Hiện nay, Việt Nam có tỷ lệ những người mắc viêm gan siêu vi B ở mức khá cao. Cái tên viêm gan B có thể không lạ đối với mọi người nhưng để hiểu được chính xác đồng thời nắm được các cách phòng chống và điều trị bệnh thì các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
1. Viêm gan B là gì?
Bệnh viêm gan B có tên gọi đầy đủ là viêm gan siêu vi B, bệnh gây ra bởi một loại virus với cái tên là virus viêm gan siêu vi B có tên gọi tắt là HBV. Virus này tấn công, gây ảnh hưởng trực tiếp đến gan, hủy hoại các tế bào gan. Số ca mắc viêm gan siêu vi B cấp tính được chữa khỏi hoàn toàn là 90%, 10% còn lại bệnh biến chuyển nặng thành viêm gan siêu vi B mãn tính dẫn đến bệnh xơ gan mang tính chất nguy hiểm hoặc ung thư gan.
Virus HPV là mối đe dọa lớn đến hàng triệu người dân trên toàn cầu. Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới hiện nay có khoảng 400 triệu người mắc viêm gan siêu vi B mãn tính và 20% dân số ở Việt Nam mang trong mình loại virus này.
Bệnh viêm gan siêu vi B do virus HPV gây ra (Nguồn: dailyinfo.vn)
2.1. Viêm gan B cấp tính
Bệnh viêm gan siêu vi B cấp tính có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 6 tháng. Triệu chứng của nhiều bệnh nhân khác nhau, một số có biểu hiện cảm cúm, một số khác bị vàng da, chán ăn, sốt nhẹ, mệt mỏi, có những cơn đau bụng ở vị trí của gan… Những trường hợp gan bị viêm nặng bệnh nhân sẽ có biểu hiện khó ngủ, lơ mơ, đãng trí hay bất tỉnh.
2.2. Viêm gan B mãn tính
Thể người lành mang mầm bệnh: thường xuất hiện ở đối tượng là trẻ em hoặc người trưởng thành dưới 30 tuổi. Bệnh không có triệu chứng và chỉ phát hiện tình cờ do một nguyên nhân nào đó như đi khám sức khỏe tổng quát, khám thai, hiến máu… Virus HPV lúc này sinh sản nhiều trong gan và máu nhưng không tấn công vào gan nên gan chưa bị tổn hại.
Thể ngủ yên: là khi virus HPV ngủ yên, ít sinh sản và phát triển. Lượng virus có trong máu âm tính hoặc rất thấp. Virus không tấn công các tế bào gan nên chức năng gan vẫn còn tốt. Những người có bệnh mãn tính thể này thường do hiệu quả sử dụng thuốc điều trị kịp thời hoặc số ít trường hợp là do sức đề kháng tự nhiên của cơ thể giúp khống chế 1 phần virus.
Thể hoạt động: Đối tượng mắc thể này thường là người trên 30 tuổi. Biểu hiện ban đầu là mệt mỏi, có cơn đau tức vùng gan, kém ăn, da ngứa và đổ màu sẫm, xuất hiện các nốt đỏ ở các vùng như ngực và lưng. Một số ít trường hợp bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng gì. Khi ở thể này, virus sinh sản và phát triển đồng thời tấn công vào lá gan, khiến gan to ra, men gan tăng cao và chức năng gan bị ảnh hưởng.
Virus HPV tấn công gan của con người (Nguồn: shopthiensu.com)
3. Nguyên nhân viêm gan B phổ biến
3.1. Virus viêm gan B lây như thế nào
Quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm viêm gan siêu vi B.
Sử dụng chung vật dụng có nguy cơ cao: các loại dụng cụ phun xăm hình, điêu khắc lông mày… các loại dao cạo râu hay bàn chải đánh răng có thể mang theo máu của người bệnh và có thể truyền qua người lành thông qua tổn thương khi sử dụng chung
Mẹ sang con: thông thường nếu mẹ bị nhiễm virus HPV thì con có nguy cơ mắc bệnh với xác suất lên đến 90%.
HPV có thể lây qua đường máu: nếu người lành dùng chung kim tiêm với người bệnh, virus có thể theo máu người bệnh còn sót lại ở ống tiêm đi vào người khỏe mạnh.
Virus HPV không lây qua không khí, ăn uống, vật sinh hoạt hàng ngày nên các bạn có thể yên tâm khi chăm sóc người bệnh.
3.2. Nhóm người có nguy cơ viêm gan B
Những vùng đất có khí hậu ẩm thấp và đời sống sinh hoạt kém là điều kiện lý tưởng cho các loại virus sinh sôi và phát triển trong đó có virus HPV. Những quốc gia kém phát triển hay đang phát triển thường có tỷ lệ người mắc viêm gan virus B nhiều hơn là các nước phát triển.
