Ung thư phổi giai đoạn cuối là gì, có đau không, cách chữa hiện nay


Ung thư phổi giai đoạn cuối là một trong những nguyên nhân cướp đi sinh mạng của nhiều người. Vậy, cần phải làm gì để kéo dài “tiên lượng” khi không may mắc phải tình trạng ung thư phổi ở giai đoạn cuối? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới!

hướng dẫn chăm sóc bé

1. Tìm hiểu về bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối

1.1. Hình ảnh về bệnh ung thư giai đoạn cuối

Ung thư ở giai đoạn cuối đã và đang tàn phá tinh thần cũng như thể chất của bệnh nhân từng ngày từng giờ. Chúng ta có thể nhìn thấy tiến trình phát triển của ung thư phổi bằng những hình ảnh minh họa bên dưới:

Ung thư phổi giai đoạn cuối là gì, có đau không, cách chữa hiện nay

Hình ảnh phổi bình thường và phổi ung thư ở giai đoạn cuối (Nguồn: image.vtcns.com)

Giai đoạn ung thư phổi minh họa bằng hình ảnh:

Ung thư phổi giai đoạn cuối là gì, có đau không, cách chữa hiện nay

Hình ảnh so sánh ung thư theo giai đoạn (Nguồn: cdn.tuoitre.vn)

1.2. Ung thư phổi giai đoạn cuối như thế nào?

1.2.1. Biểu hiện ung thư phổi ở giai đoạn cuối đối với đường hô hấp

Phổi là cơ quan có sự ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp. Chính vì vậy mà khi ung thư phổi giai đoạn cuối thì sẽ xuất hiện những ảnh hưởng đối với đường hô hấp. Đầu tiên, người bệnh sẽ có cảm giác họng khản đặc, giọng nói thay đổi, biến âm khàn và đục hơn. Kèm theo đó là một số triệu chứng như hít vào thở ra có tiếng rít và âm thanh lạ, thở khò khè, ho ra nhiều đờm lẫn máu và các cơn ho bắt đầu dai dẳng đau đớn hơn.

Những triệu chứng trên cho thấy rằng các khối u đã di căn và “tấn công” vào đường thở, chèn ép dây khí quản gây ra tình trạng không thở được, thở nhanh, thở gấp, cảm giác thiếu oxy và đau thắt trong lồng ngực. Tiếp theo sau đó sẽ xảy ra tình trạng tràn dịch màng phổi, thậm chí là biến chứng xẹp phổi khiến phổi bị tàn phá và không thể hỗ trợ cho quá trình hô hấp bình thường.

1.2.2. Biểu hiện ung thư phổi giai đoạn cuối trên toàn cơ thể

Ung thư phổi giai đoạn cuối được xem là nặng nhất, vì vậy những biểu hiện bệnh ung thư phổi trên toàn cơ thể sẽ rõ ràng hơn. Khối ung thư sẽ chèn ép thực quản dẫn đến tình trạng chán ăn, khó nuốt, đau họng, nghẹn tức cổ. Không dừng lại ở đó, khối ung thư di căn tiếp tục phát triển, chèn vào các dây thần kinh cổ – ngực và hạch bạch huyết khiến người bệnh đau lưng, đau vai, cánh tay và bị phù nề gương mặt.

Có thể nói rằng, những đau đớn mà người bị ung thư phổi giai đoạn này phải chịu đựng là vô cùng to lớn. Các khối di căn “nhảy” khắp mọi nơi, tác động lên não gây mệt mỏi, yếu đuối, mất ngủ, tác động đến hệ thần kinh và tim có thể dẫn đến suy tim và ngừng tuần hoàn.

2. Ung thư phổi giai đoạn cuối có đau không?

Nếu đã chuyển sang giai đoạn cuối, ung thư phổi sẽ khiến cho người bệnh rất đau đớn. Bởi lúc này kích thước khối u khá lớn và có thể di căn làm chèn ép tắc nghẽn các bộ phận trên cơ thể, dẫn đến triệu chứng đau tức lồng ngực, đau thận. Cơn đau của bệnh nhân ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần và không có gì diễn tả nổi. Cơn đau đến từ các khối u di căn là rất mãnh liệt và dai dẳng trong suốt quá trình hóa trị xạ trị.

Ung thư phổi giai đoạn cuối là gì, có đau không, cách chữa hiện nay

Sự tàn phá của ung thư ở giai đoạn cuối (Nguồn: aolcdn.com)

3. Ung thư phổi giai đoạn cuối nên làm gì?

3.1. Sử dụng các biện pháp làm giảm đau

Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không là thắc mắc của nhiều người bệnh. Thật khó khăn khi phải nói rằng hiện nay gần như những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối đều không thể chữa khỏi. Vì vậy, điều cần thiết nhất lúc này đó chính là sử dụng những biện pháp làm giảm đau như uống thuốc, vật lý trị liệu, thiền, chăm sóc và động viên để họ vơi đi nỗi ám ảnh về cái chết và sự đau đớn.

