Bệnh gan nhiễm mỡ là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị


Bản thân bệnh gan nhiễm mỡ là một bệnh lý lành tính, ít nguy hiểm. Nhưng nếu để sang các biến chứng như xơ gan, ung thư gan thì rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Tìm hiểu ngay những thông tin về gan nhiễm mỡ để có cách phòng tránh và điều trị thích hợp trong bài viết này!

1. Gan nhiễm mỡ là gì?

1.1. Nguyên nhân gan nhiễm mỡ

1.1.1. Thừa cân, béo phì

Có tới 80-90% người béo phì sẽ bị mắc gan nhiễm mỡ. Khi bị béo phì càng nặng thì khả năng bị gan nhiễm mỡ càng cao và mức độ cũng nặng hơn. Nếu để lâu ngày có thể khiến viêm gan thoái hóa mỡ, xơ gan rất nguy hiểm.

Bệnh gan nhiễm mỡ là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ rất cao (Nguồn: docpanel.com)

1.1.2. Người mắc bệnh tiểu đường

Theo ước tính có tới 50% bệnh nhân bị tiểu đường tuýp II có nguy cơ bị mắc gan nhiễm mỡ do rối loạn về chuyển hóa chất béo. Bệnh ít gặp ở những người bị tiểu đường tuýp I hơn. Nếu vừa bị béo phì, vừa bị tiểu đường thì mức độ bị bệnh gan nhiễm mỡ càng lớn và rất dễ dẫn đến xơ gan.

1.1.3. Tăng mỡ máu

Bệnh tăng mỡ máu hay còn gọi là tăng Lipid máu thường kèm theo gan nhiễm mỡ là rất lớn. Lúc này, việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý sẽ góp phần cải thiện cả hai bệnh cùng một lúc.

1.1.4. Người bị nghiện rượu

Khi uống rượu thường xuyên sẽ làm tăng việc tổng hợp cũng như giảm khả năng phân giải của chất béo có trong gan. Kết quả là mỡ bị ứ đọng lại gây nên gan nhiễm mỡ, xơ gan.

1.2. Triệu chứng gan nhiễm mỡ

Hầu hết các bệnh nhân bị mắc gan nhiễm mỡ không nhận biết được vì nó không có triệu chứng hay biểu hiện gì khác lạ ra bên ngoài, đặc biệt là khi lượng mỡ tích tụ ở mức 5% trở xuống. Với những người bị gan nhiễm mỡ từ 10%-15% thì có một số biểu hiện như: trướng bụng, vàng da, đầy bụng khó tiêu; ăn không ngon, mẩn đỏ ở da, ngứa, nước tiểu màu vàng; đau nhức ở vùng dưới sườn phải.

1.3. Các cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ

1.3.1. Gan nhiễm mỡ cấp độ 1

Đây là giai đoạn mỡ mới chỉ chiếm từ 5%-10% trọng lượng lá gan. Gan nhiễm mỡ cấp độ 1 là giai đoạn nhẹ, lành tính và ít nguy hiểm. Giai đoạn này bệnh chưa có biểu hiện gì nên nếu khám lâm sàng cũng khó có thể phát hiện ra. Chỉ khi làm xét nghiệm thì mới phát hiện được gan nhiễm mỡ giai đoạn đầu này. Nếu phát hiện được gan nhiễm mỡ ở cấp độ 1 và được điều trị kịp thời thì có thể chữa khỏi hoàn toàn.

1.3.2. Bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 2

Đây là giai đoạn mỡ chiếm 10%-20% tổng trọng lượng của lá gan. Ở trong gan đã gia tăng độ hồi âm lan tỏa của nhu mô, khả năng xác định được cơ hoành, đường bờ các tĩnh mạch trong gan bị giảm đi nhiều. Khi bị gan nhiễm mỡ cấp độ 2, người bệnh có thể có các biểu hiện như chán ăn, khó tiêu, buồn nôn, đầy bụng, cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon. Ngoài ra còn một số biểu hiện phổ thông khác khiến nhiều người lầm tưởng với các bệnh khác khiến gan nhiễm mỡ ngày càng nặng hơn.

Bệnh gan nhiễm mỡ là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 xuất hiện những vết sẹo, tổn thương trên gan (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 là giai đoạn tích tụ, nuôi bệnh và hiện chưa có phương pháp nào điều trị triệt để. Để cải thiện tình trạng bệnh, tránh để chuyển biến sang giai đoạn 3, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học kết hợp với rèn luyện thể dục thể thao và đặc biệt không được sử dụng rượu bia, chất kích thích…

1.3.3. Bệnh gan nhiễm mỡ cấp độ 3

Khi mỡ chiếm hơn 30% trọng lượng gan thì người bệnh được xác định đã bị gan nhiễm mỡ cấp độ 3. Khi xét nghiệm có thể thấy sự lây lan các nhu mỡ tăng lên nhanh rõ rệt. Ở giai đoạn này, người bệnh có thể có các biểu hiện như đau tức ở hạ sườn bên phải, vàng mắt, vàng da, chán ăn, sụt cân nhanh chóng, mệt mỏi, u mạch nổi trên da…

Gan nhiễm mỡ giai đoạn 3 là giai đoạn nặng nhất, nguy hiểm nhất và khả năng bị dẫn đến ung thư gan, xơ gan là rất cao nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Nếu gan nhiễm mỡ đã bị biến chứng sang các bệnh nặng khác thì không còn cơ hội chữa khỏi, người bệnh phải chấp nhận “sống chung với lũ”. Việc kéo dài sự sống được bao lâu tùy thuộc vào kết quả điều trị và sự kiên trì.

