Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu chính là vấn đề được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là những bệnh nhân mắc ung thư phổi hoặc những gia đình có người thân mắc phải căn bệnh này! Cùng Blog Adayroi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết với rất nhiều nội dung cần thiết.
1. Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Ung thư phổi giai đoạn cuối kéo dài bao lâu? Đây là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi và người thân của họ. Tuy nhiên, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi bởi thời gian sống khi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối còn phụ thuộc vào xem loại ung thư phổi qua những dấu hiệu ung thư phổi điển hình mà người bệnh mắc phải, khối u là lành tính hay ác tính; giai đoạn mắc bệnh là giai đoạn mấy; chủng tộc và giới tính của người bệnh như thế nào; tuổi tác của bệnh nhân là bao nhiêu, thể trạng bệnh nhân có tốt và mức độ đáp ứng điều trị cũng như mong muốn của bệnh nhân cụ thể ra sao, áp dụng các phác đồ điều trị của từng bác sĩ và điều kiện khám chữa bệnh của từng cơ sở y tế, sự chăm sóc đối với bệnh nhân có tốt hay không.
Điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào (Nguồn: hellobacsi.com)
2. Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối
2.1 Gối đầu cao, đệm êm
Khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi thì người nhà nên chú ý đến tư thế nằm cho bệnh nhân, nên để bệnh nhân gối đầu cao và nằm đệm êm để bệnh nhân dễ dàng thở hơn và nên đổi tư thế liên tục tránh để cơ thể nhức mỏi. Gối đầu cao một chút và đặt đầu bệnh nhân hơi ngửa sẽ giúp đường thở được thông thoáng và dễ thở hơn. Đệm êm ái có khả năng kháng khuẩn tốt giúp cơ thể thoải mái không đau nhức khi nằm trong thời gian dài để điều trị bệnh.
2.2 Bổ sung nước liên tục
Với trường hợp bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu? Cơ thể con người luôn cần rất nhiều nước đặc biệt là cơ thể của người bệnh ung thư thì việc bổ sung nước cho cơ thể là điều vô cùng cần thiết và nên được chú ý khi chăm sóc người bệnh. Sau mỗi lần xạ trị hay hóa trị thì cơ thể sẽ bị mất rất nhiều nước nên để đảm bảo các cơ quan trong cơ thể có thể hoạt động tốt thì người nhà bệnh nhân nên chú ý cho bệnh nhân uống nước đầy đủ.
2.3 Vận động nhẹ nhàng hỗ trợ hô hấp và giảm đau
Với người bệnh ung thư phổi thì việc thở rất khó khăn và đau cho nên việc vận động nhẹ nhàng là cần thiết để kích thích cho đường hô hấp hoạt động tốt hơn tranh nằm im một chỗ sẽ không tốt. Bệnh nhân không nên nằm cố định một chỗ như vậy cơ thể càng thêm mệt mỏi và đau nhức, việc vận động nhẹ nhàng sẽ giúp các cơ không bị đau mỏi và hoạt động tốt hơn không bị mất chức năng.
2.4 Vệ sinh, uống thuốc làm sạch phế quản
Người thân nên cho người bệnh uống các thuốc có tác dụng long đờm làm sạch đờm để thông phế quản giúp việc thở sẽ dễ dàng hơn. Vệ sinh đường hô hấp sạch sẽ thường xuyên là điều cần làm cho người bệnh.
Nên uống thuốc làm sạch phế quản (Nguồn: soha.vn)
2.5 Sử dụng bình oxy để hỗ trợ
Nếu như bệnh nhân gặp khó khăn quá nhiều trong quá trình hô hấp thì người nhà có thể sử dụng thêm bình oxy để hỗ trợ người bệnh hô hấp dễ dàng hơn, bớt đau nhức và mệt khi hô hấp. Đây là dạng oxy nguyên chất không lẫn các tạp chất giúp hỗ trợ bệnh nhân gặp khó khăn khi hô hấp.
2.6 Hướng dẫn bệnh nhân hít thở sâu
Bệnh nhân ung thư phổi thường rất khó khăn khi hô hấp nên việc hít thở sâu sẽ giúp người bệnh thoải mái hơn và kích thích cho hệ hô hấp và phổi hoạt động đúng chức năng hiệu quả hơn. Việc hít thở sâu thường xuyên sẽ giúp cải thiện được hệ hô hấp, đường thở sẽ hoạt động tốt hơn, người bệnh cũng bớt mệt khi thở bởi nếu hít thở không sâu thì lượng oxy chuyển vào cơ thể sẽ không được nhiều nên cần thở nhiều nhịp gây mệt cho bệnh nhân. Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu?
