Viêm màng hoạt dịch là căn bệnh phổ biến đối với những người mắc bệnh xương khớp. Vậy viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là bệnh gì, có triệu chứng và phương pháp điều trị nào hiệu quả hiện nay?
1. Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì
Nhiễm trùng khớp xương bắt nguồn từ virus và vi khuẩn gây nên, người ta gọi là mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn hay còn gọi là viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ. Đối tượng người già và trẻ nhỏ thường mắc bệnh này với tỷ lệ cao do có hệ miễn dịch yếu. Người bệnh có thể bị lây nhiễm vi khuẩn trực tiếp ở xương trong khi có bộ phận khác không bị ảnh hưởng hoặc bị nhiễm khuẩn, virus do vi nấm hoặc vi khuẩn vào cơ thể thông qua việc xâm nhập bộ phận khác rồi theo hệ tuần hoàn đến khớp.
Viêm khớp nhiễm khuẩn thực chất là gì? (Nguồn: hellobacsi.com)
2. Nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ
2.1 Nhiễm khuẩn
Nguyên nhân đầu tiên và thường gặp nhất gây ra căn bệnh viêm khớp này chính là do nhiễm trùng tại một bộ phận nào đó của cơ thể. Thông thường đó chính là đường hô hấp hoặc đường tiết niệu. Sau đó, vi trùng đến khớp gây ra viêm nhiễm thông qua hệ tuần hoàn máu. Ngoài ra, nhiễm trùng bởi các vết thương cũng như phẫu thuật gần khớp cũng có thể là nguyên do khiến người bệnh bị viêm khớp nhiễm khuẩn.
Thêm nữa, màng hoạt dịch bắt đầu suy yếu cũng là lúc các vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công cơ thể hơn khiến tăng nguy cơ gây ra bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn tai hại này.
2.2 Các bệnh lý xương khớp
Các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, lupus, gout… cũng có thể là nguyên nhân khiến khớp phát sinh tình trạng nhiễm khuẩn cực kỳ nguy hiểm.
2.3 Di chứng từ chấn thương
Không chỉ nhiễm khuẩn và các bệnh lý xương khớp là căn nguyên gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn. Mà chính việc chấn thương và các di chứng của nó cũng có thể là nguyên do khiến một người bị viêm khớp sau đó phát triển lên thành viêm khớp nhiễm khuẩn.
3. Dấu hiệu của viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ
Tương tự như các bệnh lý về xương khớp thường gặp khác, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức ở khớp. Mỗi khi vận động nhiều hoặc di chuyển đi lại, người bệnh sẽ có thể thấy cơn đau lan tỏa và có cường độ mạnh thêm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thấy khớp nóng, đỏ, sưng và cảm thấy đau cơ, vận động bị hạn chế. Cơ thể cảm thấy ớn lạnh, run rẩy, mệt mỏi và thậm chí là sốt cao.
4. Viêm khớp nhiễm trùng ở trẻ em
Ở trẻ em, viêm khớp nhiễm trùng có biểu hiện rõ ràng như trẻ sốt, nhịp tim nhanh, ăn không ngon, chán ăn, hay quấy khóc và khó chịu. Ngoài ra, trẻ có dấu hiệu phát ban, nổi hạch, viêm màng phổi, viêm thanh mạc… Và trước đó, trẻ có dấu hiệu đau nhức khớp kéo dài. Các triệu chứng của trẻ không hề thuyên giảm dù đã dùng thuốc Aspirine. Nếu có những dấu hiệu này, bố mẹ cần đưa con đi khám sức khỏe tổng quát cho trẻ tại Vinmec để kịp thời phát hiện ra các vấn đề sức khỏe nhanh chóng.
Di chứng từ chấn thương (Nguồn: nhathuoclongchau.com)
5. Phác đồ điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn
5.1 Chẩn đoán
Đầu tiên khi chẩn đoán bệnh, các y bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng trước để xác định xem bệnh do lậu cầu hay không. Trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn không liên quan đến lậu cầu thường có biểu hiện bệnh nhân chỉ bị ở một khớp duy nhất. Thông thường, đó là khớp gối. Khớp bị viêm bị đỏ, đau, sưng nóng lên, thậm chí có hiện tượng tràn dịch, hạn chế di chuyển vận động cũng như bị co cơ kèm theo việc cơ thể bệnh nhân bị sốt. Sốt kèm theo cơ thể rét run, lưỡi bẩn, môi bị khô và hơi thở có mùi hôi.
Trường hợp viêm khớp có liên quan đến lậu cầu. Có hai bệnh trạng gồm hội chứng nhiễm khuẩn do lậu cầu phát tán và viêm khớp thực sự bắt nguồn từ lậu cầu. Hội chứng có biểu hiện ban đỏ, sốt, mụn mủ và rét run kèm theo các biểu hiện viêm khớp, và một số dấu hiệu như đái rắt, đái buốt, đái ra máu.
