Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng thai nhi, sinh thường được không, cách chữa


Giai đoạn mang thai vô cùng mệt nhọc và gian khổ. Nhiều vấn đề về sức khỏe khiến bà bầu mệt mỏi và khó chịu, trong đó có bệnh trĩ. Bà bầu bị trĩ tưởng chừng chỉ là bệnh lý thông thường song lại vô cùng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

1. Nguyên nhân vì sao bà bầu hay bị trĩ

Trĩ là bệnh lý vùng hậu môn phổ biến hàng đầu, rất nhiều người mắc căn bệnh này. Bà bầu bị trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống. Những người thường xuyên có tăng áp lực ổ bụng sẽ có nguy cơ bị trĩ rất cao.

Đối với phụ nữ mang thai, tiết tố sinh dục nữ progesterone cao làm cơ ruột giãn, sự co bóp của nhu động ruột bị ảnh hưởng khiến bà bầu rơi vào tình trạng táo bón, táo bón lâu ngày sẽ thành trĩ. Một số trường hợp bà bầu bị áp lực ổ bụng do thai lớn, các mạch máu ở vùng sàn chậu bị chèn ép, khó lưu thông, hậu môn bị sưng và thành trĩ.

Một số bà bầu bị rạch tầng sinh môn khi sinh con, nên khi khâu vết thương ở hậu môn sẽ bị chít một số mạch máu, về sau rất dễ bị trĩ. Nhiều trường hợp khi sinh phải rặn để đẩy thai nhi ra ngoài, khiến trĩ nặng hơn. Các cơ vòng ở hậu môn chưa kịp hồi phục mà tiếp tục mang thai lần 2 sẽ khiến cơ ở hậu môn giãn rộng,bệnh trĩ càng nặng.

Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng thai nhi, sinh thường được không, cách chữa

Bệnh trĩ khiến nhiều người khó chịu (Nguồn:chuabenhtieuhoa.net)

2. Bà bầu bị trĩ có nguy hiểm không?

Trĩ tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm tuy nhiên các bà bầu cũng không nên chủ quan. Dù là bệnh gì đi chăng nữa nhưng nếu không kịp thời điều trị, để bệnh ngày càng nặng hơn, dễ ảnh hưởng đến những bộ phận khác, gây nên nhiều biến chứng.

2.1. Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng đến thai nhi

nguyên nhân chính khiến mẹ bầu mắc trĩ là táo bón. Trong phân chứa nhiều chất thải, chất độc, nếu không kịp thời đẩy chất thải ra ngoài thì trực tràng sẽ hút ngược trở lại, chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu, thậm chí còn tác động xấu đến thai nhi.

Nhiều trường hợp bị trĩ khi mang thai ngoại tắc mạch thì cần phải phẫu thuật cắt trĩ gấp. Tuy nhiên bà bầu chỉ nên gây tê tại chỗ vì gây tê tủy sống sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sảy thai hoặc sinh non.

2.2. Bị trĩ khi mang thai ảnh hưởng gì đến mẹ

Như đã chia sẻ ở trên, bệnh trĩ do táo bón sẽ khiến phân không thể đào thải ra ngoài, tích tụ chất thải và độc tố trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ.Bên cạnh đó, phụ mang thai cơ thể thường giữ nước rất lớn, các cơ bị nhão.

Do đó bị trĩ khi mang thai, khi rặn đẻ có thể khiến các sản phụ đau đớn, bệnh càng tồi tệ, những lần mang thai sau sẽ khó sinh hơn. Do đó, phụ nữ mang thai cần phòng tránh bệnh trĩ khi mang thai và nếu mắc bệnh, cần điều trị ngay khi mới xuất hiện.

2.2. Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà bà bầu mắc bệnh trĩ sẽ được bác sĩ chỉ định đẻ mổ hay đẻ thường. Đối với những trường hợp bà bầu mắc bệnh trĩ nhẹ thì có thể áp dụng phương pháp đẻ thường, tuy nhiên mặc dù trĩ còn nhẹ nhưng đẻ thường cũng sẽ khiến giãn cơ ở hậu môn, búi trĩ cũng sẽ thò xuống dài hơn, khiến bệnh nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng của bà bầu sau sinh.

