Rất nhiều bà mẹ quan tâm đến việc ung thư buồng trứng có con được không? Thực chất đây là một căn bệnh ác tính gây nguy hiểm đến chức năng sinh sản của người phụ nữ. Để hiểu rõ về căn bệnh này cũng như để trả lời được thắc mắc đó, hãy theo dõi bài viết sau để có câu trả lời.
1. Các giai đoạn của ung thư buồng trứng tiến triển như thế nào
1.1. Giai đoạn 1
Ở giai đoạn đầu tiên này khối u ở trong buồng trứng bị giới hạn tại bộ phận nhất định và không lây lan được sang những nơi khác. Bởi vậy ở giai đoạn này bạn có thể dễ dàng điều trị bệnh nhất. Ngoài ra, nếu bạn thắc mắc ung thư buồng trứng có con được không là vẫn có hy vọng. Do đó chị em thực hiện tầm soát ung thư buồng trứng sớm để biết được tình trạng cơ thể và có phương án chữa trị nếu không may mắc phải. Giai đoạn này xảy ra ở 3 mức độ chủ yếu:
- Giai đoạn 1A: Trong thời gian này các tế bào ung thư trong giai đoạn hình thành và phát triển ở ống dẫn trứng và bên ngoài buồng trứng. Lúc này mới chỉ xuất hiện tế bào ở mức độ nhẹ, chưa có nguy hiểm và chưa có tế bào ung thư ác tính và chưa ăn sâu vào buồng trứng.
- Giai đoạn 1B: Ở giai đoạn này các tế bào ung thư cũng chưa xuất hiện ở bên ngoài buồng trứng và cũng chưa xuất hiện tế bào ác tính. Tuy nhiên khối u cũng dần hình thành trong hai bên của buồng trứng.
- Giai đoạn 1C: Tại đây đã bắt đầu có sự xuất hiện của khối u. Nó bắt đầu hình thành cả hai bên của buồng trứng, có dấu hiệu của viên nang bị phá vỡ, từ đó các tế bào ác tính cũng đã bắt đầu xuất hiện.
Tử cung bị xâm nhập bởi các tế bào độc hại (Nguồn: kenh14.vn)
1.2. Giai đoạn 2
Bắt đầu giai đoạn 2 này thì khối u vẫn còn nằm trong buồng trứng nhưng những tế bào ung thư đã có sự lây lan sang các cơ quan lân cận. Theo đó khối u đã có sự tiếp xúc với các cơ quan gần đó. Tại đây cũng diễn ra ở 3 mức độ với các diễn biến khác nhau.
- Giai đoạn 2A: Các tế bào ung thư lan rộng đến khu vực vùng cổ tử cung. Theo đó tiếp tục xâm nhập vào ống dẫn trứng hoặc cả 2.
- Giai đoạn 2B: Đang dần đi vào các vùng bàng quang, đại tràng. Bởi vậy mức nguy hiểm cũng dần tăng cao.
- Giai đoạn 2C: Tế bào ung thư cũng đã có sự lây lan tiếp đến các khu vực như ở mức độ 2A và 2B. Và càng lúc bệnh càng bị ở mức độ nặng hơn.
1.3. Giai đoạn 3
Bước vào giai đoạn này của ung thư thì bệnh có sự lây lan ra các khu vực khác trong ổ bụng như niêm mạc của bụng, buồng trứng… Diễn biến của 3 mức độ của bệnh cũng khác nhau.
- Giai đoạn 3A: Tế bào ung thư đã được hình thành. Dù nhìn bằng mắt thường không nhìn thấy nhưng các tế bào ung thư đã ở trong bụng hạch bạch huyết và có thể kiểm tra dưới kính hiển vi.
- Giai đoạn 3B: Khối u đã lớn và có thể nhìn thấy bằng mắt. Có thể nó sẽ lây lan sang được các khu vực khác nhau.
- Giai đoạn 3C: Khối u lan đến xương chậu, bụng và các bề mặt khác. Nó còn có thể đến các bộ phận xa hơn như lá lách, gan..
