Thoái hoá khớp háng là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thoái hoá khớp háng là bệnh thường gặp ở người trưởng thành gây đau đớn, biến đổi cấu trúc khớp, nếu không điều trị tích cực sớm có thể tàn phế. Để phát hiện bệnh sớm, từ đó chữa trị dễ dàng hơn bạn cần nắm được những triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dưới đây.

Nội dung chính

1. Bệnh thoái hóa khớp háng là gì?

Lớp sụn bao phủ quanh khớp háng có cấu trúc trơn láng, tính đàn hồi cao để làm mặt phẳng đệm cho hai đầu xương trượt và di chuyển thoải mái. Lớp màng hoạt dịch trên bề mặt khớp sản xuất ra một lượng nhỏ chất lỏng cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và bôi trơn sụn.

Phần xương dưới sụn khoẻ mạnh sẽ cung cấp thêm dưỡng chất cho sụn khớp để chống sốc và giảm áp lực cho khớp háng. Thoái hoá khớp háng là bệnh lý xảy ra khi khớp bị bào mòn kèm theo những hư tổn của xương dưới sụn ở chỏm xương đùi. Theo thời gian và tuổi tác, sụn khớp và xương dưới sụn tổn thương nhiều dần mất đi chức năng và dẫn tới thoái hoá khớp háng.

Bệnh thoái hoá khớp háng là gì?

Bệnh thoái hoá khớp háng là gì? (Nguồn: thuocdantoc.org)

thuốc bổ xương khớp

2. Triệu chứng thoái hóa khớp háng

2.1. Đi lại khó khăn, cảm thấy đau ở vùng bẹn, đùi

Những triệu chứng của bệnh xuất hiện từ từ sau đó tăng dần. Người bệnh sẽ cảm thấy đau, đi lại khó khăn, khập khiễng do khớp háng chịu lực của cơ thể mỗi khi vận động. Vùng bẹn đau nhiều sau đó lan dần xuống đùi, có thể cả khớp gối, ra sau mông, đứng lâu hoặc ngồi lâu cũng đều bị đau.

2.2.Cảm thấy mệt mỏi và tê cứng khi vận động

Mỗi khi vận động co duỗi khớp háng, người bệnh bị mỏi và tê cứng gây khó khăn trong cuộc sống và sinh hoạt.

2.3. Giảm biên độ vận động khớp háng

Muốn ngồi xổm, buộc dây giày hoặc đi vệ sinh người bệnh đều khó chịu bởi cảm giác đau khớp háng.

2.4. Đau nhói khi xoay hoặc gập người

Mỗi khi xoay người, gập người, dạng háng bạn sẽ cực kì ức chế vì xuất hiện cơn đau nhói, phải nghỉ ngơi đôi chút mới hết cảm giác đau.

2.5. Những cơn đau xuất hiện nhiều hơn, nhất là sau khi thức dậy buổi sáng

Ở giai đoạn sau của bệnh thoái hoá khớp háng, những cơn đau liên tiếp, dồn dập hơn vào buổi sáng lúc mới thức dậy, nhức mỏi về chiều tối. Khi đột ngột chuyển tư thế từ ngồi sang đứng, di chuyển, vận động đều đau đớn. Càng về sau, người bệnh càng đau hơn kể cả lúc nghỉ ngơi, buổi tối, nhất là lúc thời tiết giao mùa.

3. Nguyên nhân thoái hóa khớp háng

Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này rất đa dạng có thể do tuổi tác ngày càng cao, chấn thương khớp háng trước đó, thừa cân béo phì cụ thể là:

3.1. Các khớp không được hình thành đúng cách

Đây là nguyên nhân do bẩm sinh, cấu tạo khớp háng bất thường hoặc chi dưới.

3.2. Khiếm khuyết di truyền trong sụn

Nhiều người có đặc điểm di truyền dễ mắc các bệnh về xương khớp. Khiếm khuyết này làm hao mòn xương khớp nhanh, quá trình lão hoá sớm hơn bình thường. Do vậy, nhiều người trẻ tuổi đã bị những cơn đau khớp háng hành hạ.