Do đó, phụ nữ bị trĩ sau sinh thường bị đau đi đại tiện. Nếu bệnh trĩ đã nghiêm trọng, búi trĩ thò ra ngoài, chảy máu ở hậu môn, ngứa hậu môn và thai đã lớn thì phương pháp tốt nhất là nên đẻ mổ. Trường hợp này đẻ thường sẽ búi trĩ tụt xuống làm cho bệnh càng ngày càng tồi tệ.

Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng thai nhi, sinh thường được không, cách chữa

Trĩ rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai (Nguồn: media.ex-cdn.com)

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ trong thai kỳ

Bà bầu bị trĩ khá nguy hiểm, vừa ảnh hướng đến sức khỏe của mẹ và bé, vừa khiến cuộc sống về sau gặp nhiều điều bất tiện. Cách tốt nhất để phòng chống bệnh là các mẹ bầu cần nhận biết bệnh sớm, điều trị ngay khi trĩ còn nhẹ, chỉ có cách đó mới có thể bảo vệ sức khỏe.

3.1. Chảy máu khi đi vệ sinh

Người bị bệnh trĩ thường khi đi vệ sinh sẽ ra máu, mức độ ra máu ít hay nhiều tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu trĩ nhẹ thì chỉ có một chút máu dính lên giấy lau sau khi đi đại tiện. Đối với trường hợp bà bầu bị trĩ nặng, trong phân sẽ có lẫn máu, máu chảy thành giọt khi đi đại tiện, nhiều trường hợp bệnh quá nặng máu sẽ bắn thành tia.

3.2. Cảm giác búi trĩ lòi ra ngoài

Một dấu hiệu nhỏ giúp người bệnh có thể nhận biết được bản thân có bị trĩ không chỉ cần kiểm tra phần hậu môn có búi trĩ sa xuống. Bệnh nhân bị trĩ sẽ có dấu hiệu búi trĩ sa xuống, gây khó chịu cho người bệnh.

Nếu trĩ nhẹ búi trĩ có thể đẩy lên được. Tuy nhiên nếu bệnh nặng hơn, các búi trĩ sa thường xuyên, dù đẩy vào vẫn sẽ bị lòi ra. Búi trĩ lòi ra dài sẽ khiến vùng hậu môn bị viêm nhiễm, thậm chí bị hoại tử.

3.3. Cảm thấy đau rát ở hậu môn

Đau rát hậu môn cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết khi bà bầu bị trĩ, khi đi đại tiện bệnh nhân sẽ cảm thấy đau rát hậu môn. Tình trạng đau rát xung quanh hậu môn và sâu trong ống hậu môn. Khi bị trĩ, vùng niêm mạc xung quanh hậu môn sẽ bị viêm nhiễm, sưng phồng và xuất hiện bọng máu. Khi trĩ trở nên trầm trọng thì các dấu hiệu bệnh ngày càng rõ ràng, đau rát hậu môn ngày càng nghiêm trọng.

Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng thai nhi, sinh thường được không, cách chữa

Bị trĩ khi mang thai sẽ khiến bà bầu đau đớn và mệt mỏi (Nguồn: poh.vn)

4. Bà bầu bị trĩ phải làm sao

Đừng bao giờ chủ quan với bệnh trĩ, tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mang tuy nhiên nếu không kịp thời điều trị sẽ khiến bệnh trầm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt đặc biệt đối với phụ nữ mang thai.

Tác hại của bệnh trĩ đối với phụ nữ mang thai không chỉ là bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày mà có còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, hậu môn bị nhiễm trùng, gây đau đớn và rất bất tiện trong cuộc sống hằng ngày.

Do đó, khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu của bệnh trĩ các bà bầu nên nhanh chóng thăm khám, kiểm tra chuyên khoa uy tín và tiếp nhận các phương pháp điều trị kịp thời, bệnh trĩ nếu phát hiện sớm thì có thể điều trị và ngăn chặn.

Nếu “sống chung với lũ” chỉ khiến bệnh nặng hơn, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. Sau khi thăm khám, người bệnh nên thực hiện các biện pháp tại nhà để tránh bệnh nặng hơn. Tránh tự mua thuốc, bốc thuốc nam để tự điều trị, tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng thai nhi, sinh thường được không, cách chữa

Phụ nữ mang thai nên tập thể dục thường xuyên (Nguồn: huggies.com.vn)

5. Cách chữa bệnh trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ không phải là căn bệnh nguy hiểm, càng không phải là căn bệnh không thể điều trị. Do vậy, khi phát hiện bản thân mắc bệnh, các bạn cần làm đúng các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, xây dựng lại chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý hơn.

