Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì? 9 thực phẩm khiến bệnh thêm nặng

Ngoài việc uống đúng loại và đúng liều lượng thuốc, việc áp dụng chế độ ăn hợp lý khi bị viêm khớp cổ chân cũng là một trong những việc quan trọng hàng đầu giúp bệnh nhân nhanh hồi phục. Vậy bạn đã biết bệnh viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì và nên ăn gì chưa?

1. Viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì

1.1. Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ

Theo các nghiên cứu khoa học, đồ ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ hầu hết đều không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu được hỏi người bệnh viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì, chắc chắn câu trả lời đầu tiên là thức ăn nhiều dầu mỡ. Việc giảm tiêu thụ hoặc không tiêu thụ những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ giúp cơ thể giảm viêm và giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể trước sự tấn công của các vi rút, vi khuẩn gây bệnh.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho người bị viêm khớp cổ chân

Đồ ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho người bị viêm khớp cổ chân (Nguồn: baomoi.zadn.vn)

1.2. Đồ ăn làm từ nội tạng động vật

Khi bị viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì? Các món ăn làm từ nội tạng động vật là những đồ ăn người bị viêm khớp cổ chân tuyệt đối không nên ăn. Bởi trong nội tạng động vật chứa một lượng lớn cholesterol và các chất béo gây hại cho tim mạch, làm rối loạn mỡ máu.

1.3. Thịt đỏ

Một số loại thịt đỏ có thể kể đến như thịt bò, thịt dê, thịt trâu, thịt ngựa, thịt cừu,… Các loại thịt này rất giàu đạm, có thể kích thích gây viêm hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng viêm, trong đó có viêm khớp cổ chân. Vì vậy những người bị bệnh này nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ.

1.4. Thực phẩm nhiều muối

Không riêng gì những người bị viêm khớp cổ chân mà với bất cứ ai đều cần hạn chế dùng những loại thực phẩm và thức ăn nhiều muối. Đặc biệt đối với người bị các bệnh về tim mạch, viêm khớp hay các bệnh mãn tính khác, nếu sử dụng thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển một cách nhanh hơn.

1.5. Bột mì và thực phẩm nhiều Gluten

Khi bị viêm khớp cổ chân không nên ăn gì? Những thực phẩm chứa gluten có thể kể đến như lúa mạch, lúa mì, các loại bột mì,… là thức ăn người bệnh viêm khớp không nên dùng. Bởi các loại thức ăn có chứa gluten như trên có thể gây nên tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Một số thực phẩm chứa nhiều gluten

Một số thực phẩm chứa nhiều gluten (Nguồn: reciperunner.com)

1.6. Đồ ăn chế biến sẵn

Thông thường, các loại đồ ăn chế biến sẵn chứa rất nhiều muối, chất điều vị, phẩm màu hay các chất bảo quản độc hại. Việc sử dụng đồ ăn chế biến sẵn sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, bệnh mãn tính và làm trầm trọng thêm phản ứng viêm. Người bị viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì? Câu trả lời là nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ ăn chế biến sẵn.

1.7. Sữa và sản phẩm làm từ sữa

Theo nghiên cứu của Uỷ ban Y tế Hà Lan, nhiều loại sữa và các sản phẩm làm từ sữa có chứa lượng lớn protein casein. Đây là một loại protein gây kích ứng các mô ở xung quanh khớp cổ chân và làm cho nó bị viêm. Vì vậy những người bị viêm khớp cổ chân không nên uống và ăn những món ăn làm từ sữa.

1.8. Rượu, bia thuốc lá, chất kích thích

Các loại thức uống như rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích là một trong những nguyên nhân gây viêm nhiễm, thoái hóa ở khớp cổ chân và nhiều bệnh lý khác.

1.9. Một số loại rau xanh 

Các loại rau củ chứa chất solanine có thể gây nên những phản ứng sinh lý có hại cho người bệnh viêm khớp cổ chân như cà tím, khoai tây, măng, ớt, cà chua,… Đây là những loại thực phẩm người bị viêm khớp cổ chân không nên ăn.

Rau xanh

Rau xanh (Nguồn: kitchenfairy.ca)

2. Người bị viêm khớp cổ chân nên ăn gì

2.1. Thực phẩm giàu Canxi

Bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống của người bệnh cũng góp phần không nhỏ trong việc hồi phục bệnh. Đặc biệt trong những ngày trời trở lạnh, người đau nhức xương khớp nên ăn gì cũng là vấn đề cần được quan tâm. Nếu tình trạng bệnh không có sự chuyển biến, bạn có thể chọn đặt mua gói điều trị đau nhức cơ xương khớp PK Tuệ Khang với giá ưu đãi 199.000 đồng.

Những thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như cá hồi, cá mòi, hạt mè đen, yến mạch, rong biển, đậu trắng, bổ sung rau củ quả tươi giàu canxi như cải thìa, cải xoăn kale,…

2.2. Các vitamin D, C, E

Ba loại vitamin D, C, E có chứa chất chống oxy hóa cao giúp làm chậm sự phát triển của các triệu chứng của bệnh viêm khớp cổ chân. Người bệnh có thể bổ sung các loại vitamin này qua các loại trái cây và rau xanh như kiwi, cam, ổi, xoài, dâu tây, dứa,…

Tuy nhiên nên lưu ý chỉ dùng lượng vừa đủ, không nên sử dụng quá nhiều dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh việc bổ sung vitamin qua thực phẩm, người bệnh viêm khớp cổ chân cũng có thể uống viên uống giảm đau giúp bôi trơn và nuôi dưỡng các khớp hoặc chọn những loại thuốc bổ xương khớp tốt nhất hiện nay để mau chóng hồi phục sức khỏe.

2.3. Các loại cá béo

Các loại cá béo, giàu omega 3 có tác dụng hạn chế tình trạng khô cứng ở khớp và điều tiết dịch khớp. Những loại cá người bị viêm khớp cổ chân nên dùng như cá thu, cá trích, cá hồi thơm ngon, thịt chắc, bổ dưỡng, cá mòi, cá ngừ.

2.4. Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh rất giàu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Một số loại trái cây và rau xanh tốt cho người bị viêm khớp cổ chân như súp lơ xanh, rau cải xoăn kale, hành tây, quả anh đào, lựu, việt quất, cam, mâm xôi,…

2.5. Các loại gia vị gừng, tỏi, nghệ

Những loại gia vị gừng, tỏi, nghệ đều chứa những chất và hợp chất có tác dụng chống viêm, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây viêm khớp hiệu quả. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại gia vị này nhiều hơn trong chế biến các món ăn hàng ngày.

2.6. Dầu ô liu

Trong dầu ô liu chứa omega 3, 6, 9 có chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên Oleocanthal và Polyphenols. Những chất này sẽ giúp giảm tình trạng sưng đau và hồi phục tổn thương ở các mô nhanh chóng.

Những loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất

Những loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất (Nguồn: hellobacsi.com)

Mong rằng qua bài viết về viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì và nên ăn gì đã giúp nhiều người có thêm những thông tin cần thiết. Hãy đặt mua thực phẩm sạch tươi nhập mới mỗi ngày qua Useful đảm bảo dinh dưỡng, đa dạng giúp bạn dễ dàng chọn nguyên liệu cho bữa ăn mỗi ngày. Chúc các bạn nhanh chóng hồi phục sức khỏe.