Ung thư cổ tử cung có lây không? 6 Con đường gây bệnh cần lưu ý kỹ


Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc ở nữ giới khá cao hiện nay. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn còn băn khoăn liệu ung thư cổ tử cung có lây không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời chính xác nhất trong bài viết chi tiết sau đây.

1. Ung thư cổ tử cung có lây không?

Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh được gây ra bởi virus HPV- loại virus thuộc nhóm Papilloma, nhóm virus này bao gồm 200 loại khác nhau. Trong đó có khoảng 30 đến 40 loại virus HPV này có liên quan đến những tổn thương thông qua đường tình dục. Ở phụ nữ nếu nhiễm phải loại virus HPV loại 16 hay 18 thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư với tỷ lệ cao hơn.

Thông thường với những bệnh ung thư khác thì sẽ không bị lây nhiễm, tuy nhiên đặc biệt với ung thư cổ tử cung có thể lây lan qua đường tình dục. Virus HPV có thể lây lan cả sang nam và nữ nếu thực hiện hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Tuy vậy virus này chỉ gây ung thư cổ tử cung cho nữ. Như vậy thông qua những thông tin trên bạn đã có thể trả lời được câu hỏi bệnh ung thư cổ tử cung có bị lây nhiễm không?

Ung thư cổ tử cung có lây không? 6 Con đường gây bệnh cần lưu ý kỹ

Ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra nên có thể lây lan (Nguồn: baoy.vn)​

2. Ung thư cổ tử cung lây qua đường nào?

2.1. Quan hệ tình dục không an toàn

Ung thư cổ tử cung có quan hệ được không? Có bị nhiễm virus HPV không? Thật ra, tình dục không an toàn là con đường chủ yếu của bệnh ung thư cổ tử cung. Căn bệnh này có thể lây lan qua đường quan hệ bằng miệng, hậu hòa và cả tiếp xúc da với da ở cả bộ phận sinh dục. Các loại virus HPV này thường ở khu vực lớp biểu mô dưới da cũng như tế bào niêm mạc dịch nhầy ẩm ướt. Thông thường tỷ lệ lây nhiễm virus HPV thông qua đường tình dục không an toàn chiếm khoảng 40%.

2.2. Từ mẹ sang con

Giống như các loại virus khác thì HPV cũng có thể lây từ mẹ sang con. Trong quá trình chuyển dạ và sanh con tự nhiên khi đứa trẻ đi qua bộ phận sinh dục của người phụ nữ để chào đời thì vô tình tiếp xúc với các tế bào nhiễm virus HPV từ đó đứa bé cũng sẽ bị nhiễm virus này. Bên cạnh đó trong quá trình thai nhi bám và hình thành trên thành tử cung của mẹ thì các tế bào virus cũng có thể xâm nhập vào cơ thể của em bé.

Ung thư cổ tử cung có lây không? 6 Con đường gây bệnh cần lưu ý kỹ

Virus HPV có thể lây từ mẹ sang con (Nguồn: vietmec.org)

2.3. Dùng chung kềm bấm đồ lót của người bệnh

Nếu bạn dùng chung kềm bấm móng tay hay móng chân với người bệnh thì cũng có nguy cơ lây nhiễm virus HPV. Bên cạnh đó việc dùng chung đồ lót với phụ nữ đang mắc ung thư cổ tử cung cũng có thể lây nhiễm virus HPV khá cao.

2.4. Lây qua vết cắt vết xước ngoài da

Thông thường các loại virus HPV thường trú ẩn dưới mô tế bào da nên việc HPV có thể lây qua vết cắt của vết xước ngoài da cũng là một trong những con đường lây nhiễm căn bệnh này mà bạn nên lưu ý

2.5. Đồ dùng có dịch người bệnh

Virus HPV còn tồn tại rất nhiều ở dịch nhầy trong các tế bào và cơ quan sinh dục của người bệnh. Vì thế nếu bạn sử dụng đồ dùng có dịch của người bệnh thì cũng có nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này khá cao.

2.6. Qua tiếp xúc ngoài da

Như đã nhắc đến ở phía trên thì các loại virus HPV thường trú ẩn dưới lớp biểu bì của mô da. Nên việc tiếp xúc ngoài da với người bệnh cũng là một con đường lây nhiễm HPV nguy hiểm.

Ung thư cổ tử cung có lây không? 6 Con đường gây bệnh cần lưu ý kỹ

Ung thư cổ tử cung có bị lây nhiễm không (Nguồn: betterbutter.in)

3. Các phòng tránh ung thư cổ tử cung

3.1. Quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ sớm

Cách phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung mà mọi chị em phụ nữ có thể thực hiện được cho bản thân mình đó chính là nên quan hệ tình dục đúng tuổi, không nên quan hệ quá sớm. Bên cạnh đó, bạn nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, đảm bảo nam giới sử dụng bao cao su cao cấp cũng là một cách được áp dụng phổ biến hiện nay.

3.2. Tầm soát ung thư cổ tư cung định kỳ

Đối với phụ nữ từ 21 đến 50 tuổi thì nên tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ 12 tháng 1 lần tại những địa chỉ y tế uy tín chất lượng tốt. Việc tầm soát ung thư định kỳ sẽ giúp bạn sớm phát hiện được ung thư và chữa bệnh một cách tốt hơn. Nếu phát hiện ung thư sớm thì tỷ lệ cứu chữa 100% sẽ cao hơn.

3.3. Tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Sau khi biết được về việc bệnh ung thư cổ tử cung có lây không tiếp theo bạn cũng nên tìm hiểu những biện pháp để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Đầu tiên phương pháp phòng ngừa hiệu quả và được nhiều chị em thực hiện nhất hiện nay đó chính là tiêm ngừa ung thư cổ tư cung. Đối với các bạn nữ từ 9 đến 26 tuổi, phụ nữ chưa lập gia đình hay chưa quan hệ tình dục thì nên đến bệnh viện và trung tâm tiêm phòng để tiêm ngừa virus HPV để phòng bệnh.

Ung thư cổ tử cung có lây không? 6 Con đường gây bệnh cần lưu ý kỹ

Tiêm ngừa vacxin HPV là phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất (Nguồn: hellobacsi.com)

3.4. Sống lành mạnh, tránh xa chất kích thích

Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ cần có lối sống lành mạnh, tham gia tập luyện thể dục thể thao điều độ và tránh xa các chất kích thích, rượu bia và thuốc lá. Điều này sẽ giúp chị em giảm nguy cơ mắc các loại virus HPV cao hơn.

3.5. Ăn uống điều độ

Các chị em cần có một chế độ ăn uống điều độ, hợp lý và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm đạt chuẩn chất lượng, an toàn cho sức khỏe của mình.

3.6. Tránh xa stress, áp lực

Ngoài ra chị em phụ nữ nên có một tinh thần sống thoải mái, lạc quan và tránh xa những stress, áp lực trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Những hoạt động tình nguyện hay tham gia tập luyện Yoga nhẹ nhàng, giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng sẽ đem lại sức khỏe tinh thần tốt nhất, các chị em nên áp dụng.

Chắn hẳn với những thông tin trên đây đã giúp bạn tìm được cho mình đáp án chính xác nhất cho thắc mắc bệnh ung thư cổ tử cung có lây không. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, thai nhi và cả người yêu, chồng của mình tốt nhất các chị em hãy chủ động khám sàng lọc ung thư thường xuyên giúp kịp thời phát hiện các bệnh lý sớm, tăng khả năng chữa trị và đừng quên thực hiện các cách phòng tránh ung thư cổ tử cung được chia sẻ trên đây nhé!