3.3. Thừa cân, gây áp lực lên các khớp xương

Béo phì thừa cân khiến áp lực lên hồng, đầu gối, bàn chân tăng. Ở các vị trí này, xương bị lão hoá nhanh chóng.

Thừa cân là một nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng

Thừa cân là một nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng (Nguồn: thanhnien.vn)

3.4. Tiền sử khớp háng bị viêm

Khớp háng bị viêm do viêm khớp, thấp khớp, viêm khớp do lao, viêm cột sống dính hớp cũng là một nguyên nhân gây nên căn bệnh này.

4. Hậu quả thoái hóa khớp háng

Bệnh thoái hoá khớp háng nếu để lâu không được chẩn đoán, điều trị đúng cách sẽ làm suy yếu sức khoẻ người bệnh nhanh chóng. Tình trạng đau nhức thường xuyên, khớp háng bị cứng, mỏi ngay cả khi nghỉ ngơi không vận động. Người bệnh khó xoay người, dạng háng, gập người và dễ bị teo nhỏ các vùng cơ bên hông dẫn tới nguy cơ mất khả năng vận động không thể di chuyển được.

Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ bị mọc gai xương càng gia tăng cảm giác đau nhức. Xung quanh khớp phù nề, bị sưng viêm gây khó khăn cho việc đi lại. Trục khớp háng dễ bị lệch khi đã thoái hoá. Phần xương nhanh chóng bị đẩy sang một bên gây lệch trục khi lớp sụn đã bị bào mòn.

5. Cách điều trị thoái hóa khớp háng

5.1. Điều trị không phẫu thuật

5.1.1. Thay đổi lối sống

Sống lành mạnh hơn, ăn ngủ đúng giờ, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, không nên chơi các môn cần vận động mạnh như cầu lông, tennis, bóng đá, bóng chuyền…. để tránh bị chấn thương trật khớp háng, gãy cổ xương đùi.

5.1.2. Giảm thiểu các hoạt động nặng

Không nên hoạt động mang vác nặng, hạn chế cử động nhiều nhất là những vận động gây ảnh hưởng lên khớp háng.

5.1.3. Giảm các động tác làm căng thẳng cho hông

Không ngồi xổm lâu, không nên đứng lên ngồi xuống đột ngột.

5.1.4. Sử dụng vật lý trị liệu

Một trong những cách hỗ trợ điều trị thoái hoá khớp háng hiệu quả là vật lý trị liệu chữa bệnh xương khớp hiệu quả, được nhiều người tin tưởng sử dụng. Phương pháp này tuy mất thời gian nhưng giúp người bệnh hồi phục chứng năng, tăng sự linh hoạt của cơ, thúc đẩy tuần hoàn lưu thông máu cải thiện tình trạng bệnh. Những bài tập được sử dụng như tập cử động khớp, tập sức căng cơ, chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, dùng nhiệt… thường áp dụng sau khi người bệnh đã phẫu thuật.

5.1.5. Dùng thiết bị hỗ trợ

Các thiết bị như nạng, xe đẩy, gậy, xe tập đi hỗ trợ người bệnh rất nhiều trong quá trình điều trị bệnh.

5.1.6. Dùng thuốc

Phương pháp dùng thuốc để trị bệnh thoái hoá khớp được nhiều người sử dụng để giảm đau nhức, sưng viêm khó chịu. Thông thường ở giai đoạn khởi phát, uống các loại thuốc này sẽ đem lại hiệu quả tích cực hơn. Một số loại thuốc để điều trị thường được kê như: thuốc giảm đau paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid là naproxen, aspirin, ibuprofen… thuốc giãn cơ, thuốc bôi ngoài da Voltaren Emugel, thuốc tiêm trực tiếp, thuốc corticosteroid dùng để uống hoặc tiêm tĩnh mạch…

Bên cạnh các thuốc điều trị, bạn có thể tham khảo dùng bổ sung thuốc bổ xương khớp giảm viêm và đau sưng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý bất cứ loại thuốc nào trước khi dùng cũng phải hỏi ý kiến và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, uống đúng đủ liều lượng, thời gian, khi có phải ứng phụ cần liên hệ với bác sĩ để có cách xử lý thích hợp.