Những người chưa từng được tiêm phòng HPV, cơ thể chưa có kháng thể của loại virus này có thể là đối tượng nhiễm bệnh tiếp theo. Những người có người thân bị nhiễm HPV hay thường xuyên phải tiếp xúc với bệnh nhân đều có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn thông thường. Viêm gan siêu vi B cấp tính thường được phát hiện ở hầu hết đối tượng là người lớn, trường hợp phát hiện ở trẻ em là rất ít và nếu có thì là thể mạn tính.
Bệnh nhân viêm gan thường có cơn đau bụng bên phải (Nguồn: benh-gan.com)
4. Triệu chứng viêm gan B
Người bệnh có thể mắc viêm gan siêu vi B mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Một số bệnh nhân khác có thể chỉ có biểu hiện như cảm cúm thông thường nhưng cũng có người xuất hiện các triệu chứng nặng điển hình của viêm gan siêu vi B tương tự như các dấu hiệu dưới đây.
4.1. Các dấu hiệu ban đầu
Giai đoạn đầu, người bệnh hầu như không thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Một số cá nhân có thể có biểu hiện nóng sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi và ăn không ngon, chán ăn… Những dấu hiệu này thường không rõ ràng và bệnh nhân rất dễ bỏ qua.
4.2. Các biểu hiện tiến triển
Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng sẽ trở nên rõ ràng hơn bao gồm: chán ăn, có cảm giác buồn nôn và hay bị rối loạn tiêu hóa; đau xương khớp; nước tiểu chuyển sang màu vàng sẫm, phân chuyển xanh xám, sẫm màu; những cơn đau bụng vùng hạ sườn bên phải xuất hiện, có thể đau âm ỉ hoặc từng cơn; da vàng đi, tròng trắng mắt chuyển vàng; xuất huyết dưới da; có hiện tượng chướng bụng…
4.3. Viêm gan B ở giai đoạn cuối
Viêm gan siêu vi B giai đoạn cuối là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, các triệu chứng ở giai đoạn này thường nặng như vàng da thể nặng, nước tiểu đục, nôn mửa trong thời gian dài; cơ thể người bệnh suy nhược, giảm cân nhanh chóng, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, xuất huyết đường tiêu hóa xuất hiện thường xuyên và nghiêm trọng hơn; bệnh nhân sốt cao, lơ mơ, nói nhảm, đảo ngược giấc ngủ, mất kiểm soát đại – tiểu tiện.
Thực trạng của bệnh viêm gan B (Nguồn: media.laodong.vn)
5. Các xét nghiệm viêm gan B
5.1. Ai cần thực hiện
Những cá nhân có nguy cơ cao đều cần làm các xét nghiệm viêm gan siêu vi B như: phụ nữ mang thai; thành viên trong gia đình có người bị mắc viêm gan virus B; người có quan hệ tình dục với người mang bệnh; người sống trong vùng có tỷ lệ mắc bệnh cao; bệnh nhân HIV dùng chung bơm kim tiêm; nhân viên y tế; những người có quan hệ đồng giới…
5.2. Các xét nghiệm chỉ định
Xét nghiệm máu là một xét nghiệm cần thiết nhưng không phải là xét nghiệm chẩn đoán chính xác viêm gan siêu vi B. Những bệnh nhân có nguy cơ cao sẽ được chỉ định làm những xét nghiệm riêng để xác định có nhiễm HPV hay cơ thể có kháng loại virus này hay không.
Đối với những người bị viêm gan siêu vi B thể mãn, các bác sĩ có thể làm thêm xét nghiệm kiểm tra gan để xác định tình trạng tổn thương ở gan và đưa ra phương hướng điều trị thích hợp. Một trong những thủ thuật thường được áp dụng trong y tế đó là sinh thiết gan.
Thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định để xác định bệnh viêm gan B (Nguồn: loveofmom.vn)
6. Viêm gan B có nguy hiểm không
6.1. Nguy cơ lây nhiễm cao
Viêm gan siêu vi B là một bệnh nguy hiểm vì có nguy cơ lây nhiễm cao và diễn ra âm thầm. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh này khá cao, những vùng có đời sống thấp kém có thể càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm.
6.2. Nhiều biến chứng nguy hiểm
Suy gan là một trong số những biến chứng nguy hiểm của viêm gan siêu vi B, gây mất khả năng hoạt động của gan và có thể gây tử vong.
Xơ gan mất bù là tình trạng xơ hóa các tế bào gan, khiến chức năng gan dần mất đi gây áp lực lên các cơ quan khác trong cơ thể, sức khỏe bệnh nhân sẽ dần suy kiệt.
Viêm gan siêu vi B nếu không được điều trị tốt có thể hình thành các khối u ác tính trong gan và đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Bệnh não gan hay hôn mê gan là biến chứng do gan mất đi khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi máu. Bệnh nhân thường bị rối loạn tinh thần và tê liệt hệ thống thần kinh.
6.3. Tỷ lệ tử vong hàng đầu Việt Nam
Viêm gan siêu vi B là bệnh có tỷ lệ tử vong thuộc top đầu Việt Nam. Bệnh thường diễn ra thầm lặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ mắc bệnh lại rất cao nên rất đáng lo ngại.