1.4. Giai đoạn 4
Ở giai đoạn cuối ung thư buồng trứng đã đạt tới mức độ cao nhất, các cơ quan bị tế bào xâm nhập ở mức độ nặng. Khi đó việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Ung thư buồng trứng ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng khác của cơ thể (Nguồn: cloudfront.net)
2. Bị ung thư buồng trứng có con được không?
Nhiều người vẫn luôn phân vân việc mắc bệnh ung thư buồng trứng có con được không? Hay nhiều người vẫn chưa biết ung thư buồng trứng có mang thai được không? Ung thư buồng trứng thông thường diễn ra ở độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên ở độ tuổi thành niên vẫn có nhiều người mắc phải bởi nguyên nhân di truyền hay những nguyên nhân khách quan khác.
Rất nhiều trường hợp nếu không chữa trị, phát hiện sớm và cắt bỏ khối u nhanh để ở mức độ nặng sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng. Bởi vậy khi bắt đầu xuất hiện những triệu chứng bệnh thì nên thực hiện tầm soát ung thư nhanh chóng và lên phác đồ điều trị phù hợp từng giai đoạn.
Việc trả lời cho câu hỏi thắc mắc ung thư buồng trứng có nên sinh con? Trên thực tế thì khi mắc phải căn bệnh này để đảm bảo an toàn và có thể chữa trị tốt nhất thì không nên mang thai trong giai đoạn nhạy cảm. Tuy nhiên, người mẹ vẫn có thể có thai, sinh con khi bị ung thư buồng trứng nếu bệnh đang ở mức độ nhẹ và chỉ bị một bên của buồng trứng.
Cụ thể, với những trường hợp khi người bệnh mắc phải căn bệnh này mà vẫn muốn sinh con thì trong giai đoạn đầu thì bác sĩ sẽ chỉ cắt một bên của buồng trứng. Như vậy, sau khi điều trị xong thì người bệnh vẫn có khả năng sinh con.
Các thành phần của hormon gây ảnh hưởng đến buồng trứng (Nguồn: khoahocphattrien.vn)
3. Bị ung thư buồng trứng nên làm gì để trẻ tránh biến chứng
Đây là căn bệnh ác tính có thể phá hủy chức năng sinh sản của người phụ nữ. Tuy vậy nếu phát hiện sớm thì bệnh vẫn có thể cứu chữa và vẫn có khả năng sinh con. Để đạt được hiệu quả đó thì các bạn cần tuân theo một số lưu ý.
Khám sớm để phát hiện kịp thời: Theo lời khuyên của bác sĩ bạn nên thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ, thường xuyên, hoặc có thể sử dụng gói tầm soát ung thư để phát hiện và đối phó kịp thời với bệnh.
Thông báo với bác sĩ về nhu cầu muốn sinh con để có phương án phù hợp: Khi các bạn muốn mang thai thì bác sĩ sẽ chỉ cắt một bên buồng trứng. Bởi vậy việc nhiều người thắc mắc ung thư buồng trứng có con được không, câu trả lời là vẫn có thể.
Sau điều trị ít nhất 1 năm mới có con, trong thời gian đó vẫn phải kiểm tra sức khỏe: Để đảm bảo tốt nhất để con không bị biến chứng thì mẹ cần theo dõi trong vòng 1 năm. Khi sức khỏe đã ổn định và bình thường rồi thì mới mang thai.
Phụ nữ sau khi có con cần được theo dõi sát sao: Sau khi có con bạn rất cần phải thăm khám định kỳ để đảm bảo cho cả mẹ và con được khỏe mạnh. Thực hiện tầm soát ung thư kiểm tra tình trạng sức khỏe hoặc những siêu âm theo dõi con có bị biến chứng không?
4. Cách đề phòng ung thư buồng trứng
4.1. Cẩn thận ở những người có nguy cơ cao
Độ tuổi mãn kinh thường dễ gặp phải tình trạng này cao thế nên việc kiểm tra định kỳ là rất cần thiết. Ngoài ra những người từng có tiền sử về các bệnh nguy hiểm thì cũng nên kiểm tra và thực hiện các chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng ngừa ung thư buồng trứng hiệu quả.
