Bại não bẩm sinh để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ khi lớn lên nếu không được chẩn đoán và chữa trị. Cùng tìm hiểu vì sao trẻ lại mắc phải bệnh lý này và có thể chữa trị không nhé!
1. Bệnh bại não bẩm sinh là gì?
Bại não bẩm sinh là tình trạng cơ thể không thể tự kiểm soát, chủ động các chi do một phần não điều khiển bị tổn thương. Cơ thể trẻ xảy ra co cứng các khớp, liệt một số bộ phận ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và dường như phải phụ thuộc. Ngoài ra, trẻ bại não không thể giao tiếp một cách mạch lạc, thường chỉ ú ớ, hệ thần kinh yếu, khả năng tiếp thu chậm, giảm thị lực, thính giác và tiêu tiểu không kiểm soát.
2. Có mấy loại bại não?
2.1 Bại não thể co cứng (Spastic cerebral palsy)
Đây là thể liệt cứng các cơ, khớp, bé mắc bệnh khó có thể di chuyển hay cử động các chi. Trường hợp diễn biến nặng trẻ có thể bị liệt tứ chi, miệng và lưỡi không thể giao tiếp và chậm trí tuệ vì không thể tiếp nhận và xử lý thông tin. Khoảng 70-80% trẻ mắc ở thể này.
2.2 Bại não thể loạn động (Dyskinetic cerebral palsy)
Đây là thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể chiếm 20% trẻ mắc bệnh, biểu hiện thay đổi thất thường của lực cơ, cử động không thể kiểm soát và giật cơ. Trẻ ở thể loạn động không thể có các thế ngồi, nằm hay di chuyển như bình thường. Nét mặt và lưỡi bị cứng, gây tình trạng ú ớ không thể nói, khó khăn trong việc ăn và bú, chảy nước dãi và mặt hay nhăn nhó.
2.3 Bại não thể thất điều (Ataxic cerebral palsy)
Việc thăng bằng và sử dụng phối hợp các bộ phận cơ thể dường như là điều rất khó khăn khi trẻ mắc bệnh bại não ở thể thất điều. Trẻ sẽ đi khó khăn, chậm và không vững, không thể hoạt động đồng thời hai tay một cách nhip nhàng, thường bị run tay, run chân và loạng choạng cả cơ thể.
2.4 Các thể ít gặp khác
Ngoài ra trẻ mắc bệnh não bẩm sinh có thể gặp các thể như thể múa vờn, nhẽo nhưng ở tỷ lệ thấp.
Bại não khiến trẻ không thể kiểm soát được cơ thể (Nguồn: cerebralpalsyguidance.com)
3. Triệu chứng của trẻ bị bại não bẩm sinh
3.1 Rối loạn vận động
Biểu hiện các triệu chứng như sau ba tháng đầu đời nhưng vẫn chưa biết ngẩng đầu, chậm lật và không thể ngồi vững. Cơ thể trẻ mắc bệnh thường rất mềm, co giật và sùi bọt mép và ít vận động tự phát. Ngay cả khi vận động, hai chi không thể di chuyển nhịp nhàng, đa phần là di chuyển lệch.
Bại não khiến trẻ rối loạn trong vận động (Nguồn: hellobacsi.com)
3.2 Rối loạn sinh lý
Triệu chứng rối loạn này thường là trẻ sau sinh không thể bú được hoặc bú rất khó khăn và thường mệt lả người sau khi bú. Khả năng nuốt cũng hạn chế, thường bị sặc sữa hoặc trớ. Thời gian ngủ của trẻ cũng diễn ra thất thường, lúc ngủ rất dài nhưng đôi khi không ngủ. Ngoài ra bạn cũng có thể nhận thấy cân nặng của trẻ không tăng nhanh, đều như các em bé thông thường khác.
3.3 Rối loạn ngôn ngữ
Hơn quá nửa số trẻ mắc bệnh bại não bị hạn chế về ngôn ngữ. Biểu hiện trong việc phát âm không chuẩn, ú ớ, khó biểu đạt ý muốn. Trẻ bại não ở thể loạn động là đối tượng thường gặp rối loạn ngôn ngữ.
