Viêm màng hoạt dịch là căn bệnh phổ biến đối với những người mắc bệnh xương khớp. Vậy viêm màng hoạt dịch khớp là bệnh gì, có những triệu chứng và phương pháp điều trị nào hiệu quả hiện nay?
1. Bệnh viêm màng hoạt dịch là gì?
Viêm màng hoạt dịch hay viêm túi hoạt dịch là tình trạng lớp màng bao bọc các khớp chứa hoạt dịch bôi trơn khớp bị viêm. Có 2 mức độ bệnh viêm màng hoạt dịch là viêm mãn tính và viêm cấp tính. Trong đó, viêm màng hoạt dịch mãn tính xảy ra trong thời gian dài và thường xuyên tái phát gây khó khăn trong sinh hoạt, đi lại hàng ngày của người bệnh. Còn viêm mãn tính thường xảy ra do chấn thương, khớp phải hoạt động nhiều hoặc do nhiễm khuẩn nhưng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và dễ điều trị. Bệnh viêm màng hoạt dịch có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể: háng, khớp gối, cổ chân,…
Viêm màng hoạt dịch là căn bệnh về xương khớp vô cùng phổ biến (Nguồn: medicalnewstoday.com)
2. Viêm màng hoạt dịch hay xảy ra ở vị trí nào trên cơ thể
2.1. Viêm màng hoạt dịch khớp háng
Viêm màng hoạt dịch khớp háng là tình trạng túi nhỏ hoạt dịch ở háng bị viêm khiến người bệnh sẽ cảm thấy đau khi đi lại hay nằm nghiêng do vùng hông bị ảnh hưởng.
2.2. Viêm màng hoạt dịch khớp gối
Viêm màng hoạt dịch khớp gối có thể xảy ra ở một hay cả hai khớp gối, đây cũng có thể là một trong những báo hiệu đầu tiên của bệnh viêm màng khớp toàn thể. Dấu hiệu đặc trưng giúp bạn dễ nhận biết: đau nhức và tê cứng khớp gối, sưng khớp, nóng đỏ,…đặc biệt khi dùng tay ấn vào vị trí đau hoặc di chuyển sẽ thấy cơn đau rõ rệt hơn.
3. Viêm bao hoạt dịch gây biến chứng gì
Viêm bao hoạt dịch nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và cuộc sống của người bệnh. Một số biến chứng của bệnh viêm bao hoạt dịch phổ biến: thoái hóa khớp, viêm khớp, thấp khớp hay bệnh u nang bao hoạt dịch khớp, nhiễm khuẩn khớp,… Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối nếu tình trạng bệnh nặng còn có thể dẫn tới trạng thái tê, bại liệt khớp gối gây ảnh hưởng tới khả năng vận động.
Bệnh viêm bao hoạt dịch nếu không được điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng tới khả năng vận động (Nguồn: woman.ru)
4. Nguyên nhân viêm màng hoạt dịch
4.1. Lão hóa do tuổi tác cao
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm màng hoạt dịch là do tuổi tác. Tuổi tác càng cao thì hệ cơ xương khớp hoạt động càng kém và đặc biệt là khả năng phục hồi cũng khó hơn so với người trẻ tuổi. Đặc biệt, quá trình lão hóa do tuổi tác cũng có thể gây ra những tổn thương lên các khớp xương và tình trạng viêm màng bao hoạt dịch khớp.
4.2. Giữ lâu một tư thế
Viêm hoạt dịch khớp cũng có thể xảy ra khi bạn giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài mà không có sư thay đổi. Việc giữ nguyên một tư thế trong khoảng thời gian dài khiến cho bao hoạt dịch khớp bị ức chế và gây viêm. Do đó trong quá trình làm việc, vận động hay nghỉ ngơi bạn cần thường xuyên thay đổi tư thế không nên ngồi một chỗ, vận động một tư thế, chống tay,… trong thời gian dài.
Ngồi lâu ở một tư thế cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm màng hoạt dịch (Nguồn: nld.mediacdn.vn)
4.3. Do bệnh lý
Nếu bạn mắc phải những bệnh lý như viêm khớp, thoái hóa khớp, bệnh gout,.. thì tình trạng viêm màng hoạt dịch khớp là không tránh khỏi.