Viêm gan B là bệnh nguy hiểm cần được kiểm tra phát hiện sớm (Nguồn: bookingcare.vn)
7. Viêm gan B có chữa khỏi không
Mục đích chính của việc điều trị viêm gan siêu vi B hiện nay là kiểm soát và hạn chế sự sản sinh theo cấp số nhân của virus. Yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh như sức đề kháng của cơ thể, việc tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ, sự tận tâm chăm sóc của người nhà cùng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và rèn luyện sức khỏe… sẽ có tác động tích cực giúp đẩy lùi virus HPV. Khả năng chữa khỏi của bệnh này là hoàn toàn có thể.
8. Viêm gan B điều trị như thế nào
8.1. Điều trị viêm gan B cấp tính
Viêm gan siêu vi B cấp tính có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Bạn có thể thực hiện chăm sóc cẩn thận tại nhà với một chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý. Trong khoảng thời gian từ 1 đến 4 tuần trước khi có dấu hiệu khỏi hoàn toàn, bạn cần tránh tiếp xúc thân mật với người ngoài để không trở thành nguồn lây bệnh. Trong khoảng 2 tuần sau khi phát hiện nhiễm HPV, những người thân có quan hệ mật thiết với người bệnh cần được tiêm huyết thanh kháng loại virus này.
8.2. Điều trị viêm gan B mãn tính
Một số loại thuốc sử dụng để kháng virus HPV thường dùng như lamivudine (Epivir), telbivudine (Tyzeka), adefovir (Hepsera), và entecavir (Baraclude) có khả năng kháng cự, kiềm hãm và làm chậm khả năng tấn công vào gan của virus; Interferon alfa-2b (Intron A) là loại thuốc thích hợp cho những bệnh nhân trẻ tuổi, hoặc phụ nữ muốn mang thai nhằm rút ngắn thời gian điều trị.
Phương pháp ghép gan sẽ được ứng dụng khi gan bị tổn thương quá nặng, các chuyên gia y tế sẽ loại bỏ phần gan bị tổn hại và cấy ghép phần gan khỏe mạnh vào cho người bệnh.
8.3. Chế độ ăn uống
Những người bệnh viêm gan siêu vi B cần chú trọng chế độ ăn uống. Những thực phẩm an toàn, có lợi cho gan cần được bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày. Bên cạnh đó bệnh nhân cần bổ sung thêm các chất khoáng và vitamin có lợi cho cơ thể nhằm tăng cường hệ miễn dịch, khắc phục bớt những chất độc hại do gan bị suy giảm chức năng để lại. Các bạn nên kiểm soát, lựa chọn thực phẩm nguồn gốc rõ ràng, chất lượng được kiểm chứng sử dụng trong thực đơn hàng ngày.
Tăng cường các loại thực phẩm mát gan, giải độc bảo vệ gan (Nguồn: cdn02.static)
9. Phòng ngừa viêm gan B
9.1. Tiêm phòng đầy đủ viêm gan B
Viêm gan siêu vi B hiện nay đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng và tăng cường phòng ngừa từ độ tuổi sơ sinh của trẻ. Các bạn cần tuân thủ đúng lịch tiêm và đăng ký cho trẻ đi tiêm đầy đủ để đạt hiệu quả phòng ngừa.
9.2. Quan hệ tình dục an toàn
Quan hệ tình dục là một trong những con đường lây nhiễm viêm gan siêu vi B. Sử dụng các biện pháp an toàn như bao cao su chính hãng, chất lượng thì sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm qua con đường này.
9.3. Kiểm tra sức khỏe, tầm soát gan định kỳ
Trước khi kết hôn hay mang thai, các bạn cần đi kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ uy tín hoặc làm các xét nghiệm tầm soát gan cho kết quả chính xác, nhanh chóng để tránh lây nhiễm sang vợ hoặc chồng hoặc từ mẹ sang con. Các bạn có thể tham khảo các gói khám sức khỏe và kiểm tra gan tại Useful, những ưu đãi hấp dẫn và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh hàng đầu của bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec và các bệnh viện, phòng khám uy tín sẽ không để bạn thất vọng.
9.4. Cẩn thận các đường lây truyền
Cách phòng bệnh tốt nhất chính là ngăn chặn các con đường lây truyền của bệnh. Các bạn cần cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày và tiếp xúc với người bệnh viêm gan siêu vi B nhé!
Tiêm chủng phòng ngừa virus HPV gây bệnh viêm gan B (Nguồn: alobacsi.vn)
Viêm gan B là căn bệnh có thể chữa khỏi được tuy nhiên cũng rất nguy hiểm vì có thể xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Các bạn nên nắm vững cách thức lây truyền của bệnh từ đó tìm ra phương pháp phòng bệnh tốt nhất cho bản thân và gia đình. Đừng quên chủ động kiểm tra tổng quát sức khỏe gan chuyên nghiệp để có một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh nhé!