2.7 Đặc biệt lưu ý tới hiện tượng tràn dịch màng phổi
Khi chăm sóc người bệnh người nhà cần chú ý đến tình trạng tràn dịch phổi, nếu bệnh nhân có những biểu hiện khó thở thì cần báo gấp cho bác sĩ trực để có biện pháp hỗ trợ cấp cứu kịp thời nhất cho người bệnh. Hiện tượng tràn dịch phổi là vô cùng nguy hiểm nếu như không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh thậm chí nguy hiểm nhất có thể là dẫn tới tử vong. Chính vì vậy người nhà bệnh nhân nên chú ý đến hiện tượng này ở người bệnh.
Điều trị bệnh ung thư phổi hiệu quả nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh (Nguồn: tinhyeuplus.com)
2.8 Trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bệnh nhân
Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân người nhà nên có những trao đổi cụ thể về tình trạng của người bệnh với bác sĩ để bác sĩ cập nhật tình hình và có những phác đồ điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối cho hợp lý. Khi trao đổi trực tiếp với bác sĩ, cả bác sĩ và người nhà sẽ biết được rõ hơn và quá trình tiến triển và có thể cùng nhau phối hợp giúp bệnh nhân ung thư có thể cải thiện trình trạng cơ thể tốt hơn giúp kéo dài duy trì được sự sống lâu hơn.
2.9 Thực hiện một số phương pháp điều trị
Điều trị bệnh cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối là sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Cần chú ý cả về chế độ dinh dưỡng, kết hợp với các phương pháp như thiền, châm cứu hay vật lý trị liệu để tăng hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân. Các phương pháp này được kết hợp lại sẽ giúp nâng cao chất lượng điều trị bệnh cho người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối nhằm giúp người bệnh kéo dài sự sống lâu hơn.
2.10 Thường xuyên xoa bóp, mát xa cho bệnh nhân
Cơ thể bệnh nhân khi nằm một chỗ dễ bị nhức mỏi, bạn nên chú ý mát xa và xoa bóp cho bệnh nhân trong quá trình chăm sóc thường xuyên để bệnh nhân bớt mệt mỏi và dễ chịu hơn. Việc mát xa sẽ giúp máu lưu thông khắp cơ thể dễ dàng hơn tránh tình trạng tê nhức đau mỏi cơ thể. Đồng thời bạn có thể sử dụng các loại máy massage giúp bệnh nhân cảm thấy sảng khoái dễ chịu hơn, hô hấp cũng thuận lợi hơn so với việc không được xoa bóp mát xa thường xuyên trong quá trình nằm viện điều trị.
Nên thường xuyên xoa bóp, massage cho bệnh nhân (Nguồn: ketnoinhanai.com)
2.11 Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
Chăm sóc người bị ung thư phổi giai đoạn cuối cần chú ý gì? Một chế độ ăn hợp lý đầy đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng bởi trong khi điều trị ung thư cơ thể sẽ mất rất nhiều năng lượng nhất là trong những lần hóa trị hay xạ trị nên việc bổ sung lại dưỡng chất cho cơ thể từ các loại thực phẩm bồi bổ sức khỏe nhanh hồi phục là rất cần chú ý. Bữa ăn cần có nhiều đạm như các loại hạt đậu, các loại trái cây hỗ trợ việc điều trị ung thư phổi đạt kết quả tốt nhất. Cần nấu thức ăn có độ mềm để quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn và cơ thể cũng hấp thu được tối đa dưỡng chất hơn sau quá trình ăn uống.
2.12 Để ý tới khẩu vị và cách chế biến các món ăn cho người bệnh
Người bệnh có thể có những biểu hiện mệt mỏi chán ăn nên cần được để ý tới khẩu vị và cách chế biến các món ăn cho phù hợp để người bệnh có thể ăn uống tốt hơn dễ dàng hơn và ngon miệng hơn. Khẩu vị ăn uống của bệnh nhân có thể thay đổi, họ kén ăn hơn và ăn cảm thấy không được ngon miệng như trước nên việc chú ý đến khẩu vị bệnh nhân rất quan trọng.
2.13 Sử dụng các liệu pháp tâm lý
Tâm lý giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bởi chỉ có một tâm lý thoải mái tinh thần lạc quan và tuân thủ chặt chẽ nghiêm ngặt các pháp đồ điều trị của bác sĩ thì quá trình điều trị mới có thể tiến hành tốt hơn đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì thế người thân và bác sĩ cần có những liệu pháp tâm lý động viên tinh thần người bệnh tích cực chữa bệnh.
Sử dụng biện pháp tâm lý động viên tinh thần người bệnh (Nguồn: duocphamaau.com)
Bài viết là những lưu ý cho người nhà khi chăm sóc người bị ung thư phổi giai đoạn cuối hiệu quả hơn. Ngoài ra để biết rõ tình hình sức khỏe của chính bản thân mình bạn cũng nên tới các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ cũng như tầm soát ung thư. Chúc các bạn có một ngày làm việc hiệu quả và đừng quên theo dõi Blog Adayroi nhé!