4.4. Vận động liên tục ở một khớp nào đó
Nếu các khớp xương của bạn phải hoạt động liên tục trong một thời gian dài và liên tục vận động ở một khớp thì khả năng viêm màng bao hoạt dịch khớp tại vị trí đó là rất cao. Do các tình trạng ức chế bao hoạt dịch khớp. Một số trường hợp cụ thể do yếu tố công việc như vận động viên điền kinh thường xuyên phải hoạt động khớp gối, khớp bàn chân hay nhân viên văn phòng thường vận động khớp bàn tay, cổ tay để đánh máy,… Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người trẻ hiện nay.
Vận động viên điền kinh, nhân viên văn phòng,…đều có thể mắc bệnh viêm màng hoạt dịch do vận động liên tục một khớp (Nguồn: baomoi.com)
5. Triệu chứng viêm màng hoạt dịch
5.1. Đau nhức khớp kéo dài
Đau nhức khớp là triệu chứng phổ biến đối với hầu hết các bệnh lý liên quan đến xương khớp trong đó có viêm màng bao hoạt dịch. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ cơn đau khi di chuyển hay vận động các khớp, đặc biệt ở vùng khớp gối, cổ chân, cổ tay,…
5.2. Sưng đỏ
Khi bị viêm màng hoạt dịch những vùng khớp thường có triệu chứng sưng tấy và đỏ lên hoặc một số trường hợp sẽ thấy vùng khớp viêm bị bầm tím. Triệu chứng này là do các tổn thương bên trong khớp gây nên.
5.3. Cứng khớp, vận động hạn chế
Do màng hoạt dịch bôi trơn khớp bị viêm dẫn đến chức năng bôi trơn bị giảm khiến các khớp xương thường bị khô cứng, ảnh hưởng tới việc vận động. Đặc biệt, vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy hoặc nếu bạn ngồi quá lâu một chỗ khi đứng lên sẽ cảm nhận rõ tình trạng cứng khớp.
5.4. Biểu hiện toàn thân
Ngoài các triệu chứng liên quan tới khớp thì người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như sốt, chán ăn, mệt mỏi, cơ thể suy nhược,…
6. Đối tượng nguy cơ cao bị viêm màng hoạt dịch
Bệnh viêm màng hoạt dịch có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau như người cao tuổi, người làm việc văn phòng, vận động viên,… Tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là những người lớn tuổi do các yếu tố về lão hóa tuổi tác gây nên.
Đối tượng dễ mắc viêm màng hoạt dịch nhất là người cao tuổi (Nguồn: khopanplus.vn)
7. Các biện pháp chẩn đoán viêm màng hoạt dịch
Chẩn đoán viêm màng hoạt dịch khớp có nhiều phương pháp khác nhau như: kiểm tra lâm sàng, siêu âm, chụp X-quang, phân tích dịch khớp hay ấn xương bánh chè để kiểm tra.
Trong đó, kiểm tra lâm sàng hay ấn xương bánh chè là những phương pháp đơn giản dựa vào các dấu hiệu bên ngoài để nhận biết như sưng, đỏ, bầm tím ở vùng khớp viêm,… nhưng kết quả chẩn đoán thường mang tính chất tương đối. Để có kết quả chính xác các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích dịch khớp bằng cách lấy một lượng dịch bôi trơn tại khớp và xét nghiệm để đưa ra kết quả chính xác. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể áp dụng biện pháp chẩn đoán ấn xương bánh chè ép dịch thừa ở bao đệm khớp hay tiến hành chụp X-quang, chụp sương, siêu âm để khẳng định bạn có bị viêm màng hoạt dịch hay không.
Biện pháp chẩn đoán ấn xương bánh chè (Nguồn: hellobacsi.com)
8. Phương pháp điều trị viêm màng hoạt dịch
8.1. Dùng thuốc
Nếu mắc bệnh viêm màng hoạt dịch bạn cần sử dụng một số loại thuốc để điều trị. Cụ thể là các loại thuốc chống viêm, thuốc giảm đau. Phương pháp điều trị này được áp dụng cho cả mức độ bệnh nặng và nhẹ. Với những bệnh nhân có mức độ bệnh nhẹ thì việc dùng thuốc có thể giúp bạn điều trị hiệu quả. Một số trường hợp đặc biệt bác sĩ có thể tiến hành tiêm thuốc Corticosteroid vào vùng màng hoạt dịch để giảm đau và chống viêm nhanh chóng. Một số loại thuốc được dùng trong điều trị viêm màng hoạt dịch như: naproxen, advil, motrin,… Đây cũng là một trong 7 phương pháp chữa đau nhức xương khớp ở người già an toàn và hiệu quả.