Thông thường bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần. Bạn có thể tham khảo những gói khám tổng quát cơ thể với giá ưu đãi để phát hiện bệnh sớm. Từ đó, người bệnh có phương pháp điều chỉnh chế độ sinh hoạt hoặc điều trị kịp thời, dứt điểm.
4.2. Lưu ý dấu hiệu ở giai đoạn đầu
Trong những giai đoạn đầu của bệnh bạn cần phải đến trung tâm y tế, bệnh viện thăm khám. Khi đó việc điều trị sẽ có hiệu quả cao hơn và toàn bộ quá trình chữa trị phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ung thư buồng trứng thì có thể lây lan sang cổ tử cung. Bởi vậy để tránh nguy hiểm đến vùng khác bạn nên thực hiện chữa trị để tránh bệnh ung thư cổ cung tiến triển ảnh hưởng đến buồng trứng.
Trong những giai đoạn đầu bác sĩ sẽ thực hiện và đưa ra các phác đồ trị liệu tốt nhất. Tùy vào những mức độ và tình trạng khác nhau thì sẽ có cách điều trị khác nhau. Nếu ở giai đoạn đầu có thể điều trị bệnh ung thư bằng những phương pháp mới, đơn giản, còn đến mức nặng hơn có thể dùng đến xạ trị, hoá trị…
4.3. Tầm soát ung thư định kỳ
Hiện nay tỉ lệ người mắc bệnh ung thư buồng trứng ngày càng cao. Việc sử dụng gói tầm soát ung thư giúp cho việc phát hiện bệnh được tốt hơn. Thông qua việc chăm sóc sức khỏe toàn diện, đa dạng hạng mục khám kèm theo tầm soát ung thư có thể phòng ngừa và điều trị kịp thời hơn. Việc tầm soát ung thư sớm sẽ xác định những dấu hiệu cũng như sự xuất hiện của mầm bệnh. Có rất nhiều loại tầm soát ung thư, tùy thuộc vào nhóm bệnh lý khác nhau mà sử dụng cho phù hợp. Bên cạnh đó các bạn cũng cần phải tìm được đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
4.4. Ăn uống điều độ
Các bạn nên chăm chút và quan tâm nhiều đến việc chọn, nạp khẩu phần ăn uống cho hợp lý. Nên ăn bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C,… tăng cường sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật.
4.5. Vận động thường xuyên
Việc luyện tập thể dục thể thao ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng sức đề kháng, tăng cường quá trình trao đổi chất, mọi chất độc hại sẽ được thanh lọc. Ngoài ra qua quá trình vận động càng giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ, ngăn ngừa sự tấn công của bệnh tật.
4.6. Xây dựng lối sống lành mạnh
Bạn nên chú trọng quan tâm nhiều đến sức khỏe, xây dựng chế độ làm việc, ăn uống, thể thao và sinh hoạt khác điều độ, khoa học. Tránh sử dụng các chất độc hại cho cơ thể, không nên sử dụng các hormon tránh ảnh hưởng đến buồng trứng.
Nếu bạn băn khoăn không biết sử dụng biện pháp gì để có thể kiểm tra sức khỏe được tốt hơn. Tiến hành khám sản phụ khoa toàn diện, chuyên sâu chính là giải pháp giúp phát hiện được bệnh nhanh chóng.
Cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý (Nguồn: lantoa.net)
Bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất, đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm, trình độ cao, bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec chính là địa chỉ uy tín nhất dành cho bạn. Tham khảo các dịch vụ khám sức khỏe và điều trị tại Vinmec để trải nghiệm phương pháp chữa bệnh tiến bộ y khoa và dịch vụ chăm sóc hàng đầu, tiêu chuẩn quốc tế.
Từ bài viết của trên, chắc hẳn bạn đã trả lời được cho mình ung thư buồng trứng có con được không? Hy vọng các nắm được những kiến thức cơ bản, áp dụng vào cuộc sống để có được sức khỏe tốt nhất.