2. Gan nhiễm mỡ có chữa được không?

2.1. Khi nào gan nhiễm mỡ có thể điều trị được?

Như đã phân tích ở trên, khi gan nhiễm mỡ ở cấp độ 1 thì có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Càng về các cấp độ nặng hơn thì tỉ lệ chữa khỏi càng thấp.

2.2. Khi nào gan nhiễm mỡ không thể điều trị?

Khi gan nhiễm mỡ cấp độ 2 thì có phương pháp điều trị nhưng không triệt để. Sang đến giai đoạn 3 thì hầu như rất khó. Đặc biệt là khi biến chứng sang các bệnh khác như ung thư gan, xơ gan thì không còn cơ hội để chữa khỏi nữa.

2.3. Người bệnh cần phải làm gì?

Gặp bác sĩ

Thường thì bệnh gan nhiễm mỡ không có dấu hiệu, triệu chứng nên bạn sẽ rất khó nhận biết nên thông thường sẽ không đi kiểm tra bác sĩ. Nhưng vì sức khỏe của bản thân bạn hãy thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên, hoặc nếu cơ thể bạn có những biểu hiện lạ cần thăm khám chuyên khoa. Bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm chuyên môn để đánh giá xem bạn có bị gan nhiễm mỡ không, nếu có thì đang ở giai đoạn nào từ đó lên kế hoạch điều trị phù hợp cho bạn.

Bệnh gan nhiễm mỡ là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thăm khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp (Nguồn: bookingcare.vn)

Kiểm tra gan thường xuyên

Bên cạnh việc kết hợp ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, kiên trì và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ thì bạn cũng nên kiểm tra gan thường xuyên để xem diễn biến tình trạng bệnh như thế nào. Bệnh có cải thiện không hay có bị nặng thêm không. Kiểm tra càng sớm thì bác sĩ càng có phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả.

Tiêm phòng viêm gan A, B

Để phòng tránh bị bệnh gan nhiễm mỡ chúng ta nên tiêm phòng viêm gan A và B để bảo vệ gan khỏi sự tấn công của các loại virus gây hại.

Tích cực điều trị

Gan nhiễm mỡ có thuyên giảm hay không, có chữa được không phụ thuộc một phần rất lớn vào người bệnh. Bạn cần tích cực điều trị theo những hướng dẫn của bác sĩ, kiên trì, không bỏ cuộc. Đặc biệt, không tự ý ngưng điều trị khi thấy có những biểu hiện bệnh cải thiện nhưng chưa hết thời gian mà bác sĩ đã tư vấn.

3. Cách điều trị gan nhiễm mỡ

3.1. Thuốc điều trị gan nhiễm mỡ

HIện nay, chưa có thuốc đặc trị nào chữa được gan nhiễm mỡ triệt để. Đặc biệt, bạn không nên nghe theo những lời quảng cáo thuốc tây, thuốc nam hay các loại thuốc khác có thể chữa được gan nhiễm mỡ. Bởi nếu không cẩn thận, bệnh tình không thuyên giảm mà còn nguy hại cho sức khỏe.

3.2. Thay đổi lối sống

Tập thể dục, vận động nhiều hơn, tránh thừa cân, béo phì…là những điều bạn nên làm trong lối sống. Tập thể dục sẽ khiến mỡ bị đốt cháy thành năng lượng, giữ cơ thể săn chắc hơn và cũng khiến giảm lượng mỡ trong gan tốt hơn. Mỗi ngày bạn chỉ cần tập thể dục 30 phút là đủ. Tuy nhiên, bạn không nên tập luyện quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi. Chỉ cần vận động cơ thể, không để bị tích tụ mỡ quá nhiều là được.

Bệnh gan nhiễm mỡ là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Tập thể dục giúp cải thiện gan nhiễm mỡ rất tốt (Nguồn: hellobacsi.com)

3.3. Thay đổi chế độ ăn điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

3.3.1. Gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?

Người bị gan nhiễm mỡ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, chọn lọc kỹ càng và khắt khe hơn người bình thường. Trong đó có những thực phẩm bạn cần tránh như:

  • Đường và phụ gia đường

Đường có mặt ở nhiều món ăn mà bạn sử dụng hàng ngày như bánh, kẹo, nước ngọt, cafe…Đây là những món thực phẩm làm tăng khả năng giữ mỡ ở trong cơ thể. Ngoài ra, phụ gia đường còn làm tăng đường huyết, tăng mỡ ở trong gan. Do đó, bạn nên hạn chế nạp các chất này vào cơ thể.