Trẻ bại não thường không diễn đạt được ngôn ngữ (Nguồn: hellobacsi.com)g
3.4 Rối loạn trí tuệ
Đây là triệu chứng dễ bắt gặp ở trẻ bị bại não, việc chậm phát triển tâm thần khiến trẻ không thể kiểm soát, xử lý sự việc diễn ra, không thể tiếp thu kiến thức, trí thông minh, trí nhớ kém và mất khả năng học tập.
3.5 Rối loạn thị giác
Biểu hiện dễ nhận thấy là mắc trẻ bị lác, cận thị và nhược thị và chỉ ở một bên mắt. Một số ít trẻ mắc bệnh bị rung hay giật nhãn cầu, phối hợp mắt và tay kém, trường hợp nặng là mù mắt. Đối với bệnh nhân bị liệt nửa người, thì đa phần thị giác bên phía bị liệt sẽ dần mất.
3.6 Rối loạn tinh thần
Trẻ sẽ không nhìn thẳng ba mẹ, co giật hay động kinh. Các biểu cảm dường như không có, rất dễ giật mình, co rúm người. Đặc biệt, trẻ rất dễ bị cáu bẳn và la hét một cách thường xuyên.
3.7 Rối loạn thính giác
Tình trạng này thường gặp ở trẻ bại não do tăng lượng bilirubin trong máu, khả năng nghe bị giảm dần và cho đến khi điếc hoàn toàn. Để can thiệp kịp thời, khi thấy trẻ không phản ứng khi được gọi, mất khả năng nghe âm tầng cao, hãy đưa trẻ đi đo điện thính giác thân não để xác định tình trạng bệnh.
Bại não ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ (Nguồn: childayurved.com)
4. Nguyên nhân của bại não bẩm sinh
4.1 Trước sinh
Bệnh lý bại não ở trẻ thường gặp phải khi phụ nữ mang thai mắc phải sởi Rubella, gây tổn thương não ở bào thai dẫn đến bệnh bại não. Ngoài ra, nhiễm trùng tiết niệu, sinh dục của mẹ gây nên hiện tượng sinh non nguy hiểm, dẫn chứng có thể mắc bệnh bại não ở đứa trẻ. Đặc biệt, khi sắc tố bilirubin trong máu cao hơn 16mg/dl, chức năng gan chưa trưởng thành ở trẻ nên không thể lọc được sắc tố. Sắc tố này lắng lại ở nhân nền não gây tổn thương các cấu trúc não gây nên bại não.
4.2 Thai kỳ
Trong thời gian thai kỳ, đặc biệt giai đoạn phôi phát triển để tạo thành cơ quan cơ thể, nếu một yếu tố bất lợi xuất hiện, sẽ gây cản trở quá trình, thông tin biệt hoá bị sai dẫn đến rối loạn và bại não. Ngoài ra, việc nhau thai không cung cấp đủ lượng oxy cho bào thai, khiến não của trẻ trong quá trình hình thành bị ngạt, gây rối loạn và tổn hại thần kinh.
Tinh thần của phụ nữ mang thai thường hay bị stress, khó ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, đặc biệt dẫn đến sinh non. Khi sinh non có nguy cơ rất cao bị xuất huyết não, chứng nhuyễn hóa chất trắng não thất rối loạn não ở trẻ. Thời gian sinh quá dài khiến trẻ bị ngạt oxy, sinh non chưa phát triển đầy đủ, đều là yếu tố gây bệnh lý bại não.
4.3 Sau sinh
Trẻ bị tổn thương trong quá trình sinh non mà bị nhiễm trùng, xuất huyết sọ và co giật cần được đặc biệt quan tâm bởi rất dễ mắc chứng bại não. Ngoài ra, khi trẻ có cân chỉ đạt hoặc dưới 1.5kg sẽ có nguy cơ mắc bại não cao gấp 300 lần so với bé sinh đủ tháng. Cần phải được chăm sóc đặc biệt, phòng ngừa các bệnh viêm màng não, mất nước,… Gây biến chứng bại não sau sinh ở trẻ.
Hiện nay, hiện tượng trẻ hạ đường huyết sau khi sinh được ghi nhận tương đối nhiều. Khi đường trong máu hạ thấp sẽ dẫn đến hôn mê, suy hô hấp gây tổn thương não dẫn đến bại não ở trẻ.
