1. Vì sao có vết khâu tầng sinh môn?
Khâu tầng sinh môn thường thực hiện dành cho các mẹ sinh thường. Khi sinh thường, em bé đi ra ngoài theo đường âm đạo của người mẹ chứ không phải rạch một đường ở bụng như khi sinh mổ. Khi âm đạo mở giãn rộng ở một mức nào đó đạt tiêu chuẩn thì bác sĩ sẽ tiến hành cho mẹ sinh em bé. Tuy nhiên, không phải lúc nào độ giãn nở của âm đạo cũng đủ rộng để cho em bé có thể chui ra ngoài. Lúc này, để em bé không bị ngạt thở, ra ngoài được nhanh hơn thì buộc bác sĩ phải rạch tầng sinh môn của mẹ để giúp bé ra đời nhanh hơn, suôn sẻ hơn đặc biệt là tránh trường hợp bé bị ngạt thở do thời gian quá lâu. Vết mổ tầng sinh môn sẽ được khâu lại khi em bé đã chào đời. Hiện nay, đa số các bác sĩ đều tiến hành khâu thẩm mỹ y khoa nên các mẹ không cần phải quá lo lắng.
Rạch tầng sinh môn để giúp em bé chào đời nhanh hơn, tránh nguy cơ bị ngạt thở (Nguồn: htgetrid.com)
2. Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?
2.1. Vết khâu tầng sinh môn sau bao lâu thì cắt chỉ?
Khâu tầng sinh môn là một thủ thuật khá đơn giản, nhẹ nhàng và nhanh chóng. Thời gian tiến hành từ 15 đến 20 phút tùy vào tay nghề, độ nông sâu của vết mổ. Đa số lúc khâu trong cơ thể mẹ đang còn thuốc tê nên mẹ sẽ không cảm thấy bị đau. Khi khâu tầng sinh môn, các bác sĩ thường sử dụng chỉ tự tiêu để không cần phải mất công đi tháo chỉ và cũng rất an toàn cho mẹ.
2.2. Vết khâu tầng sinh môn sau bao lâu thì hết sưng?
Sau khi khâu xong tầng sinh môn, đặc biệt là khi hết thuốc tê thì có tới 80% các bà mẹ sẽ cảm thấy đau, khó chịu, bứt rứt. Ở vết thương sẽ có tình trạng sưng, đỏ nặng nhẹ tùy từng người. Tuy nhiên, khoảng bảy ngày thì mẹ có thể thấy vết thương sẽ hết sưng. Điều quan trọng là mẹ phải bình tĩnh, chăm sóc vết thương sạch sẽ, không bị nhiễm trùng.
2.3. Vết khâu tầng sinh môn sau bao lâu thì tiêu chỉ?
Như đã nói ở trên, hiện nay các bác sĩ thường dùng chỉ tự tiêu để khâu tầng sinh môn, rất tiện lợi và không gây đau khi phải tháo ra như chỉ thông thường. Sau khoảng từ hai đến ba tuần thì chỉ có thể tự tiêu. Có những người có thể cần tới bốn tuần để có cảm giác như bình thường.
Hiện nay, khâu tầng sinh môn bằng chỉ tự tiêu nên không cần phải cắt chỉ (Nguồn: htgetrid.com)
2.4. Vết khâu tầng sinh môn sau bao lâu thì hết đau?
Đau sau khi bị khâu tầng sinh môn là cảm giác rõ ràng nhất và cũng rất dễ hiểu. Tuy nhiên, cảm giác này có thể hết chỉ sau một đến hai tuần sau đó nếu không gặp biến chứng gì và tùy vào cơ địa của từng người. Nếu hơn một tháng mà mẹ vẫn còn cảm thấy đau ở khu vực vết khâu thì nên đến kiểm tra ngay để xem vết khâu có bị nhiễm trùng không. Tuyệt đối không được tự ý uống hay bôi bất cứ thuốc gì nếu không có sự cho phép của bác sĩ.
Bao lâu thì vết khâu tầng sinh môn hết đau? (Nguồn: kenh14cdn.com)
3. Lưu ý khi vệ sinh tầng sinh môn sau sinh
3.1. Chú ý khi đi vệ sinh
Các bạn đã biết vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành, tuy nhiên, để vết thương lành được trong thời gian đó bạn cần đặc biệt chú ý đến khâu vệ sinh vết thương. Khi đi vệ sinh xong thì bạn nên rửa sạch bằng nước ấm bằng cách dội từ trên xuống dưới giữa hai chân. Thực hiện ba lần một ngày và lau khô lại một cách thật nhẹ nhàng. Khi đi tiểu tiện xong thì nên xối nước bằng cách dùng vòi hoa sen để ngăn nước tiểu làm nhiễm trùng vết thương. Hoặc bạn có thể dùng khăn giấy mềm và sạch để đặt nhẹ lên vết khâu, tránh nước tiểu làm xót hoặc buốt.
3.2. Cách chọn quần lót phù hợp
Trong thời gian này, bạn nên tránh vết thương tiếp xúc với bề mặt vải là tốt nhất. Do đó, nên mặc quần lót rộng, thoáng mát, có thể mặc quần lót dùng một lần. Chất liệu quần nên bằng bông mềm hoặc bằng cotton để đảm bảo dịu nhẹ nhất với vết khâu.
3.3. Đi lại nhẹ nhàng
Việc đi lại sau khi khâu tầng sinh môn sẽ khiến các mẹ cảm thấy đau đớn và khó khăn. Do đó, chị em nên đi lại nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến vết thương. Cũng không nên nằm quá nhiều, nên đi lại vận động nhẹ để máu lưu thông giúp vết thương bớt sưng hơn.
3.4. Chế độ ăn lành mạnh
Chị em nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh để chống táo bón. Bởi nếu bị táo bón thì nguy cơ vết thương bị rạn, bục rất cao. Do đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh sạch, chất xơ, cũng như ăn hoa quả, uống nhiều nước.
Các mẹ nên xây dựng chế độ ăn nhiều chất xơ để chống táo bón (Nguồn: hellobacsi.com)
3.5. Lưu ý khi quan hệ vợ chồng sau sinh
Việc rạch tầng sinh môn khiến sản phụ mất nhiều máu, có nguy cơ bị nhiễm trùng, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ. Do đó, chị em nên kiêng quan hệ tình dục trong khoảng một tháng để vết thương liền sẹo và không bị đau nữa. Ngoài ra, do tầng sinh môn là bộ phận quan trọng, có ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng. Khi trải qua những lần sinh nở làm cho nó bị “xấu xí” đi nên việc sử dụng liệu pháp trẻ hóa, làm đẹp tầng sinh môn tại spa uy tín, chuyên nghiệp là giải pháp hiệu quả mà các chị em nên quan tâm và cân nhắc thực hiện. Liệu pháp này có nhiều tác dụng, bên cạnh “tân trang” lại khu vực tầng sinh môn còn như “lá chắn bảo vệ” hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn gây nên các bệnh phụ khoa.
Như vậy là các chị em đã biết vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành rồi đúng không nào? Thời gian hồi phục cũng không quá dài, quan trọng là các mẹ nên biết cách giữ gìn vệ sinh như những lời khuyên đã nêu trên. Chúc các mẹ nhanh chóng hồi phục để vui vẻ chăm sóc con yêu!