  • Đồ uống có cồn

Cồn có trong rượu, bia là một yếu tố nguy cơ cực kỳ lớn đối với người bị gan nhiễm mỡ. Không chỉ làm ảnh hưởng đến khả năng đào thải của gan, cồn còn khiến cho gan bị nhiễm mỡ, biến chứng ra các bệnh khác như xơ gan, ung thư gan.

  • Ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế là những loại ngũ cốc đã qua chế biến như bánh mì, gạo trắng, mì ống… Trong các loại ngũ cốc này đã bị loại bỏ chất xơ, chỉ còn lại lượng tinh bột là chủ yếu. Tinh bột khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường, mỡ làm tăng mỡ trong gan.

  • Đồ chiên rán hoặc nhiều muối

Trong đồ chiên rán có rất nhiều calo, đồ ăn nhiều muối cũng vậy. Do đó, cơ thể bạn sẽ dễ bị tăng cân, béo phì dẫn đến bị bệnh gan nhiễm mỡ. Tốt nhất bạn nên ăn nhạt, ăn đồ ăn hấp, luộc thay vì chiên rán.

Bệnh gan nhiễm mỡ là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Hạn chế tối đa những đồ ăn chiên rán để tránh tích thêm mỡ vào cơ thể (Nguồn: static01.nyt.com)

  • Thịt

Các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt heo hay thịt chế biến sẵn đều có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Do đó, đây là những món thực phẩm không tốt cho người bị gan nhiễm mỡ.

3.3.2. Gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

Bạn nên bổ sung các thực phẩm tốt cho người gan nhiễm mỡ dưới đây vào thực đơn của mình để cải thiện tình trạng bệnh.

  • Tỏi

Tỏi là gia vị thơm ngon và hầu như hợp với tất cả mọi người. Người bị gan nhiễm mỡ càng nên bổ sung món ăn này vào bữa cơm của mình vì nó có thể giúp giảm cân, giảm mỡ rất tốt.

  • Axit béo Omega 3

Những thực phẩm giàu axit béo omega 3 có thể cải thiện lượng mỡ thừa trong gan cũng như cholesterol trong cơ thể. Axit béo Omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá mòi, hạt lanh, hạt óc chó.

  • Cà phê

Trong cà phê chứa axit chlorogenic có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Do đó, uống cà phê có thể làm giảm cholesterol, có tác dụng rất tốt cho người bị gan nhiễm mỡ.

  • Súp lơ xanh

Súp lơ xanh có nhiều chất xơ và có khả năng giảm cân, giảm mỡ khá tốt, bạn nên đưa loại rau xanh này vào thực đơn của mình.

Bệnh gan nhiễm mỡ là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Nên bổ sung rau xanh, đặc biệt là súp lơ vào thực đơn của người gan nhiễm mỡ (Nguồn: vietnammoi.vn)

  • Uống trà

Trà xanh có các chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể, giúp ích trong việc giảm tỷ lệ mỡ trong cơ thể, rất hữu ích cho người bị gan nhiễm mỡ. Bạn nên mua trà xanh tươi, rửa sạch, hãm lấy nước uống mỗi ngày.

  • Hạt quả óc chó

Hạt quả óc chó có chứa omega 3 rất tốt cho cơ thể đặc biệt là tốt cho những người đang điều trị gan nhiễm mỡ không do bia rượu.

  • Quả bơ

Trong quả bơ không chỉ chứa các chất béo lành mạnh mà còn chứa chất xơ, chất chống viêm giúp giảm đường huyết và chống oxy hóa cơ thể.

3.4. Giảm cân, kiểm soát chất béo và lượng đường trong máu

Đây là một trong các phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ được khuyến cáo rất nhiều hiện nay. Việc giảm cân, kiểm soát chất béo và lượng đường trong máu sẽ giúp loại bỏ bớt mỡ trong cơ thể và giảm việc nạp thêm chúng vào bên trong. Bạn nên tập thể dục thường xuyên, xây dựng chế độ ăn hợp lý để hạn chế mắc bệnh mà còn có vóc dáng đẹp, khỏe khoắn.

3.5. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên giúp bạn phát hiện bệnh sớm nhất. Bệnh phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao và ngược lại, nếu chuyển biến sang gan nhiễm mỡ cấp độ 2, độ 3 hay biến chứng thì hầu như không có phương pháp điều trị triệt để.

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể gặp ở bất cứ ai nếu bạn không kiểm soát được cơ thể cũng như các thói quen trong ăn uống, sinh hoạt của mình. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có những hiểu biết đầy đủ hơn về căn bệnh này. Để chủ động phòng tránh và phát hiện bệnh, mời bạn tham khảo các gói khám, xét nghiệm, tầm soát gan, mật uy tín, chất lượng có trên Adayroi.com để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn hợp lý nhất!