Tổn thương sau sinh gây bại não (Nguồn: tintucsuckhoe.net)
5. Bại não bẩm sinh có chữa được không?
Bại não không phải là bệnh, bại não chỉ tình trạng não đang bị tổn thương. Tổn thương này không thể phục hồi, chữa trị. Tuy nhiên, với việc xác định, chẩn đoán và can thiệp kịp thời, trẻ nên được tham gia các phương pháp trị liệu để có thể phục hồi các chức năng, giúp trẻ tự chăm sóc và hòa nhập với cộng đồng.
Đặc biệt lưu ý, vì bại não ở nhiều thể khác nhau nên gia đình cần đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi uy tín cao để kiểm tra và được tư vấn liệu trình phù hợp nhất. Các vấn đề bại não gây ra chủ yếu là các vận động, tư thế và một số vấn đề khác có thể tốt hơn hoặc diễn biến tệ đi tuỳ thuộc vào tư vấn và lựa chọn trị liệu phù hợp cho trẻ.
Hãy đăng ký khám tổng quát trước khi kết hôn (Nguồn: adayroi.com)
6. Điều trị bệnh bại não như thế nào?
Đây là căn bệnh không thể chữa trong thời gian ngắn và với liệu pháp riêng rẽ. Điều trị bệnh cần phối hợp giữa gia đình và bệnh viện, kết hợp các phương pháp, đào tạo kỹ năng cho trẻ để tái hòa nhập với cộng đồng khi trưởng thành.
6.1 Phục hồi chức năng vận động
Dành cho trẻ khiếm khuyết về vận động mà không sử dụng thuốc, nhưng cần nhiều thời gian, kiên trì của cả trẻ và gia đình. Bệnh nhân sẽ tham gia các bài tập về cơ, ngồi, nằm, đi đúng tư thế, phối hợp tay, chân nhịp nhàng, tăng độ nhạy thính giác và thị giác.
6.2 Trị liệu ngôn ngữ
Việc điều trị này đầu tiên cần dạy trẻ cách tập trung với người được giao tiếp, tiếp đến trẻ sẽ phải bắt chước theo lời hướng dẫn chậm, lặp lại để trẻ hiểu và diễn đạt. Cần ghi nhớ khi trị liệu cần phải đặt trẻ ngồi ngang tầm mắt với người giao tiếp. Nên dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm và to. Đặc biệt, cần sự giao tiếp thường xuyên với trẻ được kỹ năng được nâng lên và phát triển trí não..
6.3 Điều hoà cảm giác
Đầu tiên, người huấn luyện sẽ vận động thụ động cho trẻ tư thế đúng khi nằm, ngồi, kích thích vận động như lẫy, ngồi, quỳ, bò, đi và đứng. Sử dụng các dụng cụ chuyên biệt để kích thích thần kinh cảm giác của trẻ. Kết hợp với đào tạo kỹ năng tự chăm sóc để trẻ phát triển tư duy, giảm sự mất tự chủ trong cảm giác và hành động.
Điều trị phối hợp liệu trình để đạt hiệu quả cao (Nguồn: giaoduc.net)
6.4 Đào tạo kỹ năng cá nhân
Cần chia các hoạt động thành từng bước nhỏ và lặp lại để trẻ ghi nhớ việc ăn, đi vệ sinh và thay quần áo. Hãy nói chậm và to, sử dụng cả ngôn ngữ nói và hình thể, thao tác mẫu, sau đó, cho trẻ tự làm bước mà chúng thích, hỗ trợ các bước còn lại. Hãy khen tích cực khi trẻ làm đúng và dần giảm trợ giúp, để trẻ tiến đến tự lập kỹ năng. Trẻ sẽ cần được phối hợp với bác sĩ, nhân viên trị liệu và gia đình để đạt hiệu quả tốt nhất.
6.5 Giáo dục hòa nhập
Tất cả các phương pháp điều trị đều sẽ mất rất nhiều thời gian, trẻ bại não bẩm sinh rất cần sự quan tâm, yêu thương và niềm tin về trẻ. Khi trẻ thành thạo các kỹ năng, hãy giáo dục trẻ hòa nhập với cộng đồng, song song đó, bổ sung cho trẻ các thuốc bổ não tốt nhất cho trẻ em để giúp não bộ nạp thêm dưỡng chất. Để phòng tránh các tác nhân gây bệnh bại não, hãy sử dụng dịch vụ khám tổng quát tiền hôn nhân tại nơi uy tín khi bạn đã sẵn sàng kết hôn để gia đình luôn được bảo vệ và chăm sóc.