiện tại bạn nhé!