Lưu ý, việc dùng thuốc rất phổ biến với ưu điểm là làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh nhưng lại không tác động vào nguyên nhân gây bệnh nên khó điều trị dứt điểm và nguy cơ tái phát cao.

Có nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh nhanh chóng

Có nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh nhanh chóng (Nguồn: michiganradio.org)

5.2. Điều trị bằng phẫu thuật

5.2.1. Cắt bỏ xương

Điều trị bệnh thoái hoá khớp háng bằng phẫu thuật được áp dụng khi điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả tích cực, khả năng vận động của bệnh nhân suy giảm trầm trọng. Mục đích là giảm đau nhức, viêm sưng và cải thiện khả năng hoạt động vận động của khớp háng. Biện pháp cắt bỏ xương để tránh hình thành gai xương hoặc biến dạng khớp, nhờ vậy người bệnh có thể hoạt động bình thường.

5.2.2. Tái tạo bề mặt hông

Đây là cách làm để trì hoãn phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng. Để tái tạo bề mặt khớp háng thì các bề mặt bị tổn thương sẽ bị loại bỏ hoặc thay thế bằng kim loại.

5.2.3. Thay khớp háng 

Đây là một loại phẫu thuật đặc biệt, bác sĩ sẽ cắt bỏ chỏm xương đùi và ổ cối của xương chậu, khớp háng nhân tạo được thay thế vào đó giúp bệnh nhân vận động tốt hơn, đỡ đau mỏi. Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần gồm 2 kĩ thuật là:

  • Thay khớp háng thông thường: Trước đây thường sử dụng kỹ thuật này trong điều trị nhưng có nhiều nhược điểm là vết mổ rộng, thời gian phẫu thuật kéo dài, thời gian nằm viện lâu, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ cao…
  • Thay khớp háng ít xâm lấn: Kỹ thuật hiện đại này mới có, nhiều ưu điểm khắc phục được hạn chế của việc thay khớp háng thông thường. Nhưng để thực hiện cần bác sĩ phẫu thuật có trình độ, tay nghề cao và dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng đầy đủ.

Thay khớp háng toàn phần

Thay khớp háng toàn phần (Nguồn: medscape.com)

6. Thoái hóa khớp háng nên ăn gì và không nên ăn gì?

6.1. Thực phẩm tốt cho người viêm khớp háng

6.1.1. Cá có dầu, giàu Omega-3

Cá hồi, cá ngừ, cá thu… rất giàu omega-3 cung cấp hàm lượng canxi lớn cải thiện quá trình tái tạo xương và sụn khớp. Những người bị thoái hoá khớp háng nên ăn ít nhất mỗi tuần một bữa.

6.1.2. Sữa

Sữa và các chế phẩm làm từ sữa giàu canxi giúp xương chắc khoẻ, không bị lão hoá. Thường xuyên uống sữa mỗi ngày vừa giúp cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ trắng trẻo mịn màng mà khớp háng cũng được “bảo dưỡng” hiệu quả.

6.1.3. Rau lá xanh đậm

Các loại rau có lá xanh đậm, organic như rau ngót, rau dền, rau mùng tơi, cải bắp, xà lách… chứa nhiều vitamin giúp phục hồi chức năng của khớp an toàn. Bạn hãy đa dạng món ăn từ rau xanh mỗi ngày trong thực đơn của gia đình để bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ của những người thân yêu.

6.1.4. Bông cải xanh

Bông cải xanh hay còn gọi là súp lơ có giá trị dinh dưỡng cực cao, là nguồn cung cấp các loại vitamin A, C, K, sắt, protein, canxi, carbohydrate, crom. Bên cạnh đó, bông cải xanh chống lão hoá, giúp khớp háng dẻo dai hoạt động tốt hơn.