3.2. Cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất

Trước tiên, hãy lắng nghe nguyện vọng của bệnh nhân về vấn đề ăn uống hằng ngày. Sau đó là chú ý đến việc cung cấp đầy đủ năng lượng để cải thiện sức khỏe cũng như tinh thần, tăng cường bổ sung những thực phẩm giúp điều trị ung thư phổi tốt hơn, thực phẩm giàu đạm như: sữa, yến sào, tôm, cá dưới dạng lỏng để bệnh nhân dễ hấp thụ.

3.3. Vận động nhẹ nhàng hỗ trợ quá trình hô hấp

Bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn cuối thường rất mệt mỏi, kiệt sức và yếu ớt. Tuy nhiên, cần đưa bệnh nhân đi dạo hoặc hỗ trợ bệnh nhân thực hiện một số động tác vận động nhẹ nhàng để cải thiện việc hô hấp, giảm đau mỏi và kích thích sự hoạt động của đường tiêu hóa.

3.4. Nghỉ ngơi trong một không gian thoáng đãng, trong lành

Bệnh nhân ung thư phổi cần được sắp xếp nghỉ dưỡng và chăm sóc trong một không gian yên tĩnh, thoáng đãng và trong lành. Tốt nhất phòng dưỡng bệnh cần lắp đặt máy lọc không khí để đảm bảo sạch sẽ, không chứa bụi bẩn, vi khuẩn từ đó nâng cao khả năng hồi phục. Nên chọn căn phòng có cửa sổ thoáng để có thể đón ánh nắng mặt trời và tập hít thở không cần bình oxy. Bên cạnh đó, tránh những nơi ồn ào hoặc có tiếng đài và tivi và bố trí bình hoa tươi để bệnh nhân được thư giãn tinh thần.

3.5. Giữ tâm lý thoải mái, tích cực, tâm sự với người thân

Ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ có tiến triển rất nhanh, chính vì vậy mà tiên lượng không còn nhiều. Người giữ vai trò chăm sóc bệnh nhân trong lúc này cần trò chuyện nhiều hơn với người bệnh, hướng người bệnh đến sự lạc quan, thoải mái, không bi lụy. Đây cũng là một cách khiến người ung thư bớt đau đớn về mặt thể xác lẫn tinh thần. Vì vậy người chăm sóc cần kiên nhẫn, tế nhị, nhẹ nhàng và đem đến những niềm vui nhỏ hằng ngày bằng sự chân thành của mình.

3.6. Điều trị tại bệnh viện

Nếu có điều kiện và nguyện vọng, người nhà có thể đưa bệnh nhân đến bệnh viện có chất lượng dịch vụ tốt như bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec chuẩn 5 sao để các bác sĩ và y tá hỗ trợ điều trị cũng như chăm sóc giúp bệnh nhân vượt qua đau đớn sợ hãi. Quá trình chăm sóc người bị ung thư phổi giai đoạn cuối sẽ bao gồm những công việc như: khám đánh giá tình trạng bệnh, hỗ trợ thở bằng thiết bị oxy, phác đồ thuốc kháng sinh giảm đau, hướng dẫn chế độ chăm sóc, dinh dưỡng và xử lý kịp thời những trường hợp khẩn cấp.

Ung thư phổi giai đoạn cuối là gì, có đau không, cách chữa hiện nay

Luôn giữ tâm lý thoải mái trong quá trình điều trị (Nguồn: giaoducmamnon.net)

4. Chữa ung thư phổi giai đoạn cuối ở đâu?

Dưới đây là một số địa chỉ uy tín để bệnh nhân và người nhà có nguyện vọng được điều trị tại bệnh viện chọn lựa:

4.1. Tại Hà Nội

Bệnh viện K

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, bệnh viện có đến 3 cơ sở, bao gồm Cơ sở 1 ở Số 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội – Số điện thoại liên lạc 0904 748 808, Cơ sở 2 tọa lạc tại Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội – Số điện thoại liên lạc 0936 238 808 và Cơ sở 3 ở Tân Triều, số 30 Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội – Số điện thoại liên lạc 0904 690 818.

Chỉ riêng năm 2022, bệnh viện đã đón hơn 47.048 trường hợp bệnh nhân đến để điều trị bệnh ung thư. Đây được biết là trung tâm điều trị cũng như chăm sóc toàn diện cho những bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa cùng đội ngũ y tá thực hiện chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống.

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai tọa lạc tại địa chỉ số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội, số điện thoại liên lạc trực tiếp là 02438693731 – được đánh giá là một trong những bệnh viện điều trị ung thư phổi lớn nhất của Việt Nam. Bệnh viện từ khi thành lập cho đến nay đã nhận được sự tin tưởng của nhiều người và là nơi thích hợp cho bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối đến điều trị.