8.2. Vật lý trị liệu
Áp dụng vật lý trị liệu cho bệnh xương khớp giúp hỗ trợ người bệnh giảm thiểu đau và cải thiện vận động tốt. Những bài tập cơ bản thường được các bác sĩ áp dụng trong liệu trình vật lý trị liệu, nhờ đó bệnh tình được kiểm soát và hạn chế nguy cơ tái phát lại trong thời gian dài.
8.3. Rút dịch quanh đầu gối
Rút dịch quanh đầu gối là một trong những phương pháp hiện đại được nhiều người lựa chọn hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian điều trị nhanh chóng, giảm đau tốt, an toàn và ít để lại biến chứng viêm tại chỗ. Tuy nhiên phương pháp này lại chỉ áp dụng được với một số trường hợp nhất định.
8.3. Phẫu thuật
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh viêm màng hoạt dịch khớp ở cấp độ nặng, sau khi đã sử dụng thuốc đặc trị và áp dụng các liệu trình vật lý trị liệu trong một thời gian dài nhưng không đem lại kết quả tốt , bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ hoạt dịch bị tổn thương, kết hợp với dùng thuốc để mang lại hiệu quả điều trị cao. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bằng phẫu thuật vẫn tồn tại một số rủi ro nhất định nên đến nay vẫn không được khuyến khích áp dụng.
8.4. Hỗ trợ tại nhà
Ngoài các phương pháp điều trị phía trên thì người bệnh cũng có thể cải thiện bệnh bằng các phương pháp hỗ trợ tại nhà như thay đổi thói quen vận động, làm việc, bổ sung các thực phẩm tốt cho người mắc viêm khớp, giàu canxi, Omega, Vitamin,,… Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh phía trên bạn có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh của mình là gì từ đó lựa chọn cách sinh hoạt và vận động hợp lý. Để đảm bảo an toàn bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành các phương pháp hỗ trợ tại nhà.
Thay đổi cách vận động, sinh hoạt tại nhà để cải thiện bệnh (Nguồn: hoitho.vn)
9. Phòng ngừa viêm màng hoạt dịch
Phòng ngừa viêm màng hoạt dịch khớp là một trong những biện pháp hiệu quả giúp bạn tránh được những hậu quả nghiêm trọng mà căn bệnh này gây ra. Một số biện pháp phòng ngừa phổ biến như:
- Hạn chế vận động một khớp trong một thời gian dài. Nếu đó là yếu tố liên quan đến công việc thì bạn cần nghỉ giải lao giữa giờ, tránh để các khớp xương hoạt động trong thời gian dài liên tục, đặc biệt là cần vận động, massage, xoa bóp để khớp xương được thoải mái.
- Không nên mang vác những vật dụng quá nặng vì chúng có thể khiến bao hoạt dịch của bạn bị chèn ép và tổn thương.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt và tập luyện thể thao hợp lý để hệ xương khớp luôn hoạt động tốt. Tuy nhiên cần lựa chọn những bài tập phù hợp, tránh tập luyện quá sức hoặc vận động mạnh trong thời gian dài.
- Khi ngủ hay ngồi làm việc cũng không nên ngồi, nằm, quỳ gối ở một tư thế, bạn nên xoay mình hoặc cử động đi lại để khớp xương không bị tê cứng và cử động linh hoạt.
- Ngoài ra, bạn nên giữ cân nặng của mình ở mức cân đối là tốt nhất vì quá nặng cũng sẽ khiến màng bao hoạt dịch khớp của bạn bị chèn ép, gây tổn thương dẫn đến tình trạng viêm.
Để hạn chế căn bệnh này bạn nên đi thực hiện khám sức khỏe định kỳ cũng như thường xuyên khám chuyên khoa xương khớp tại bệnh viện uy tín để phát hiện bệnh sớm cũng như có các phương pháp điều trị bệnh khớp kịp thời.