Bệnh nhân sẽ bị viêm nhiều khớp nhỏ. Viêm khớp thực sự bắt nguồn do lậu cầu thì thường chỉ có duy nhất một khớp bị viêm và tổn thương. Có thể là cổ tay, cổ chân, gối, háng… Các khớp này sẽ bị nóng đỏ, sưng đau và thậm chí là tràn dịch. Ngoài ra, viêm đường sinh dục, đường tiết niệu như đái ra máu, đái rắt, đái buốt cũng là biểu hiện kèm theo.
Tiếp theo, các bác sĩ sẽ tiến hành cận lâm sàng với các xét nghiệm máu, dịch khớp hoặc chẩn đoán hình ảnh. Đối với xét nghiệm máu, người mắc bệnh sẽ có số lượng bạch cầu bị tăng cao với tăng tỷ lệ bạch cầu loại trung tính, tăng CRP (protein C loại phản ứng), có hiện tượng tốc độ máu bị lắng.
Đối với xét nghiệm ở dịch khớp, bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy để tìm ra vi khuẩn gây bệnh, nhuộm gram, soi tươi. Đối với chẩn đoán hình ảnh, tùy vào tình hình và các trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm khớp, chụp Xquang, chụp cắt lớp hay chụp cộng hưởng từ. Ngoài ra còn có phương pháp cấy máu để tìm vi khuẩn.
Cuối cùng, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh khi đáp ứng một trong hai điều sau: thứ nhất là dịch khớp xét nghiệm ra có mủ hoặc tìm thấy được vi khuẩn bằng nhuộm gram, soi tươi. Thứ hai là dịch khớp hay cấy máu dương tính với vi khuẩn. Ngoài ra, khi kết luận chỉ định, các yếu tố cận lâm sàng phải kết hợp với dấu hiệu viêm khớp hoặc chụp Xquang ra dấu hiệu viêm khớp.
5.2 Điều trị
Có một số cách điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ cơ bản: dùng kháng sinh, nội soi hoặc phẫu thuật. Đối với điều trị với kháng sinh, nguyên tắc là chỉ định sớm. Lựa chọn loại kháng sinh được sử dụng ban đầu sẽ dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ cũng như tình hình kháng thuốc kháng sinh có tại bệnh viện, cộng đồng.
Bác sĩ sẽ dự đoán ra vi khuẩn nào gây ra bệnh dựa trên lứa tuổi, kết quả của nhuộm gram và đường lây bệnh. Kháng sinh sử dụng cho đường tĩnh mạch bắt buộc phải chỉ định ít nhất 1 thuốc với thời gian từ 4 đến 6 tuần. Bệnh nhân sẽ được can thiệp về ngoại khoa trong trường hợp cần thiết.
Điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn bằng nội soi thường được chỉ định cho trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn với dịch mủ đặc hoặc bệnh nhân không tiến hành hút dịch khớp được do có vách ngăn. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân dù đã sử dụng đúng thuốc và tiến hành nhiều lần dẫn lưu, hút dịch khớp nhưng vẫn thất bại, các bác sĩ cũng khuyên dùng biện pháp này sau 5 đến 7 ngày. Biện pháp này dùng để rửa khớp.
Phẫu thuật là biện pháp tiếp theo mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện ở bệnh nhân mắc viêm khớp nhiễm khuẩn. Nó được tiến hành để lấy đi phần bị nhiễm khuẩn cũng như phần mềm bị nhiễm khuẩn lân cận. Nó thường được chỉ định cho nhiễm khuẩn háng khó hút.
Ngoài ra, các bệnh nhân còn được chỉ định vật lý trị liệu chữa phục hồi xương khớp tại bệnh viện uy tín khi thực hiện điều trị căn bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn.
Điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn bằng phẫu thuật (Nguồn: bvnguyentriphuong.com.vn)
6. Phòng bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ
Để phòng ngừa bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, bạn cần hạn chế và phòng tránh tối đa các chấn thương liên quan đến xương khớp. Điều trị một cách tích cực các bệnh thấp khớp, đái tháo đường, rối loạn giảm hệ miễn dịch, hồng cầu liềm.
Có một chế độ ăn uống tích cực với 12 thực phẩm ngon bổ giảm đau nhức khớp hiệu quả, hạn chế bia rượu và 11 thực phẩm đại kỵ cần tránh xa khi viêm khớp. Không lạm dụng thuốc corticoid trong thời gian dài. Hãy chăm sóc tốt bản thân sau phẫu thuật để giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn thời kỳ hậu phẫu.
Xử lý tốt những vết thương thuộc vùng mềm xung quanh các khớp xương cũng như các vết cắt của côn trùng, động vật. Ngoài ra, quan hệ tình dục một cách an toàn cũng là cách phòng ngừa viêm khớp nhiễm khuẩn trước trường hợp bị nhiễm lậu.
Tóm lại, căn bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ rất nguy hiểm, đe dọa đến khả năng vận động, di chuyển của bạn và gia đình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, các bạn đã có những hiểu biết rõ ràng về nó. Nếu có bất kỳ triệu chứng lạ nào liên quan đến xương khớp, đừng quên đến bệnh viện để thăm khám chuyên khoa chẩn đoán chuẩn xác, phát hiện kịp thời bạn nhé! Chúc bạn mạnh khỏe.