Ung thư phổi giai đoạn cuối là gì, có đau không, cách chữa hiện nay

Nên chọn bệnh viện uy tín để điều trị ung thư phổi (Nguồn: mediad.publicbroadcasting.net)

Bệnh viện lao – phổi Hà Nội

Bệnh viện tọa lạc tại số 44 Thanh Nhàn – Hai Bà Trưng – Hà Nội, bệnh nhân có thể liên hệ đến đường dây nóng 024 3821 9062 để biết thêm thông tin về gói chăm sóc người bệnh ung thư phổi. Đây là cơ sở chuyên khoa được đánh giá có đội ngũ bác sĩ giỏi, tận tâm trong công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư.

4.2. Tại TP Hồ Chí Minh

Bệnh viện Ung Bướu TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh, địa chỉ số 03 Nơ Trang Long, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, số điện thoại liên hệ là 08 3841 2637 được biết là trung tâm điều trị ung bướu lớn nhất miền Nam, thành lập từ rất lâu đời và có chuyên môn cao. Hầu hết những bệnh nhân tại miền Đông, miền Tây đều chọn lựa nơi đây để điều trị ung bướu.

Bệnh viện Chợ Rẫy

Bệnh viện Chợ Rẫy địa chỉ tại 210B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. Hồ Chí Minh và số điện thoại liên hệ 08 3955 9856 cũng là một sự chọn lựa tối ưu cho những bệnh nhân có nguyện vọng điều trị để kéo dài thời gian sống ở giai đoạn cuối. Bệnh nhân khi đến đây sẽ được khám chữa và chăm sóc bởi những bác sĩ đầu ngành, có kinh nghiệm và thâm niên cao trong nghề.

Bệnh viện Nhiệt đới

Bệnh viện Nhiệt đới có trụ sở đặt tại 764 Võ Văn Kiệt, phường 1, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh, số điện thoại liên lạc là 028 3923 5804. Bệnh viện được biết đến nhiều bởi chuyên khoa bệnh truyền nhiễm cũng như điều trị hiệu quả ung thư phổi, lao phổi.

Phòng khám ung bướu Singapore Việt Nam

Nếu nhận thấy sự quá tải ở những bệnh viện lớn thì bệnh nhân hoàn toàn có thể đến phòng khám ung bướu Singapore Việt Nam tầm soát ung thư phổi, địa chỉ 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Hồ Chí Minh, Việt Nam, số hotline liên hệ 02 839 251 155 để thực hiện điều trị cho bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối. Vì tại đây luôn được trang bị đầy đủ những thiết bị hiện đại nhất đạt chuẩn Quốc tế, cùng cơ sở vật chất khang trang và đội ngũ bác sĩ giỏi.

5. Cần làm gì để ngăn ngừa ung thư phổi giai đoạn cuối

Chúng ta có thể thấy rằng, ung thư phổi đã cướp đi sự sống cũng như gây ra cho người bệnh sự đau đớn tột cùng không thể diễn tả thành lời. Để tương lai của mình không bị tàn phá bởi bệnh ung thư phổi, thì ngay từ bây giờ chúng ta cần có những biện pháp ngăn ngừa một cách hiệu quả và hợp lý.

Trước tiên, để giảm thiểu nguy cơ mắc phải ung thư phổi, chúng ta cần tránh xa tác nhân chính gây bệnh đó chính là khói thuốc lá. Vì trong thành phần của thuốc lá có vô vàn chất gây ung thư, viêm phổi, viêm phế quản và những bệnh liên quan đến được hô hấp khác. Việc tự hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động đều mang tới khả năng ung thư cao về sau.

Một điều cần thiết hơn hết mà nhiều người thường bỏ qua đó chính là thăm khám sức khỏe và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ. Hành động này có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc sớm phát hiện khả năng ung thư, từ đó có hướng khắc phục và điều trị kịp thời. Cách để ngăn chặn ung thư giai đoạn cuối, chính là “tiêu diệt” khả năng gây ung thư ngay từ ban đầu. Để thực hiện tầm soát ung thư phổi hiệu quả và chất lượng, bạn có thể chọn lựa các gói dịch vụ trên Adayroi.

Ung thư phổi giai đoạn cuối là gì, có đau không, cách chữa hiện nay

Nên tầm soát ung thư phổi định kỳ để đảm bảo an toàn sức khỏe (Nguồn: blog.adayroi.com)

Trên đây là một số chia sẻ về triệu chứng cũng như địa chỉ điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp ích cho người nhà trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư. Con người chúng ta có sức khỏe mới có tất cả nên hãy kiểm tra tổng quát cơ thể định kỳ để nắm bắt rõ nhất tình trạng sức khỏe bản thân mình, tham gia các hoạt động rèn luyện thân thể, ăn uống khoa học, điều độ, hợp vệ sinh với các thực phẩm sạch, an toàn nhé!