5.1. Chữa trị táo bón

Một trong những nguyên do chính khiến nhiều bà bầu bị trĩ là do chứng táo bón lâu ngày. Để phòng bệnh cũng như để bệnh không nặng thêm, cần tìm cách để chữa trị chứng táo bón hiệu quả cho bà bầu.

Để chữa trị chứng táo bón, các bạn có thể sử dụng thuốc đặc trị, xây dựng lại chế độ dinh dưỡng và uống thật nhiều nước mỗi ngày. Chỉ cần hệ tiêu hóa ổn định, tránh được chứng táo bón, chắc chắn các bạn có thể phòng tránh bệnh trĩ rất an toàn và hiệu quả.

5.2. Điều trị giảm nhẹ triệu chứng

Bà bầu bị trĩ sẽ cảm thấy rất đau rát và khó chịu vùng hậu môn, các triệu chứng của bệnh sẽ khiến các bạn vô cùng mệt mỏi. Trước khi điều trị bệnh phục hồi hoàn toàn thì các bạn cần điều trị giảm nhẹ các triệu chứng.

Sử dụng kem bôi hậu môn, chườm lạnh, dùng các loại thuốc đặc trị theo đơn kê của bác sĩ để giảm nhẹ đau đớn, giảm nhẹ triệu chứng hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên điều trị giảm nhẹ triệu chứng cần làm đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh bệnh trở nên trầm trọng hơn.

5.3. Bà bầu nên làm gì?

Ngoài các phương pháp điều trị của bác sĩ thì các bà bầu cũng nên tự chăm sóc bản thân mình đúng cách để phòng tránh hiệu quả. Một trong những việc cần làm đầu tiên là chú ý đi vệ sinh đúng cách đều đặn, không nên rặn hay ngồi trên toilet quá lâu, thường xuyên đi vệ sinh.

Vậy, bà bầu bị trĩ nên ăn gì? Trong ăn uống hằng ngày, cần lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ, dễ tiêu hóa, ăn nhiều rau củ quả organic, nhiều vitamin và chất xơ, để cơ thể hấp thụ tốt, tiêu hóa nhanh, tránh táo bón. Các bà bầu cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần vệ sinh, tránh bị nhiễm trùng ở vùng hậu môn. Ngoài ra, nên tập luyện Kegels để duy trì sức mạnh sàn chậu, tránh mắc bệnh trĩ.

5.4. Bà bầu trĩ nên kiêng gì?

Một trong những nguyên nhân chính khiến bà bầu dễ bị táo bón và bà bầu bị trĩ là do chế độ ăn uống không hợp lý. Người mắc bệnh trĩ cần kiêng cữ các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn, thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, uống nhiều rượu bia, ăn quá nhiều thực phẩm béo, đậm gia vị.

Bên cạnh chế độ ăn uống, bà bầu nên thường xuyên vận động, hạn chế ngồi quá lâu, tránh bưng bê đồ quá nặng, ráng sức sẽ khiến bệnh tình của bạn trở nên tồi tệ hơn. Kiêng cữ đúng cách sẽ giúp phòng tránh bệnh hiệu quả, giúp phục hồi nhanh chóng, đảm bảo sức khỏe cho bà bầu.

Bà bầu bị trĩ có ảnh hưởng thai nhi, sinh thường được không, cách chữa

Bà bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý (Nguồn: yeutre.vn)

Tình trạng bà bầu bị trĩ rất phổ biến hiện nay, tưởng chừng vô hại tuy nhiên trĩ lại vô cùng nguy hại đến sức khỏe và sinh hoạt của bà bầu. Cách tốt nhất để bà bầu có thể phòng tránh bệnh trĩ là ăn uống đều độ, sinh hoạt lành mạnh, thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt. Để bệnh trĩ không ảnh hưởng đến sức khỏe cả 2 mẹ con thì các gói thai sản và sinh con trọn gói là điều nhiều mẹ bầu nên lựa chọn.