Bông cải xanh chứa nhiều vitamin tốt cho khớp

Bông cải xanh chứa nhiều vitamin tốt cho khớp (Nguồn: hstatic.net)

6.1.5. Trà xanh

Trong trà xanh có các tinh chất chống oxy hoá và giảm nguy cơ loãng xương. Do đó, các nhà khoa học khuyến cáo bạn chỉ nên uống 3 cốc trà xanh mỗi ngày, không uống trước hoặc sau bữa ăn dưới 30 phút vì dễ gây nên tình trạng kích thích, thở gấp, rối loạn nhịp tim, khó tiêu…

6.1.6. Tỏi

Tỏi không chỉ là thứ gia vị trong nhà bếp mà các tinh chất kháng viêm kháng khuẩn tự nhiên trong tỏi thích hợp cho người bị thoái hoá khớp háng. Bổ sung tỏi vào các món ăn mỗi ngày để “bảo trì” khớp háng hoạt động tốt.

6.1.7. Các loại đậu

Các loại đậu là nguồn cung cấp canxi dồi dào ngăn chặn tình trạng loãng xương¸ giúp khớp háng hoạt động dẻo dai bền bỉ hơn.

6.1.8. Dầu ăn

Dầu ăn từ thực vật an toàn cho sức khoẻ, giảm nguy cơ bị máu nhiễm mỡ, cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khớp háng được chăm sóc mỗi ngày từ nguồn dưỡng chất dồi dào sẽ không còn bị đau, nhức mỏi nhiều nữa.

6.2. Thực phẩm cần tránh khi bị viêm khớp háng

6.2.1. Hạn chế hoặc kiêng đường

Đường, các loại bánh kẹo, nước ngọt công nghiệp chứa một lượng đường lớn không tốt cho sức khoẻ. Khi ăn quá nhiều, khớp háng ngày càng đau đớn hơn và làm thuyên giảm nhanh chức năng của khớp háng.

6.2.2. Chất béo bão hòa

Tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hoà làm gia tăng nguy cơ tiểu đường, mỡ máu, đột quỵ… Các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà như xúc xích, pizza, thịt xông khói, buger… Chúng làm ảnh hưởng tới khả năng vận động trơn tru của khớp háng rất lớn.

6.2.3. Carbohydrate tinh chế

Thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate tinh chế có thể kể tới như cơm trắng, ngũ cốc tinh chế, ngô, trứng… gây béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ và cholesterol, áp lực cho khớp háng. Vì vậy, bạn nên tránh xa những đồ ăn như thế này để cơ thể luôn nhẹ nhõm, khoẻ mạnh.

6.2.4. Hạn chế muối và thực phẩm mặn

Đồ ăn mặn nhiều muối khiến xương giòn nhanh, dễ gãy và tăng tình trạng sưng viêm ở người bị thoái hoá khớp háng.

6.2.5. Đồ chiên, nướng

Các loại thịt chiên, thịt nướng, khoai tây chiên… không tốt cho khớp háng, loại bỏ chúng khỏi thực đơn ăn uống giúp giảm tình trạng viêm, đau và không gây nặng nề cho việc tiêu hoá.

Đồ chiên nướng ảnh hưởng xấu tới khớp háng

Đồ chiên nướng ảnh hưởng xấu tới khớp háng (Nguồn: indiatimes.com)

6.2.6. Bột mì trắng

Đừng ăn đồ ăn làm từ bột mì trắng vì nó làm đường huyết tăng đột ngột và các dấu hiệu thoái hoá khớp tăng nặng. Thay vào đó bạn nên ăn ngũ cốc nguyên hạt.

6.2.7. Thực phẩm chứa axit béo Omega-6

Axit Omega-6 kích thích cơ thể tiết ra các hoạt chất gây viêm nên bạn hãy bỏ chúng khỏi khẩu phần ăn. Các loại thực phẩm chứa axit Omega-6 là nghệ tây, ngô, hướng dương…

Để chữa dứt điểm bệnh thoái hoá khớp háng bạn cần đến những phòng khám, bệnh viện có khoa cơ xương khớp chất lượng cao, đồng thời bạn cần đảm bảo tuân thủ phác đồ điều trị, ăn uống lành mạnh, thay đổi lối sống… không nên tự ý bỏ dở chữa trị giữa chừng. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và đừng quên thăm khám xương khớp với bác sĩ giỏi thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nhất có thể nhé.