Trong quá trình sinh đẻ nhiều chị em phải rạch và khâu tầng sinh môn rất đau đớn. Nhiều người còn bị ám ảnh vì khi khâu thường không có thuốc tê. Hơn thế, sau khi khâu nhiều trường hợp vết khâu tầng sinh môn bị há miệng gây nhiều phiền toái và nguy hiểm cho các chị em. Vậy lúc này phải làm sao?
1. Khâu tầng sinh môn là gì?
Tầng sinh môn là bộ phận nằm ở khoảng trống ngay giữa hậu môn và âm hộ ở nữ, còn ở nam là nằm giữa hậu môn và bìu dái. Khu vực tầng sinh môn là nằm giữa vị trí xương mu và xương cụt, trong đó vùng xung quanh hậu môn cũng là một phần trong tầng sinh môn. Đây cũng là khu vực có khả năng kích thích tình dục ở cả nam giới và nữ giới.
Khâu tầng sinh môn thường xảy ra khi người phụ nữ sinh đẻ, trong quá trình sinh thường bà mẹ phải rặn đẻ con ra. Tuy nhiên, có thể do thai nhi quá to nên phải rạch tầng sinh môn thì con mới ra được và sau khi lấy được thai nhi ra ngoài thì bác sĩ sẽ khâu tầng sinh môn lại, đây là thủ thuật nhỏ, đơn giản và phổ biến hiện nay.
Khâu tầng sinh môn diễn ra phổ biến khi các chị em sinh nở (Nguồn: benhvienlacviet.vn)
2. Vì sao vết khâu tầng sinh môn bị há miệng
2.1. Không vệ sinh vết khâu sạch sẽ
Một trong những nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn bị hở miệng là do không được vệ sinh sạch sẽ hoặc vệ sinh không đúng cách. Bạn nên vệ sinh vùng khâu này một cách thật sạch sẽ hàng ngày bằng cách dùng vòi hoa sen và lau thật khô một cách nhẹ nhàng nhé.
2.2. Còn nhiều dị vật khiến vết khâu khó hồi phục
Có thể còn tồn tại nhiều dị vật bên trong nên vết khâu tầng sinh môn khó hồi phục. Bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra, nếu có dị vật thì sẽ lấy ra cho bạn.
2.3. Mũi khâu không chắc chắn
Nguyên nhân khiến vết khâu bị hở miệng chính là bác sĩ khâu không chắc chắn, khâu ẩu, không chuyên nghiệp. Để khắc phục bạn nên đi khám và bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giúp vết khâu nhanh kín miệng và hướng dẫn cụ thể cho bạn.
2.4. Các mô mới chỗ tầng sinh môn còn yếu, khiến vết khâu lỏng lẻo
Sau khi rạch và khâu tầng sinh môn thì các mô ở vị trí khâu còn non yếu nên khiến cho vết khâu không được chắc chắn sẽ làm cho vết khâu bị hở miệng. Các chị em trong thời gian này cần đi lại nhẹ nhàng, tránh có những va đập hay tác động mạnh vào vùng khâu, vệ sinh thì thật nhẹ nhàng không kỳ mạnh vết rạch.
2.5. Thói quen sinh hoạt không tốt của chị em
Một số chị em chủ quan sau khi sinh không kiêng cữ cẩn thận như: đi lại mạnh, ngồi đứng không nhẹ nhàng cũng khiến cho vết khâu lâu lành miệng. Giải pháp tốt nhất cho nguyên nhân này là các bà mẹ sau sinh nên nằm nghỉ ngơi nhiều, thay đổi thói quen sinh hoạt một cách khoa học, đều đặn và hết sức nhẹ nhàng trong mọi hoạt động.
3. Dấu hiệu bị rách vết khâu tầng sinh môn
Rất nhiều người bị rách vết khâu tầng sinh môn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bạn bị một trong số những dấu hiệu dưới đây thì cần đi khám ngay vì khả năng tầng sinh môn bị rách rất cao. Cụ thể các dấu hiệu là: Vết khâu bị đau bất thường, bị mưng mủ hoặc có mùi hôi – dấu hiệu vết khâu đã bị nhiễm trùng; Sốt hay ớn lạnh; Đau vùng bụng dưới; Đau và nóng rát khi đi tiểu; Không thể kiềm chế khi đại tiện; Không thể kiểm soát trung tiện; Bị chảy máu nhiều hoặc ra cục máu.
Ngoài ra, các chị em chú ý nếu cảm thấy có gì bất thường ở vùng khâu tầng sinh môn thì cần phải sớm đi khám. Bởi vết khâu ở vùng này nếu có được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe cho sản phụ.
Đau vết khâu tầng sinh môn (Nguồn: tinhyeusuame.com)
4. Vết khâu tầng sinh môn bị há miệng phải làm sao?
Một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc là vết khâu tầng sinh môn bị hở phải làm sao? Thì trước tiên bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế khám bởi khi vết khâu bị hở rất dễ bị nhiễm trùng. Đến khám các bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng bệnh cũng như mức độ tổn thương vùng khâu như thế nào và từ đó sẽ cho bạn những phương pháp xử lý một cách kịp thời và hiệu quả.
Thứ hai là bạn có thể được bác sĩ hướng dẫn cách massage cho vết sẹo mềm mại, hoặc có thể tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ lại.
Ngoài ra, các chị em cần phải vệ sinh đúng cách và thực hiện một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Thường xuyên lau khô vết khâu bởi vết thương ở vùng này rất nhạy cảm và rất dễ bị nhiễm trùng.
Vệ sinh đúng cách và nhẹ nhàng giúp tránh nhiễm trùng vết khâu (Nguồn: vingovietnam.com)
Bên cạnh những giải pháp trên thì bạn có thể sử dụng gói liệu pháp se khít tầng sinh môn sau sinh hiệu quả cao, chuyên nghiệp giúp bạn tránh được nguy cơ nhiễm trùng khi vết thương bị hở cũng như giảm đau đớn cho sản phụ sau sinh.
Như vậy, vết khâu tầng sinh môn bị há miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào thì bạn cũng cần chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì phải đến khám sản – phụ khoa có bác sĩ tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm giúp xử lý kịp thời, tránh những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra.